Nội dung công tác đào tạo và phát triển NNL giảng dạy trong các trường đại học

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giảng dạy tại trường đại học kinh tế ĐHQGHN luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 05 pdf (Trang 21 - 25)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

1.2. Nội dung công tác đào tạo và phát triển NNL giảng dạy trong các trường đại học

1.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo NNL

Công tác đào tạo và phát triển NNL giảng dạy ngày càng chiếm một vai trò quan trọng trong các trường đại học. Công tác xác định nhu cầu đào tạo và phát triển phải là một quá trình tương tác và thỏa mãn; hài hòa nhu cầu của Nhà trường (nhu cầu của tổ chức) và nhu cầu cá nhân.

Do đó, việc xác định nhu cầu đào tạo cần căn cứ trên mục tiêu của tổ chức về phát triển NNL trong từng giai đoạn, đồng thời phải căn cứ vào khả năng và nhu cầu đào tạo của từng cá nhân trong từng đơn vị cụ thể.

1.2.2. Mục tiêu đào tạo

Công tác đào tạo và phát triển NNL giảng dạy là một bộ phận quan trọng trong công tác quản trị NNL của các trường đại học. Cùng với các bộ phận khác, đào tạo và phát triển phải đóng góp vào mục tiêu chung của công tác quản trị NNL trong các trường đại học (là đảm bảo NNL giảng dạy đáp ứng đủ yêu cầu về số lượng và chất lượng cho nhà trường, đồng thời tạo dựng và duy trì tinh thần gắn bó, động lực làm việc cho người lao động trong tổ chức, nâng cao năng lực cạnh tranh của tổ chức).

Xét một cách tổng thể, đào tạo và phát triển cần hướng tới các mục tiêu sau đối với người lao động:

- Làm tăng tính thu hút nhân lực giảng dạy của nhà trường qua việc cung cấp một môi trường có nhiều cơ hội phát triển cá nhân.

- Tạo môi trường và các hoạt động nâng cao năng lực cá nhân thông qua các hoạt động đào tạo và phát triển, đảm bảo yêu cầu về chất lƣợng của đội ngũ giảng viên trong Nhà trường.

- Góp phần tạo ra và duy trì động lực làm việc, sự gắn kết của giảng viên với Nhà trường.

Mục tiêu của đào tạo và phát triển đối với giảng viên

Công tác đào tạo phát triển NNL giảng dạy nếu thực hiện tốt đƣợc việc nâng cao năng lực của bản thân, sẽ đồng thời hoàn hành đƣợc nhiệm vụ thu hút và tạo động lực cho bản thân. Bởi lẽ, một trong những mục tiêu rất quan trọng của người giảng viên khi giảng dạy trong nhà trường là phát triển và hoàn thiện chuyên môn của bản thân cũng nhƣ có cơ hội thăng tiến trong tương lai.

1.2.3. Xác định nội dung đào tạo

Nội dung của công tác đào tạo và phát triển NNL giảng dạy trong các trường đại học bao gồm các hoạt động đào tạo nhằm trang bị cho người giảng viên kiến thức chuyên môn, kỹ năng giảng dạy cần thiết, định hướng các con đường phát triển nghề nghiệp của họ, phục vụ mục tiêu của

nhà trường. Một nội dung hoạt động đào tạo và phát triển phong phú, đa dạng cho phép người giảng viên triển khai thực hiện kế hoạch phát triển nghề nghiệp cá nhân của mình, đến lƣợt nó, sẽ có tác động thu hút NNL giảng dạy đến với trường đại học mình, nhờ đó, đơn vị có thể dễ dàng tăng quy mô NNL giảng dạy cho nhà trường theo yêu cầu mà vẫn đảm bảo chất lƣợng của NNL giảng dạy.

Đối với người giảng viên, mục đích của đào tạo và phát triển NNL thể hiện ở chỗ tạo ra sự gắn kết với nhà trường, nâng cao tính chuyên nghiệp của người giảng viên, nâng cao tính thích ứng của người lao động đối với công việc giảng dạy hiện tại và tương lai, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng phát triển của người giảng viên và từ đó tạo dựng và duy trì động lực làm việc cũng như phát huy tính sáng tạo của người giảng viên.

Công tác đào tạo và phát triển có thể nhìn nhận từ nhiều góc độ, bao gồm nhiều nội dung khác nhau, từ việc xác định nội dung cho các hoạt động đào tạo, lựa chọn người được đào ạo, xác định phương pháp tổ chức đào ạo, lựa chọn người đào tạo, ngân sách cho đào tạo... Tuy nhiên có ba vấn đề mang tính chiến lƣợc đối với công tác đào tạo phát triển: đó là xác định các nội dung cho công tác đào tạo phát triển, cách tiếp cận trong hoạt động đào tạo và phát triển và các phương thức tiến hành hoạt động đào tạo và phát triển.

