2.2.1. Sơ lược tình hình cấp GCQSDĐ trên cả nước
Luật đất đai 2003 được ban hành ngày 26/11/2003 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2004. Đây là cơ sở pháp lý chặt chẽ nhất trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, nó đã góp phần không nhỏ vào việc ổn định tình hình quản lý và sử dụng đất.
Cùng với các quy định của Luật đất đai 2003, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật đất đai có những bước cải cách quan trọng về thẩm quyền và thủ tục cấp GCNQSDĐ. Việc cấp GCNQSDĐ được phân cấp giữa UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện, giữa UBND tỉnh và cơ quan quản
lý đất đai cùng cấp, thủ tục cấp GCNQSDĐ có những thay đổi cơ bản, giảm nhiều phiền hà trong công tác cấp GCNQSDĐ. Do vậy công tác cấp GCNQSDĐ được đẩy nhanh hơn trong những năm trở lại đây nếu như trước Luật đất đai 2003 ra đời thì tiến độ cấp GCNQSDĐ trên toàn quốc vẫn còn chậm, thì theo báo cáo về tình hình cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của bộ Tài Nguyên và Môi Trường [4]. Đến nay cả nước đã cấp được 40,8 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,7 triệu ha, đạt 93,8% diện tích các loại đất cần cấp giấy chứng nhận; trong đó 5 loại đất chính của cả nước đã cấp được 39,9 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,1 triệu ha, đạt 93,7% diện tích cần cấp và đạt 95,7% tổng số trường hợp sử dụng đất đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận.
Như vậy, sau hai năm triển khai thực hiện cấp giấy chứng nhận theo Chỉ thị số 1474/CT-TTg và Nghị quyết số 30/2012/QH13, cả nước đã cấp được 8,2 triệu giấy chứng nhận lần đầu; riêng năm 2013 cấp được 6,4 triệu giấy chứng nhận, với diện tích 3,9 triệu ha, nhiều hơn 3,6 lần so với kết quả cấp giấy chứng nhận năm 2012.
Tình hình cấp giấy chứng nhận các loại đất chính như sau:
- Về đất ở đô thị: Cả nước đã cấp được 5.307.900 giấy chứng nhận với diện tích 127.000 ha, đạt 94,8%; trong đó có 43 tỉnh cơ bản hoàn thành đạt trên 85%; còn 20 tỉnh đạt dưới 85%, đặc biệt còn 3 tỉnh đạt thấp dưới 70%
gồm: Bình Định, Bình Thuận, Kiên Giang.
- Về đất ở nông thôn: Cả nước đã cấp được 12.857.500 giấy chứng nhận với diện tích 512.400 ha, đạt 93,8%; trong đó có 50 tỉnh đạt trên 85%, còn 13 tỉnh đạt dưới 85%; đặc biệt vẫn còn 2 tỉnh đạt thấp dưới 70% gồm: Ninh Thuận, Đắk Nông.
- Về đất chuyên dùng: Cả nước đã cấp được 245.500 giấy chứng nhận với diện tích 552.900 ha, đạt 76,7%; trong đó có 28 tỉnh đạt trên 85%; còn 35
tỉnh đạt dưới 85%. Có 18 tỉnh đạt thấp dưới 70%, gồm: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hòa Bình, Bắc Giang, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Thuận, Kon Tum, Đắk Nông, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang.
- Về đất sản xuất nông nghiệp: Cả nước đã cấp được 19.653.200 giấy chứng nhận với diện tích 8.726.000 ha, đạt 88,9%; trong đó có 51 tỉnh đạt trên 85%; còn 12 tỉnh đạt dưới 85%; chỉ có tỉnh Ninh Thuận đạt dưới 70%.
- Về đất lâm nghiệp: Cả nước đã cấp được 1.934.800 giấy chứng nhận với diện tích 12.221.800 ha, đạt 97,8%; trong đó có 39 tỉnh đạt trên 85%; còn 16 tỉnh đạt dưới 85% (trừ 8 tỉnh không có đất lâm nghiệp phải cấp giấy chứng nhận); còn 4 tỉnh đạt dưới 70% gồm: Hải Dương, Ninh Bình, Bình Dương, Tây Ninh [4].
