PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Cao Bằng nằm ở trung tâm tỉnh Cao Bằng có vị trí như sau:
+ Phía Đông giáp xã Quang Trung, xã Hồng Nam huyện Hòa An;
+ Tây giáp xã Bạch Đằng, xã Hoàng Tung huyện Hòa An;
+ Nam giáp xã Kim Đồng huyện Thạch An, xã Lê Trung huyện Hòa An;
+ Bắc giáp xã Bế Triều, xã Ngũ Lão huyện Hòa An.
Hình 4.1: Bản đồ vị trí địa lý thành phố Cao Bằng
Với vị trí địa lý như trên, thành phố Cao Bằng có nhiều lợi thế trong việc mở rộng quan hệ hợp tác với các tỉnh trong cả nước và Trung Quốc. Đây là một lợi thế so sánh của thành phố để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
4.1.2. Địa hình
Thành phố Cao Bằng là thành phố miền núi, nằm ở độ cao trung bình khoảng 200 m, địa hình dạng lòng máng thuộc hợp lưu của sông Bằng và sông Hiến, địa hình khá phức tạp, chia cắt mạnh, được phân thành hai khu vực địa hình khác nhau.
- Khu vực thành phố cũ có độ cao trung bình 180 - 190 m, là một bán đảo hình mui rùa, dốc về sông với độ dốc khoảng 0,008 - 0,01.
- Khu vực thành phố mở rộng bao gồm các khu xây dựng ven đồi núi và trong các thung lũng hẹp có cao độ trung bình từ 200 - 250 m, độ dốc từ 10 - 30%.
4.1.3. Khí hậu
Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, nên khí hậu của thành phố Cao Bằng mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên do sự chi phối của địa hình và do ảnh hưởng độ cao, nên mang tính chất đặc thù của dạng khí hậu lục địa miền núi cao, mùa hè mát mẻ, mùa đông lạnh hơn so với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
- Về chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm 21,6oC, nhiệt độ trung bình thấp nhất 16,7 - 18,3oC, nhiệt độ tối cao tuyệt đối 40,5oC (tháng 6), nhiệt độ thấp tuyệt đối 1,3oC (tháng 12), biên độ dao động nhiệt trong ngày 8,4oC. Số giờ nắng trung bình năm đạt 1.568,9 giờ, tổng tích ôn trong năm đạt khoảng 7.000 - 7.500oC.
- Về chế độ mưa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trung bình năm 1.442,7 mm, số ngày mưa trong năm là 128,3 ngày. Lượng mưa trong mùa mưa thường chiếm 70% lượng mưa cả năm và tập trung nhiều vào các tháng 6, 7, 8, tháng 8 là tháng có lượng mưa lớn nhất (đạt 267,1 mm).
- Về chế độ ẩm: Độ ẩm tương đối, trung bình năm 81%, độ ẩm cao nhất 86%, độ ẩm thấp nhất 36%.
- Về lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình năm là 1.020,3 mm. Trong các tháng mùa khô (từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau), lượng bốc hơi thường lớn hơn lượng mưa; chỉ số ẩm ướt trong các tháng này thường dưới 0,5 nên gây ra tình trạng khô hạn nghiêm trọng.
- Về hướng gió chủ đạo: Đông Nam và Nam là hai hướng gió chủ đạo, tốc độ gió mạnh nhất trong các cơn lốc có khi lên tới 40 m/s.
Với đặc điểm khí hậu ở thành phố Cao Bằng như trên, cho phép có thể gieo trồng nhiều vụ cây ngắn ngày trong năm, song mưa lớn tập trung trong các tháng mùa mưa thường gây lũ, lở đất và trong mùa khô hệ số ẩm ướt thấp thường gây khô hạn nếu một khi không giải quyết được nước tưới bổ sung.
4.1.4. Các loại tài nguyên
* Tài nguyên khoáng sản
Nguồn tài nguyên khoáng sản ở khu vực thành phố Cao Bằng có nhiều chủng loại, song trữ lượng không lớn, ở khu vực thành phố có mỏ sắt Nà Lủng, Nà Rụa, mỏ đồng, ni ken ở phường sông Bằng, mỏ sét ở phường Ngọc Xuân.
* Tài nguyên rừng
Năm 2007 diện tích rừng của thành phố có khoảng 2.100 ha (trong đó rừng tự nhiên 874 ha, rừng trồng 1.227 ha) và khoảng 754 ha là cây bụi và cây gỗ rải rác.
Nhìn chung trữ lượng rừng thấp, rừng tự nhiên chủ yếu là rừng gỗ lá rộng mới phục hồi; rừng trồng chủ yếu là rừng chưa có trữ lượng.
4.1.5. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.5.1. Dân số và lao động
*Dân số:
Dân số toàn tỉnh: Đến nay dân số toàn thành phố là: 84.421 người (kể cả dân số quy đổi, trong đó dân số thường trú là: 67.411 người).
Dân số Thành phố Cao Bằng có 08 phường và 03 xã, dân số nội thị tại 08 phường là 73.517 người (trong đó dân số thường trú là 56.507 người), chiếm 87%
dân số toàn thành phố.
Về thành phần dân tộc ở thành phố có 3 dân tộc chính là người Tày chiếm 47,53%, người Kinh chiếm 31,78%, người Nùng chiếm 19,97% dân số chung;
ngoài ra còn khoảng 0,72% là dân tộc khác.
*Lao động
Tổng số lao động trong độ tuổi toàn thành phố là 73.193 người, trong đó lao động phi nông nghiệp là 58.510 người chiếm 79,94%.
Tính riêng tại khu vực nội thị: tổng số lao động là 63.738 người trong đó lao động phi nông nghiệp là 56.122 người, Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp nội thị đạt 88,05%, lao đông nông nghiệp là 7.616 người chiếm 11,95%.
