Đánh giá kết quả đạt đƣợc khi áp dụng QLRR trong thực hiện thủ tục HQĐT tại Cục Hải quan TP. Hà Nội

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại cục hải quan thành phố hà nội luận văn ths kinh (Trang 71 - 76)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QLRR TRONG THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI

3.4. Đánh giá kết quả đạt đƣợc khi áp dụng QLRR trong thực hiện thủ tục HQĐT tại Cục Hải quan TP. Hà Nội

3.4.1. Các kết quả đạt được khi áp dụng QLRR trong thực hiện thủ tục HQĐT tại Cục Hải quan TP. Hà Nội

Cục Hải quan TP.Hà Nội luôn đƣợc tập thể Lãnh đạo TCHQ quan tâm và đầu tƣ về cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ và đào tạo đội ngũ cán bộ công chức. Là đơn vị đƣợc trang bị hệ thống máy soi, hệ thống camera giám sát tại Chi cục Hải quan cửa khẩu phục vụ cho việc kiểm tra hàng hóa, giảm đƣợc thời gian thông quan hàng, hạn chế, ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận thương mại, buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa.

Cục Hải quan TP. Hà Nội đã tổ chức thu thập, cập nhật thông tin xây dựng hồ sơ DN theo phân cấp, tiến hành thu thập, cập nhật, phân tích thông tin rủi ro của nhiều đối tượng trên cơ sở rà soát, sưu tra, xác định trọng tâm, trọng điểm và nhiệm vụ đƣợc giao trong từng thời kỳ.

Trên cơ sở thông tin thu thập, Danh mục rủi ro, Phiên bản rủi ro cấp Cục Hải quan, Phòng QLRR đã bước đầu xác lập một số đối tượng rủi ro trọng điểm; phân tích đánh giá và có kế hoạch xử lý nhƣ: giả định tình huống rủi ro, đề xuất phương án kiểm tra kiểm soát đối tượng, chuyển giao kết quả phân tích cho các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Một số kết quả cụ thể:

Cục đã thiết lập, cập nhật, áp dụng tiêu chí phân tích phục vụ đánh giá rủi ro, đảm bảo hiệu quả cũng nhƣ điều phối hoạt động kiểm tra hải quan đối với hàng hoá XK, NK thương mại trong phạm vi toàn Cục.

- Công tác theo dõi, kiểm tra quá trình áp dụng QLRR; đánh giá hiệu quả áp dụng QLRR; điều chỉnh bổ sung áp dụng QLRR: các phiên bản QLRR đã được cập nhật thường xuyên; thông tin trao đổi, phản hồi đều đặn.

- Quản lý, vận hành hệ thống thông tin phục vụ QLRR theo phân cấp đúng quy định. Đã đƣợc TCHQ cấp quyền truy cập khai thác sử dụng và

61

thuờng xuyên tập huấn giới thiệu phần mềm CI02 và chương trình QLRR cho CBCC chuyên trách làm công tác rủi ro.

Nâng cao chất lƣợng công tác QLRR, Ngành phấn đấu đạt kết quả QLRR tại Cục Hải quan TP. Hà Nội đạt: 70% các lô hàng kiểm tra thực tế dựa trên cơ sở các tiêu chí QLRR, tỷ lệ phát hiện các vi phạm đạt từ 3% -5%;

tỷ lệ kiểm tra hàng hóa: 15%.

Các tiêu chí đƣợc xây dựng gồm: các tiêu chí quy định, tiêu chí phân tích, tiêu chí tính điểm, tiêu chí kiểm tra ngẫu nhiên. Các tiêu chí phân tích đƣợc xác định trên cơ sở các vi phạm xảy ra có tính chất ổn định trong một khoảng thời gian nhất định hoặc các dấu hiệu rủi ro có thể đánh giá đƣợc nhƣ hàng hóa lần đầu tiên đƣợc NK tại Chi cục, hoặc DN lần đầu tiên thực hiện hoạt động XNK... Các tiêu chí tính điểm gồm: các tiêu chí về DN, hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, phương thức thanh toán, tuyến đường vận chuyển... với các nhóm tiêu chí khác nhau sẽ có trọng số cho từng nhóm dựa trên mức độ quan trọng của tiêu chí nhóm đó.