Những mặt tích cực
- Thực hiện Nghị quyết số 30/2012/QH13 của Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương trong cả nước đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cả trong nhận thức và thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận ở địa phương.
- Kết quả cấp giấy chứng nhận lần đầu của cả nước đạt được trong hai năm qua là rất lớn (8,2 triệu giấy chứng nhận), kết quả năm sau tăng nhiều hơn năm trước (năm 2012 cấp tăng 2,5 lần so năm 2011; năm 2013 cấp tăng 3,6 lần so với năm 2012) [4].
Tồn tại, hạn chế
- Mặc dù kết quả cấp giấy chứng nhận chung các loại đất của cả nước đã đạt tỷ lệ cao và đã hoàn thành theo yêu cầu của Quốc hội và Chính phủ đề ra (đạt tối thiểu 85% diện tích các loại đất cần cấp giấy hoặc đạt 95% trường hợp đủ điều kiện cấp giấy). Tuy nhiên, hiện vẫn còn 3 tỉnh chưa đạt chỉ tiêu quy định; đất chuyên dùng cả nước mới đạt 76,7% và còn 35 tỉnh đạt dưới
85%; đất ở đô thị còn 20 tỉnh đạt dưới 85%; đất ở nông thôn còn 13 tỉnh đạt dưới 85%; đất sản xuất nông nghiệp còn 12 tỉnh đạt dưới 85%; đất lâm nghiệp còn 16 tỉnh đạt dưới 85%.
- Nhiều địa phương chưa có bản đồ địa chính, trong hai năm qua phải tận dụng các bản đồ, tài liệu đo đạc hiện có hoặc tổ chức đo đạc bằng phương pháp, phương tiện đơn giản để cấp giấy chứng nhận, nên độ chính xác về diện tích cấp giấy chứng nhận còn thấp.
- Nhiều địa phương sau khi cấp giấy chứng nhận đã triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với quy hoạch lại đồng ruộng, dồn điền đổi thửa, dẫn đến hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đã thay đổi cơ bản so với các giấy chứng nhận đã cấp[4].
2.2.2. Tình hình cấp GCNQSD đất của huyện Sốp Cộp- Sơn La.
Để công tác cấp giấy chứng nhận đạt hiệu quả cao nhất trong năm 2013 và đạt được kế hoạch do UBND tỉnh đề ra, UBND huyện thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện, xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu cấp giấy chứng nhận cho từng xã, tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng đến UBND các xã, đến quần chúng nhân dân.
Các văn bản do UBND huyện ban hành trong công tác chỉ đạo, triển khai kế hoạch:
Quyết định số 221/QĐ-UBND ngày 02/5/2013 của UBND huyện Sốp Cộp về việc Thành lập BCĐ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất huyện Sốp Cộp năm 2013.
Quyết định số 192/QĐ-UBND ngày 23/4/2013 của UBND huyện Sốp Cộp về việc phê duyệt kế hoạch cấp giấy CNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất năm 2013 trên địa bàn huyện Sốp Cộp.
Trên địa bàn huyện Sốp Cộp tổng số có 01/8 xã có điểm bố trí xắp xếp tái định cư cho các hộ gia đình bị thu hồi đất dự án làm đường hành chính
huyện sốp cộp. Đến nay công tác xét duyệt hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận đất tái định cư cấp xã đã cơ bản hoàn thành. UBND huyện đã tiến hành đăng ký giấy chứng nhận cho 07/08 xã, còn lại 01 xã Dồm Cang hồ sơ đang được Văn phòng đăng ký cấp huyện thẩm định và hoàn thiện số liệu để trình UBND huyện ký giấy chứng nhận.
Thực hiện dự án trồng và phát triển cây Cà Phê trên địa bàn huyện Sốp Cộp từ năm 2008 đến nay, trên địa bàn huyện cây Cà Phê đã trồng trên địa bàn 04/08xã. Công tác đo đạc lập hồ sơ địa chính đối với đất phát triển Cà Phê được tiến hành từ cuối năm 2009 đến nay bao gồm đo đạc chính quy và đo đạc thủ công. Cơ bản diện tích trồng Cà Phê các đơn vị tư vấn đã hoàn thiện xong công tác xét duyệt cấp xã và trình UBND huyện xem xét thẩm định, phê duyệt ký giấy chứng nhận [15].
PHẦN 3