Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giảng dạy tại trường đại học kinh tế ĐHQGHN luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 05 pdf (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển NNL giảng dạy

1.3.1. Nhân tố chủ quan

1.3.1.1 Nguồn lực đầu tư dành cho công tác đào tạo và phát triển NNL giảng dạy trong các trường đại học

Việc nhà nước đầu tư kinh phí đào tạo để gửi người đi học nước ngoài là chủ trương đúng đắn, song có thể cân nhắc thận trọng hơn để có thể có được hiệu quả cao hơn từ chủ trương này.

Hiện tại, nhà nước có tiền và tìm kiếm người giỏi để gửi đi đào tạo ở

nước ngoài, hy vọng những người này sẽ trở về để đem kiến thức học được đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Về thực chất, đối với các cơ sở đào tạo nước ngoài, chúng ta đã “chơi sang”: chúng ta đem cả “tiền” và “tài” cho các trường đại học nước ngoài, và như vậy nghĩa là chúng ta đã làm “rỗng”

đi một ít “tiền” và làm “hao hụt” đi một số “nhân tài” của môi trường giáo dục trong nước. Kết quả là, khi những người giỏi kia được đào tạo thật tốt, họ quay trở lại và môi trường giáo dục nghèo nàn của chúng ta sẽ không phải là chỗ hấp dẫn để họ có thể làm việc và cống hiến. Con đường tất yếu là tiếp tục hành trình ra nước ngoài làm việc, hoặc nếu ở trong nước thì cũng là làm việc chủ yếu cho các công ty nước ngoài, ở môi trường cho phép họ phát huy kết quả học tập tốt hơn. Còn nếu họ phải quay trở về các đơn vị cũ là các trường đại học, các cơ quan nhà nước làm việc một cách khiên cưỡng do đã hưởng học bổng, hiệu quả làm việc sẽ không thể cao. Trong khi đó, nếu có thể làm cho môi trường giáo dục, cụ thể là các trường đại học trở nên hấp dẫn, thì không những thu hút được những người được cử đi học bằng ngân sách nhà nước, mà con thu hút được số tài năng đi du học nước ngoài qua các học bổng tự kiếm đƣợc.

Đối với những người thật sự tài, rất có khả năng họ sẽ tìm được học bổng hay một phần học bổng cho việc đi du học, điều mà hiện nay vẫn còn đang thực sự rất đắt đỏ đối với người Việt Nam. Do đó, hay có một cơ chế nào đó để những người được nhận học bổng luôn có thể tìm thêm những nguồn học bổng khác nữa cho con đường học tập của mình. Ví dụ nhà nước có thể xây dựng chính sách học bổng sao cho một người chỉ có thể được nhận học bổng đi học thạc sĩ nước ngoài khi và chỉ khi họ cho thấy khả năng lớn là họ sẽ tự tìm đƣợc học bổng tiến sĩ sau này. Nói một cách khác, yêu cầu để được nhận học bổng cần cao hơn hẳn yêu cầu thông thường để được nhận vào học tại trường. Với những người cũng giỏi nhưng chưa đến mức ấy, họ vẫn được nhận học bổng nhưng để học những chương trình đào tạo quốc tế trong nước. Bằng cách đó, chính họ đã đóng góp một phần vào sự phát triển cho giáo dục trong nước, tạo tiền đề cho những người đi học nước ngoài có chỗ để quay trở về sau khi học tập ở nước ngoài. Và điều này cũng sẽ tránh được những chuyện đáng tiếc về việc lưu học sinh của ta ra nước ngoài có học bổng quá eo hẹp, và đối với một số không thật sự xuất sắc đm không hoàn thành

được chương trình đào tạo đúng hạn, dẫn đến những tranh cãi không đáng có giữa Bộ GD và ĐT với các lưu học sinh... Đồng thời, cách làm này có thể tạo tiền cho những sinh viên học ở các chương trình quốc tế trong nước tìm học bổng ở các bậc đào tạo tiếp theo, phát huy tối đa tiềm năng của họ.

Cách tiếp cận này sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc điều chỉnh lại các

“luồng chảy” của nguồn lực “tiền” và “tài” của ta, trước hết đối với nhà nước và có tác dụng lan tỏa đối với người dân, tao môi trường thuận lợi cho các chương trình đào tạo chất lượng cao phát triển.

