Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nhìn từ thực tiễn phát triển nghề nghiệp của giảng viên

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giảng dạy tại trường đại học kinh tế ĐHQGHN luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 05 pdf (Trang 69 - 73)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN

2.3. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển NNL giảng dạy tại Trường ĐHKT

2.3.2. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nhìn từ thực tiễn phát triển nghề nghiệp của giảng viên

Con đường phát triển nghề nghiệp của đội ngũ NNL giảng dạy tại trường đại học kinh tế chịu tác động đáng kể của quá trình học tập chính quy, từ đại học đến tiến sỹ của giảng viên. Các chương trình đào tạo của họ được thực hiện theo chương trình truyền thống của Việt Nam, học ở trong nước, hoặc theo các các chương trình của nước ngoài khi đi du học hay các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế.

Hiện nay, nền kinh tế thị trường với sự có mặt của nhiều thành phần kinh tế, bao gồm các công ty nước ngoài, các công ty đa quốc gia. Với những lợi thế hơn hẳn trong việc sử dụng lực lƣợng lao động chất lƣợng cao đã cạnh tranh rất mạnh đối với các trường đại học, trong đó có Trường ĐHKT, vẫn là đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc sở hữu nhà nước với rất nhiều điều kiện ràng buộc. Chính vì thế, Trường ĐHKT đang gặp khá nhiều khó khăn trong

vấn đề trả lương và đãi ngộ tài chính khác để thu hút những người được đào tạo ở nước ngoài về làm giảng viên.

Nhìn chung , sự phân loa ̣i của giảng viên khi về là m viê ̣c ta ̣i trường vẫn chƣa có , chƣa có sƣ̣ ƣu đãi (bằng chính sách công khai) đối với nhƣ̃ng giảng viên tốt nghiệp tại các trường đại học danh tiếng ở nước ngoài , hơn nƣ̃a chế đô ̣ đãi ngô ̣ của nhƣ̃ng giảng viên có cùng trình đô ̣ tiến sỹ trong nước và ngoài nước , thạc sỹ trong nước và ngoài nước là như nhau .

* Phát triển về chuyên môn

Việc học tập lên các bậc cao hơn trong cùng một nhà trường có thể thuận lợi về hình thức, song sẽ không có lợi xét về mặt chuyên môn và sự phát triển của các cá nhân và tập thể. Không phải ngẫu nhiên mà trong nhiều trường đại học của Mỹ, một nguyên tắc được đặt ra khi tuyển chọn giảng viên của trường là không chọn những người có các cấp học đại học, thạc sĩ và tiến sĩ ở cùng một trường, nhất là lại tốt nghiệp từ chính trường đang tuyển chọn.

Các chương trình đào tạo và cách tiếp cận triết lý đào tạo hiện nay cùng với các yêu cầu khá cao theo các chuẩn mực là môi trường đào tạo và rèn luyện cho giảng viên theo hình thức học qua thực hành hiệu quả, không những chỉ về chuyên môn mà còn về kỹ năng giảng dạy. Các cách tiếp cận và triết lý đào tạo chứa đựng trong đó những giá trị nhân văn sâu sắc và góp phần hiệu quả nâng cao nhận thức của giảng viên về vai trò của cá nhân và những xu hướng phát triển tất yếu, nghĩa là góp phần phát triển giảng viên một cách toàn diện.

Việc theo học các chương trình đào tạo, tiếp cận lĩnh hội những những kiến thức về ngoại ngữ, kỹ năng và phương pháp giảng dạy hiện đại và phong cách làm việc chuyên nghiệp.

Trong những năm qua, ở trường đại học kinh tế, các chương tình đạo tạo đã đóng vai trò quan trọng trong việc trang bị và cập nhật cho đội ngũ NNL giảng dạy kiến thức về kinh tế thị trường.

