1.2. Rủi ro trong thực hiện thủ tục HQĐT
1.2.4. Mức độ rủi ro trong thực hiện thủ tục HQĐT
Để đánh giá được khả năng và hậu quả của rủi ro, người ta cần phân cấp mức độ rủi ro. Mức độ rủi ro là cơ sở cho việc đánh giá, xếp hạng ƣu tiên xử lý rủi ro và quyết định hình thức, mức độ kiểm tra đối với lô hàng XNK trong quá trình làm thủ tục hải quan. Mức độ rủi ro đƣợc xác định trên cơ sơ kết hợp kết quả phân tích tần suất và hậu quả rủi ro.
Ở Việt Nam dựa trên ma trận 3x3 về mối quan hệ và hậu quả, cơ quan Hải quan đã phân cấp 3 mức độ rủi ro là: Cao, trung bình và thấp.
Cao: Mức độ của khả năng xảy ra sự việc đó là rất cao, chắc chắn xảy ra trong mọi hoàn cảnh.
Trung bình: Khả năng xuất hiện sự việc là có thể và với mức độ thấp hơn (sự việc chỉ xảy ra hàng tháng hoặc ít hơn).
Thấp: Là những sự kiện có thể xảy ra nhưng chỉ trong những trường hợp đặc biệt.
Về mức độ hậu quả của rủi ro cũng đƣợc chia thành 3 mức là: cao, trung bình và thấp.
19
Cao: Đƣợc sử dụng để đánh giá các sự kiện dẫn đến tổn thất nghiêm trọng, phá vỡ hoặc đe doạ việc kiểm soát tình hình, gây mất ổn định cho hệ thống, buộc cơ quan Hải quan phải có biện pháp can thiệp kịp thời.
Trung bình: Hậu quả của rủi ro gây ra không đe doạ đến dự sống còn của hệ thống nhƣng cơ quan Hải quan cần phải đánh giá hoặc thay đổi phương thức hoạt động để hạn chế hậu quả của rủi ro.
Thấp: Là những hậu quả dẫn tới một vài tổn thất nhỏ có thể đe doạ tính hiệu lực hoặc hiệu quả ở một vài phương diện của hệ thống nhưng chỉ cần khắc phục và xử lý ở mức độ thấp.
Từ những phân tích về khả năng và hậu quả xảy ra của rủi ro, đƣa vào ma trận 3x3 ta có các mức độ rủi ro nhƣ sau:
Bảng 1.1 : Bảng xác định mức độ rủi ro Tần suất
Hậu quả Cao Trung bình Thấp
Cao Rất cao Cao Trung bình
Trung bình Cao Trung bình Thấp
Thấp Trung bình Thấp Rất thấp
(Nguồn: Tác giả điều tra tổng hợp)
Qua bảng ta thấy có 5 mức độ rủi ro là: Rất cao, cao, trung bình, thấp, rất thấp.
Mức độ rất cao: Là những rủi ro có khả năng phá vỡ việc đạt đƣợc các mục tiêu lớn của hệ thống, đòi hòi phải lập kế hoạch quản lý và nghiên cứu chi tiết theo yêu cầu tại các cấp quản lý cao nhất.
Mức độ cao: Là những rủi ro có khả năng gây khó khăn đối với việc đạt đƣợc các mục tiêu chung, do đó cần có sự quan tâm, can thiệp kịp thời để giảm thiểu các tổn thất có thể xảy ra.
Mức độ trung bình: Là những rủi ro gây tổn thất, làm gián đoạn hoặc vi phạm quy trình kiểm soát và cần phân định rõ trong các trách nhiệm quản lý.
20
Mức độ thấp: là những rủi ro có thể gây ảnh hướng đến quá trình quản lý, nhƣng không đe doạ đến tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống và cần đƣợc quản lý bằng các quy trình hàng ngày.
Mức độ rất thấp: những tác dộng của rủi ro ngày có thể bỏ qua đối với hệ thống nên không cần thiết phải tập tủng ngồn lực để quản lý chúng.
Tần suất rủi ro đƣợc biểu thị bằng số lần vi phạm pháp luật Hải quan theo loại rủi ro đã xảy ra hoặc có khả năng xảy ra. Việc xác định mức độ tần suất đƣợc kết hợp giữa số liệu phân tích với dự đoán để đối chiếu với bảng phân tích sau:
Bảng 1.2 : Bảng phân tích đối chiếu tần suất rủi ro
Mức độ Khả năng xảy ra
Cao Sự kiện đƣợc đoán chắc chắn xảy ra Trung bình Sự kiện đƣợc dự đoán có thể xảy ra
Thấp Sự kiện hiếm khi xảy ra (Nguồn: Tác giả điều tra tổng hợp)
Còn hậu quả rủi ro đƣợc xác định dựa trên các phân tích dữ liệu vi phạm, các dữ liệu liên quan và dựa trên kinh nghiệm của công chức Hải quan để xác định những thiệt hại, tác động, ảnh hưởng của vi phạm gây ra. Việc xác định mức độ của hậu quả đƣợc đối chiếu với bảng phân tích sau:
Bảng 1.3: Bảng phân tích đối chiếu hậu quản rủi ro
Mức độ Kết quả
Cao Sự kiện gây hậu quả nghiêm trọng
Trung bình Sự kiện gây hậu quả tương đối nghiêm trọng Thấp Sự kiện gây hậu quả ít nghiêm trọng
(Nguồn: Tác giả điều tra tổng hợp)