PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp khắc phục cho công tác cấp
4.3.1. Thuận lợi và khó khăn 4.3.1.1. Thuận lợi
Công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện Sốp Cộp đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần vào sự phát triển chung của toàn huyện, đạt được kết quả này là do các yếu tố thuận lợi sau:
- Trong quá trình triển khai công tác cấp GCNQSD đất luôn được sự quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ về kinh phí chuyên môn nghiệp vụ của UBND tỉnh
Sơn La, sở TN&MT huyện Sốp Cộp, phòng TN&MT. UBND các xã đã tích cực triển khai và được sử ủng hộ của quần chúng nhân dân;
- Do đã thành lập được Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nên công tác quản lý nhà nước về đất đai được thực hiện thường xuyên, rõ nét hơn. Các mục tiêu, nhiện vụ trọng tâm được triển khai thực hiện đúng kế hoạch, đảm bảo tiến độ và hoàn thành tốt theo yêu cầu, chỉ đạo của UBND huyện.
- UBND đã thường xuyên tập huấn bồi dưỡng, đội ngũ công nhân, viên chức ở huyện cũng như cán bộ địa chính trên địa bàn các xã, thị trấn để nâng cao phẩm chất và trình độ chuyên môn thực hiện công tác cấp giấy.
- Công tác cấp giấy trên địa bàn huyện thường xuyên được sự chỉ đạo sát sao của các cấp các ngành.
- Huyện có đội ngũ cán bộ địa chính có trình độ, năng nổi và nhiệt tình.
- Nhận thức của người dân về thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ đối với công tác cấp giấy chứng nhận ngày càng được nâng cao.
- Công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính phục vụ công tác cấp GCNQSDĐ đã được đo đạc trên địa bàn toàn huyện.
- Cùng với việc tập trung hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận lần đầu, việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đã được thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai, phát huy hiệu quả tích cực phục vụ công tác quản lý đất đai của địa phương.
Trên đây là những thuận lợi mà huyện Sốp Cộp có được trong quá trình thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó còn gặp không ít khó khăn.
4.3.1.2. Khó khăn
- Tuy trình độ dân trí của người dân đã được cải thiện và nâng cao, song vẫn còn không ít người dân còn chưa biết chữ mà phần lớn là người già trước đây không được đào tạo, một bộ phận thanh niên không đi học. Mặc khác
công tác tuyên truyền pháp luật đất đai trên địa bàn chưa được tiến hành rộng rãi và các hình thức tuyên truyền chưa phong phú, không phù hợp với những người dân không biết chữ. Vì vậy nhận thức về pháp luật đất đai của những người dân này còn hạn chế.
- Điều kiện địa hình hiển trở, giao thông đi lại khó khăn, các diện tích đất cần cấp giấy phân bố không tập trung nên công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính phục vụ công tác cấp GCNQSDĐ gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến tiến độ cấp giấy, bên cạnh đó nguồn kinh phí để tiến hành rà soát giấy chứng nhận trước khi tiến hành trao giấy chứng nhận cho người sử dụng đất còn hạn hẹp.
- Số cán bộ làm công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện còn ít, một số cán bộ còn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai, mỗi cán bộ phải đảm nhiệm việc thẩm định GCN được cấp ở ngoài thực địa và rà soát GCN cho nhiều xã trước khi trao GCN cho người sử dụng đất nên còn chậm, trong khi đó nguồn kinh phí cho công tác này là rất hạn hẹp.
- Công tác cấp GCNQSDĐ trên toàn huyện mới được tiến hành cấp mới lần đầu, nên lượng hồ sơ cần giải quyết là rất nhiều trong khi số cán bộ làm công tác cấp giấy còn thiếu. Ngoài ra cơ sở hạ tầng, trang thiết bị để lưu trữ hồ sơ của phòng TNMT còn thiếu và chưa đảm bảo. Vẫn còn tình trạng sắp xếp hồ sơ, tài liệu lộn xộn, chưa có nơi để chứa hồ sơ trong khi lượng hồ sơ cần giải quyết và lưu trữ là rất nhiều, nên tình trạng khi giấy chứng nhận chưa được giao cho người dân đã bị hỏng và phải làm lại làm chậm tiến độ cấp giấy.
- Người dân đã sử dụng đất đai lâu đời qua nhiều thế hệ không có tranh chấp, nhưng nay tiến hành cấp giấy phải nộp một khoản tiền vượt mức thu của nhiều hộ gia đình nên người dân còn mặn mà.
- Việc ghi thời hạn sử dụng đất trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đúng với quy định của Luật Đất đai nhưng chưa thoả mãn đối với người sử dụng đất.
4.3.2. Giải pháp khắc phục
Để công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sớm hoàn thành kế hoạch nhất là công tác cấp giấy cho đất ở, đất nông nghiêp cho hộ, gia đình, cá nhân và đất cho các tổ chức thì trong thời gian tới cần đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy. Từ những thuận lợi, khó khăn trên đây có thể đưa ra một số giải pháp sau:
- Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đất đai cho người dân (đặt biệt là người dân các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng sa, vùng biên giới), bằng các biện pháp như:
+ Đối với các đối tượng mù chữ là thanh niên trước đây không được đi học thì cần mở thêm các lớp giáo dục phổ cập để nâng cao nhận thức cho các đối tượng này.
+ Đối với các đối tượng là người già trước đây không được đào tạo, thì trong quá trình tuyên truyền pháp luật đất đai cần có phiên dịch theo ngôn ngữ của từng dân tộc, từng vùng để người dân hiểu về ý nghĩa của công tác cấp giấy.
+ Công tác tuyên truyền pháp luật đất đai cần được thực hiện đến từng bản, làng theo từng giai đoạn phù hợp với các nội dung trong giai đoạn cấp giấy để người dân hiểu và thực hiện.
- Công khai hóa đầy đủ quy trình, thủ tục hành chính, thuế, lệ phí phải nộp theo quy định của nhà nước để góp phần tăng hiệu quả của quá trình giải quyết các yêu cầu của nhân dân.
- Cần mở thêm các lớp tập huấn cũng như các lớp bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ địa chính.
- Cần bổ sung kinh phí, cán bộ địa chính có năng lực, trình độ chuyên môn cao phục vụ cho công tác cấp giấy.
- Cần đầu tư thêm vật tư kỹ thuật cả về chất và lượng để phục vụ công tác cấp giấy.
- Kiến nghị đưa ra mức thuế và lệ phí hợp lý trong việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ.
- Đối với các diện tích đất lâm nghiệp chưa được tiến hành cấp GCNQSDĐ cần được tiến hành trong những năm tiếp theo.
PHẦN 5