4.1.5.2. Tình hình phát triển kinh tế
* Về tăng trưởng kinh tế
Kinh tếthành phố Cao Bằng đã có sự phát triển đáng kể, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt bình quân khoảng 12,5%/năm giai đoạn 2009-2011. Bình quân GDP trên đầu người đạt 1.350 USD năm, gấp 2 lần so với bình quân chung của tỉnh.
Trong năm 2010 thành phố được giao thực hiện 24 dự án, với tổng vốn đầu tư 27 tỷ 423 triệu đồng, chủ yếu tập trung cho các công trình chỉnh trang đô thị, công trình chào mừng Đại hội Đảng các cấp. Đã bàn giao đưa vào sử dụng 06 dự án. Khối lượng xây dựng đã hoàn thành là 35 tỉ 995 triệu đồng, đạt 131% kế hoạch, tổng vốn giải ngân là 26 tỉ 559 triệu đồng, đạt 97% kế hoạch.
* Tình hình phát triển nông, lâm nghiệp
Diện tích gieo trồng cây lương thực là 1.027 ha. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2010 đạt 3.721 tấn.
Nhiều hộ nông dân đã đầu tư trồng rau, tổng diện tích rau toàn thành phố khoảng 110 ha, luân canh các loại rau màu đạt hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao thu nhập cho nông dân. Thành phố đã thường xuyên tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng rau màu và chăn nuôi cho bà con nông dân. Triển khai thực hiện mô hình nuôi cá rô phi và mô hình nuôi gà an toàn sinh học.
Thành phố đã tăng cường các biện pháp quản lý bảo vệ rừng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng và chống cháy rừng trong mùa hanh khô. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 43,2% diện tích.
4.1.6. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sử dụng đất 4.1.6.1. Thuận lợi:
Thị xã Cao Bằng là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng, tuyến quốc lộ 3, quốc lộ 4A, tỉnh lộ 203 nối thị xã với thủđô Hà Nội, các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và các cửa khẩu, trong đó có cửa khẩu Quốc gia Tà Lùng. Đây là một lợi thế so sánh của thị xã, cần đ-ợc khai thác triệt để trong những năm tới, để đẩy mạnh phát triển thị xã theo h-ớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Khí hậu, đất đai của thị xã cho phép có thể phát triển đa dạng hóa cây trồng và thực hiện thâm canh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp ven đô, hàng hóa chất l-ợng cao.
Tài nguyên n-ớc, rừng, khoáng sản, tài nguyên phục vụ du lịch của thị xã
t-ơng đối phong phú. Nếu đ-ợc đầu t- khai thác, hiệu quả các nguồn tài nguyên này sẽ có ý nghĩa góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thị xã.
Hiện tại đất phi nông nghiệp của thị xã chỉ chiếm 22,53% diện tích tự nhiên, quỹ đất để mở rộng đô thị, xây dựng các công trình công cộng còn có khả năng lớn.
Nguồn lao động của thị xã có trình độ cao hơn so với bình quân chung của tỉnh. Đây là một lợi thế để thị xã đ-a nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao vào sản xuất, để đẩy nhanh phát triển kinh tế của thị xã trong quá trình phát triển lâu dài.
Hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng của thị xã đã đ-ợc đầu t- tăng c-ờng nhiều hơn, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của thị xã trong những năm tới.
An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thị xã cơ bản đ-ợc
đảm bảo và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và hội nhập.
4.1.6.2. Khó khăn
Do là thành phố miền núi, địa hình dạng lòng máng, chia cắt mạnh, đồi núi xen các thung lũng hẹp, nên việc xây dựng đô thị, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tốn kém, yêu cầu đầu t- cao.
Do vị trí của thị xã cách rất xa các trung tâm kinh tế lớn của cả n-ớc, trong khi đó hệ thống giao thông đối ngoại còn yếu kém, vì vậy giao th-ơng giữa thành phố với thủ đô Hà Nội cùng các tỉnh thành trong cả n-ớc và ngay cả với n-ớc ngoài (Trung Quốc) cũng còn nhiều hạn chế.
Tuy là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh, hệ thống chính quyền các cấp đã đ-ợc tăng c-ờng, song vẫn ch-a đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đặc biệt là cấp xã, ph-ờng… Hiện tại cán bộ cấp xã, ph-ờng còn chiếm tới 28,3% mới có trình độ sơ cấp hoặc ch-a qua đào tạo. Đây là một khó khăn để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế theo h-ớng áp dụng công nghệ cao ở cấp cơ sở.
- Công tác quản lý đô thị, quản lý xây dựng còn có những bất cập; công tác giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công một số dự án còn chậm; công tác quản lý xây dựng nhà theo phân cấp chưa được thực hiện một cách triệt để, tình trạng xây nhà không có giấy phép hoặc không theo quy hoạch vẫn tái diễn đã gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và phát triển kinh tế chung của Thành phố.
Nguyên nhân của những tồn tại trên, ngoài những nguyên nhân khách quan (vốn thiếu, diễn biến thời tiết phức tạp), còn có những nguyên nhân chủ quan, như do công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành của các cấp, các ngành có lúc chưa kiên quyết, thiếu liên tục.
Công tác cải cách hành chính thực hiện chậm và thiếu đồng bộ. Trình độ chuyên môn của một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ đổi mới. Sự phối kết hợp công tác giữa các phòng ban chuyên môn của thành phố và giữa thành phố với các ngành của tỉnh chưa chặt chẽ, thường xuyên, do đó chưa khai thác, phát huy tối đa các nguồn lực để xây dựng Thành phố phát triển.