* Phát triển về ngoại ngữ

Ngoài vấn đề chuyên môn, vấn đề về ngoại ngữ cũng là một nội dung quan trọng cần đào tạo đối với đội ngũ NNL giảng dạy. Ngoại ngữ tuy không phải là yếu tố cốt lõi, song lại hết sức quan trọng vì đó là phương tiện giao tiếp chính thức trên thế giới.

Hiện nay, rất nhiều giảng viên trong trường đại học kinh tế đã lựa chọn phương pháp phát triển và nâng cao ngoại ngữ bằng cách lựa chọn tham gia trợ giảng các chương trình đào tạo hợp tác quốc tế, tham gia khóa đào tạo phương pháp giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh do Trường ĐHKT phối hợp với trường ĐH Ngoại ngữ tổ chức. Tỷ lệ giảng viên có khả năng sử dụng ngoại ngữ để giảng dạy là trên 40%.

* Về phát triển các kỹ năng và phương pháp giảng dạy

Bên cạnh các yếu tố ngoại ngữ và chuyên môn thì các kỹ năng và phương pháp giảng dạy, phong cách làm việc với sinh viên cần đƣợc học hỏi và rèn luyện một cách thường xuyên. Tiếp nhận được những khía cạnh mới về các yếu tố đó qua quá trình học tập trong một chương trình đào tạo là chưa đủ, người giảng viên cần có một môi trường để thực hành và ứng dụng thường xuyên.

Hiện nay, ở trường đại học kinh tế, quá trình giảng dạy của giảng viên đƣợc chia làm 3 giai đoạn: Thiết kế và chuẩn bị nội dung giảng dạy; Tiến hành thực hiện nội dung giảng dạy; Theo dõi và đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Hầu hết các giảng viên đã trang bị và lựa chọn phương pháp giảng dạy hiện đại. Đến tháng 2/2012, 100% giảng viên Trường ĐHKT đã được trang bị đầy đủ các khóa học về nghiệp vụ sƣ phạm theo quy định của Luật Giáo dục.

* Phát triển khả năng nghiên cứu

Nghiên cứu là một hoạt động rất đặc thù của giảng viên trong trường đại học, là nhiệm vụ của mỗi cá nhân và là một mảng hoạt động của nhà trường nói chung.

Với công tác nghiên cứu khoa học của đội ngũ NNL giảng dạy của nhà trường trong những năm qua đó có những bước tiến mạnh mẽ về số lượng và chất lương. Ngoài đề tài do Bộ giáo dục và đào tạo giao, Trường liên tục đƣợc Chính phủ, Hội đồng lý luận Trung ƣơng, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì nhiều chương trình, đề tài cấp Nhà nước. Các đơn vị và nhà trường đã ký kết và triển khai nhiều đề tài hợp đồng với các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp.

Bảng 2.5: Số chương trình/đề tài khoa học đã nghiệm thu Năm Đề tài cấp Nhà

nước

Đề tài cấp ĐHQGHN

Đề tài cấp cơ sở

2009 0 8 13

2010 3 14 13

2011 3 19 12

Nguồn: Trường ĐHKT-ĐHQGHN Qua bảng số liêu trên ta thấy công tác nghiên cứu khoa học của Trường khá phát triển qua các năm, nó nói lên vị thế của trường trong công tác nghiên cứu khoa học và tư vấn và cũng là uy tín của cán bộ công nhõn viên trong trường.

Nhƣ vậy ta có thể thấy đƣợc sự phát triển trông thấy của công tác nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Kinh tế, những thành tích trên rất đáng được tuyên dương và cổ vũ khích lệ tiếp tục phát huy, điều đó cũng là củng có và nâng cao chất lượng của nhà Trường.

Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều vẫn đề hạn chế. Hiện tại, thực tế công tác triển khai công tác nghiên cứu khoa học trong Trường ĐHKT rất hạn chế, chủ yếu phục vụ giải ngân cho quỹ nghiên cứu khoa học được cho trường hàng năm. Các công trình nghiên cứu khoa học dù đƣợc coi là phục vụ cho

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giảng dạy tại trường đại học kinh tế ĐHQGHN luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 05 pdf (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)