1.3.1.2 Chiến lược đào tạo và phát triển NNL giảng dạy trong các trường đại học

Đối với các trường đại học, chiến lược đào tạo và phát triển NNL giảng dạy là một trong những vấn đề rất quan trọng trong chiến lƣợc phát triển nói chung của nhà trường. Các nhà trường cũng thường xây dựng các chiến lược phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2020, trong đó các mục tiêu cụ thể về phát triển đào tạo NNL cũng đƣợc đề cập đến. Chính những mục tiêu cụ thể trong chiến lược đào tạo và phát triển đã có những ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển giảng dạy của nhà trường hàng năm. Cụ thể như:

Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đủ về số lƣợng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao;

phong cách giảng dạy và quản lý tiên tiến

Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ hợp lý về quy mô và cơ cấu, có đủ năng lực để xây dựng một đại học nghiên cứu tiên tiến. Dự báo số lượng cán bộ giảng dạy đến năm 2020 của nhà trường. Dự báo đội ngũ giảng viên đại học với có học vị tiến sĩ, có chức danh giáo sƣ, phó giáo sƣ (trong đó có chức danh giáo sƣ); bao nhiêu giáo viên có thể giảng dạy chuyên môn bằng ngoại ngữ. Xây dựng đội ngũ cán bộ đầu ngành có uy tín cao ở trong và ngoài nước. Đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tính chuyên nghiệp cao với thông thạo nghiệp vụ, sử dụng đƣợc một ngoại ngữ trong giao tiếp, sử dụng thành thạo tin học văn phòng và phần mềm quản lý.

Bên cạnh đó các trường đại học cũng đưa ra giải pháp cụ thể để phát triển NNL giảng dạy đó là phát triển đội ngũ cán bộ hợp lý về quy mô và cơ cấu, có đủ năng lực thực hiện sứ mệnh của trường:

Quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ phù hợp với quy mô đào tạo. Xây dựng chiến lƣợc phát triển NNL để có đƣợc đội ngũ cán bộ giỏi, xuất sắc về chuyên môn, nhiệt huyết với sự nghiệp giáo dục. Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp và trọng dụng nhân tài. Đầu tư tương xứng với tiềm năng của cán bộ và mức độ ƣu tiên của công việc. Xây dựng cơ chế đãi ngộ xứng đáng cho cán bộ theo kết quả làm việc.

Có chế độ định kỳ đào tạo bồi dƣỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ. Xây dưng chính sách thu hút các cán bộ đã nghỉ hưu, cán bộ ở cơ quan ngoài, các nhà khoa học quốc tế đến giảng dạy và nghiên cứu tại Trường. Đổi mới mạnh mẽ công tác quản trị đại học. Xây dựng văn hóa công sở. Tăng cường công tác quản lý cán bộ và quản lý lao động nói riêng.

Thực hiện tốt công tác khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ và sinh viên.

1.3.1.3. Công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường đại học

Công tác này giữ một vai trò hết sức quan trọng, đảm bảo cho việc xây dựng đƣợc một đội ngũ giảng viên đủ về số lƣợng, có chất lƣợng cao, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo sự kết nối một cách nhuần nhuyễn giữa các thế hệ và xây dựng đƣợc đội ngũ giáo viên đầu ngành.

Để tuyển được những giảng viên có phẩm chất tư tưởng chính trị, đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn giỏi, cần tuyển chọn những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi trở lên sau đó đƣợc đào tạo nâng cao; hoặc chọn những cán bộ khoa học từ các cơ sở khoa học, hoặc các cán bộ đang giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng. Cần sơ tuyển qua hồ sơ, sau đó thực hiện các hình thức thi tuyển để đánh giá về nhận thức chính trị, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, khả năng sƣ phạm (thông qua hình thức giảng thử). Đây là bước đánh giá tổng hợp, do đó phải có hội đồng gồm những nhà giáo có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của ngành học, môn học để kiểm tra, đối thoại trực tiếp và có đánh giá cụ thể.

1.3.1.4. Công tác bồi dưỡng giảng viên trong các trường đại học

Nội dung bồi dƣỡng giảng viên phải toàn diện, bao gồm cả phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị, trình độ chuyên môn và kỹ năng sư phạm.

Đây là một yêu cầu khách quan có tính cấp thiết để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đại học ở nước ta hiện nay - nó được xuất phát từ yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học ở trường đại học; đáp ứng xu thế phát triển của giáo dục trong nước và trên thế giới, cũng như yêu cầu của việc chuyển đổi từ phương thức đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ có hiệu quả, và tiến tới thực hiện các chương trình đào tạo tiên tiến.

Xây dựng cho đƣợc một đội ngũ ngày càng nhiều những giảng viên đại học đạt tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là đạt đến trình độ quốc tế trong nghiên cứu khoa học (NCKH). Muốn vậy, cần đẩy mạnh hợp tác đào tạo sau đại học với những trường đại học hàng đầu của thế giới, nhằm tranh thủ sự giúp đỡ của các trường bạn trong việc đào tạo đội ngũ các giảng viên trẻ đạt chuẩn quốc tế. Việc đào tạo giảng viên phát triển theo hướng chuyên nghiệp chính là chiếc cầu nối giữa vị trí mà các nhà giáo dục đang đứng hiện nay với vị trí mà họ cần có và phải có, nhằm đáp ứng yêu cầu của toàn cầu hoá và hội nhập.

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giảng dạy tại trường đại học kinh tế ĐHQGHN luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 05 pdf (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)