Tăng hiệu suất làm việc: Với việc điện tử hóa thủ tục HQĐT một nhân lực có thể thực hiện đồng thời nhiều bước trong quy trình nghiệp vụ, một nhân viên của DN có thể đồng thời thực hiện thủ tục hải quan cho nhiều lô hàng tại những địa điểm khác nhau;

Tăng hiệu quả quản lý: Bước đầu chuyển đổi phương thức quản lý hải quan từ thủ công sang phương thức quản lý hải quan hiện đại từ quản lý giao dịch sang quản lý DN có áp dụng QLRR; từ xử lý thủ công trên giấy tờ sang xử lý trên máy tính; tạo ra phong cách làm việc văn minh hiện đại.

Quy trình thủ tục hải quan mới được đánh giá là hiện đại, phù hợp với quy định, chuẩn mực trong các công ước quốc tế nhằm hướng tới một môi trường lành mạnh, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và du khách nước ngoài.

62

Tăng tính cạnh tranh của các DN Việt Nam thông qua việc giảm thời gian thông quan hàng hoá: Các chi phí bất hợp lý trong quá trình thực hiện thủ tục HQĐT cũng đƣợc hạn chế vì các chính sách pháp luật đều đƣợc quy định công khai, minh bạch, rõ ràng, hạn chế đƣợc tiếp xúc giữa hải quan và DN. Do đó, DN hoàn toàn chủ động xây dựng các kế hoạch kinh doanh với chi phí, giá thành sản xuất giảm, sức cạnh tranh đƣợc nâng cao.

Kết quả trên là minh chứng rất rõ về mục tiêu đơn giản hoá thủ tục hải quan thông qua việc áp dụng QLRR trong thực hiện thủ tục HQĐT, tạo thuận lợi thương mại đã đạt được, đồng thời cũng ghi nhận sự cố gắng, tinh thần trách nhiệm của các cán bộ, công chức của Cục Hải quan TP. Hà Nội.

Khuyến khích các DN tham gia XNK tuân thủ các quy định của pháp luật.

Áp dụng phương pháp QLRR trong quy trình thủ tục HQĐT, cơ quan Hải quan tiến hành phân luồng hàng hoá dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của DN và tính chất hàng hoá XNK nhằm khuyến khích các đối tƣợng tham gia XNK nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. DN đƣợc đánh giá là tuân thủ pháp luật tốt sẽ được tạo môi trường thuận lợi tối đa, được ưu tiên làm thủ tục hải quan.

3.4.2. Một số vấn đề tồn tại:

Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế trong quản lý rủi ro thủ tục hải quan điện tử: QLRR la lĩnh vực mới đƣợc thực hiện trong thủ tục Hải quan nói chung và thủ tục hải quan điện tử nói riêng nên việc quản lý và thực hiện còn nhiều lúng túng, cán bộ làm công tác QLRR còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm. Đặc biệt việc QLRR trong thủ tục HQĐT còn nhiều bỡ ngỡ từ việc thiết lập tiêu chí, đƣa các tiêu chí vào hệ thống cơ sở dữ liệu, sàng lọc thông tin, văn bản pháp luật và cơ sở hạ tầng….

Về văn bản quy phạm pháp luật:

Hải quan là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực Hải quan. Công cụ hỗ trợ công việc quan trọng nhất là hệ thống văn bản pháp luật. Tuy nhiên, các văn

63

bản hướng dẫn còn nhiều, chồng chéo, không thống nhất và thường xuyên thay đổi gây khó khăn không chỉ cho những người làm nhiệm vụ quản lý nhà nước, mà các đối tƣợng chịu sự quản lý đó cũng gặp không ít phiền phức.