Nội dung đào tạo và phát triển cần đƣợc xác định trên cơ sở các yêu cầu đối với đội ngũ NNL giảng dạy trong các trường đại học, nhằm giúp họ đƣợc trang bị các kiến thức chuyên môn, các kỹ năng phục vụ cho công tác giảng dạy, cũng nhƣ cập nhật thông tin cần thiết để có năng lực hoàn thành tốt công việc của mình.

Về cơ bản, các hoạt động đào tạo và phát triển cần bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:

- Các nội dung đào tạo và phát triển mang tính định hướng cho NNL giảng dạy trong các trường đại học. Với nội dung này , hoạt động đào tạo và

phát triển chủ yếu là phổ biến thông tin, định hướng và cung cấp kiến thức mới như thông tin về nhà trường... Các hoạt động này cũng nhằm làm cho người lao động cập nhật và nhận thức được những cơ hội và thách thức liên

quan đến sự phát triển của tổ chức, từ đó xác định các mục tiêu phát triển cá nhân phù hợp.

- Các nội dung đào tạo và phát triển mang tính phát triển kỹ năng: Với nội dung nay, chủ yếu cung cấp cho đội ngũ giảng viên trong trường đại học các kỹ năng cần thiết để thực hiện công tác giảng dạy và kinh nghiệm để họ đạt đƣợc các kỹ năng mới khi công tác giảng dạy của họ có sự thay đổi về thiết bị, công hệ hay các hệ thống tổ chức quản lý mới.

- Các nội dung đào tạo và phát triển nâng cao về chuyên môn: Đây là loại hình đào tạo để tránh kiến thức, kỹ năng bị lạc hậu. Việc đào tạo nhằm phổ biến các kiến thức mới đƣợc phát hiện hoặc các kiến thức thuộc các lĩnh vực chuyên môn liên quan đến các ngành có tính đặc thù với nội dung luôn luôn thay đổi theo từng thời kỳ hay từng giai đoạn lịch sử.

- Các nội dung đào tạo và phát triển mang tính giám sát, quản lý: Loại hình đào tạo và phát triển này đƣợc hình thành để đào tạo ra những giảng viên có chức năng quản lý trong các chuyên ngành khác nhau. Loại hình đào tạo này chú trọng vào các lĩnh vực nhƣ ra quyết định, giao tiếp, giải quyết vấn đề và tạo động lực cho giảng viên.

1.2.4. Phương pháp đào tạo và phát triển

Các hoạt động đào tạo và phát triển NNL giảng dạy trong các trường đại học có thể đƣợc triển khai qua nhiều hình thức khác nhau nhƣ đào tạo tập trung theo các chương trình cấp bằng, đạo tạo dài hạn, đào tạo ngắn hạn,...

Đối với một trường đại học, có thể phân chia công tác đạo tạo và phát triển NNL giảng dạy thành các loại chính sau:

- Đào tạo dài hạn.

- Đào tạo ngắn hạn.

- Đào tạo thông qua công việc (kèm cặp, chỉ việc, tham gia trợ giảng, nghe giảng,...).

1.2.5. Cách tiếp cận trong đào tạo và phát triển

Công tác đào tạo và phát triển có thể đƣợc tổ chức theo kế hoạch áp đặt từ trên xuống, tác động từ ngoài vào hoặc khởi xướng từ dưới lên, tự chủ từ chính bản thân cá nhân giảng viên và tập thể trong nhà trường.

Việc xây dựng kế hoạc áp đặt từ trên xuống có thuận lợi là dễ triển khai, bởi đó là chủ trương chính sách của ban giám hiệu nhà trường. Tuy nhiên nhiều khi không hiệu quả bởi các nội dung hoặc hình thức đào tạo có thể không phù hợp với các đối tƣợng đƣợc đào tạo. Trong đó, các khóa đào tạo về quản lý hành chính nhà nước là một ví dụ. Đó là các khóa học kéo dài nhiều tháng mang tính bắt buộc đối với tất cả các giảng viên và là điều kiện để dự thi nâng bậc. Khóa học này rất tốt ở khía cạnh đáp ứng đƣợc những đòi hỏi của hệ thống xét chức danh, song thực chất có nhiều bất cập, mang nặng tính hình thức. Một cách tiếp cận khác mang tính chủ động từ bản thân cá nhân giảng viên, các bộ môn và bản thân cả nhà trường sẽ đảm bảo các hoạt động đào tạo phát triển phù hợp hơn, đáp ứng những đòi hỏi về nâng cao năng lực của đội ngũ NNL giảng dạy một cách hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giảng dạy tại trường đại học kinh tế ĐHQGHN luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 05 pdf (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)