Về quy định phân luồng hàng hóa:

Một số quy định trong Luật và các văn bản hướng dẫn quy trình thủ tục hải quan, phân luồng hàng hóa còn cứng nhắc, khi nêu rõ nguyên tắc thực hiện chỉ đƣợc điều chỉnh từ thấp lên cao (từ luồng xanh sang luồng vàng, luồng đỏ, từ luồng vàng sang luồng đỏ), từ tỷ lệ kiểm tra ít sang tỷ lệ kiểm tra nhiều hoặc kiểm tra toàn bộ chứ không được điều chỉnh theo hướng ngược lại, trừ trường hợp máy tính xác định sai, nhưng khái niệm thế nào là xác định sai thì không đƣợc đề cập đến.

Chính sự không đồng nhất này đã làm mất thời gian giải quyết vướng mắc của các cán bộ hướng dẫn thủ tục và gây ra rất nhiều phiền hà về phía DN.

Về bộ tiêu chí QLRR:

Bộ tiêu chí QLRR do Tổng cục Hải quan ban hành bước đầu đã giúp các cán bộ Hải quan phân tích, xác định rủi ro và có cơ sở để xử lý rủi ro phát sinh. Tuy nhiên, nội dung các tiêu chí chƣa đầy đủ và chƣa rõ ràng, nhiều tiêu chí còn bị trùng lặp. Ví dụ nhƣ trong nhóm tiêu chí về thời gian hoạt động của DN thiếu hẳn tiêu chí đối với DN hoạt động và làm thủ tục hải quan thường xuyên trên 1 năm. Thậm chí, hình thức thanh toán bằng thƣ tín dụng (L/C) rất quan trọng và phổ biến trong thanh toán quốc tế hiện nay nhƣng không có trong bộ tiêu chí QLRR.

Về nguồn nhân lực QLRR:

Áp dụng phương pháp QLRR hiện đại, cơ quan Hải quan rất cần những con người mới, có khả năng thu thập và phân tích các thông tin về rủi ro, có tư duy nhạy bén bắt kịp với phương thức quản lý mới. Nhưng thực tế cho thấy khả năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin về rủi ro của các cán bộ công

64

chức làm nghiệp vụ trực tiếp còn thấp. Tổng cục Hải quan tổ chức các lớp tập huấn chính thức đào tạo về lĩnh vực này cho các cán bộ công chức nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc với nhu cầu thực tế.

Vấn đề liêm chính trong khi làm nhiệm vụ cũng là một trong những nguyên nhân phát sinh rủi ro, cán bộ Hải quan trực tiếp làm thủ tục Hải quan tại các Chi cục còn nhiều sách nhiệu, cán bộ trực tiếp quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu cũng là một khâu quan trọng trong việc bảo mật thông tin Doanh nghiệp.

Về hệ thống công nghệ thông tin

Phân tích thông tin, phân luồng rủi ro hoạt động chủ yếu dựa vào hệ thống công nghệ thông tin. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông tiên tiến sẽ giúp đơn giản hóa thủ tục hải quan, tăng mức độ minh bạch, khách quan, đảm bảo áp dụng nghiêm các quy trình thủ tục chuẩn mực đã đƣợc quốc tế công nhận. Tuy nhiên, hệ thống phần mềm máy tính hiện nay hoạt động chƣa ổn định, còn mắc lỗi và đang trong quá trình hoàn thiện, nâng cấp nhƣ các lỗi về phân luồng hàng hóa, về sự đồng bộ, thống nhất giữa các chương trình phần mềm đa chức năng quản lý số liệu, dữ liệu, thông tin về hàng hóa và DN XNK, các yêu cầu khai thác thông tin từ hệ thống quản lý vẫn chƣa đáp ứng đƣợc thực tế…

Mặc dù vậy, phương pháp QLRR áp dụng trong quy trình thủ tục hải quan điện tử là một phương pháp quản lý hiện đại, tiện ích, tạo sự thuận lợi cho thông quan hàng hóa tại Cục Hải quan Hà Nội nói riêng và toàn Ngành nói chung.

65

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại cục hải quan thành phố hà nội luận văn ths kinh (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)