Giới thiệu về phòng chuyên trách NNL tại Trường Đại học Kinh tế

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giảng dạy tại trường đại học kinh tế ĐHQGHN luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 05 pdf (Trang 50 - 53)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN

2.1. Tổng quan về Trường ĐHKT

2.1.5. Giới thiệu về phòng chuyên trách NNL tại Trường Đại học Kinh tế

Các cơ sở giáo dục cũng nhƣ bất kỳ tổ chức nào cũng đều cần đến hoạt động quản trị nhân lực, để sử dụng và phát triển nguồn lực để đạt đƣợc mục tiêu của mình. Về cơ bản, các hoạt động quản trị nhân lực trong các cơ sở giáo dục cũng mang một số nét đặc trƣng chung nhƣ:

- Đây là công tác quản lý con người trong phạm vi một cơ sở giáo dục và đào tạo, là sự đối xử của tổ chức với người lao động

- Đối tượng của quản trị NNL là người lao động với tư cách là những cá nhân, cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong các nhà Trường và các vấn đề có liên quan đến họ nhƣ công việc và các quyền lợi, nghĩa vụ của họ.

- Mục tiêu cơ bản của quản trị NNL trong các cơ sở giáo dục đào tạo là nhằm củng cố và duy trì đầy đủ số lƣợng và chất lƣợng lao động cần thiết cho nhà trường để đạt được các yêu cầu về đào tạo, giáo dục, nghiên cứu khoa học và phục hồi xã hội.

- Nội dung cơ bản của quản trị NNL trong các cơ sở giáo dục và đào tạo cũng gồm việc tuyển mộ, tuyển chọn,duy trì, phát triển, sử dụng, động viên và cung cấp tiện nghi cho nhân lực thông qua các tổ chức, bộ phận cụ thể của nhà Trường. Đối với Trường ĐHKT, đơn vị giúp việc về công tác tổ chức, cán bộ là Phòng Tổ chức Nhân sự (Phòng TCNS).

Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức bộ máy phòng TCNS

Nguồn: Phòng TCNS, Trường ĐHKT-ĐHQGHN Hiệu trưởng

Trưởng phòng TCNS

Phó TPhòng TCNS

Bô ̣ phâ ̣n đánh giá

và khen thưởng Bộ phận

chế độ chính sách,

đào tạo Bộ phận

Tổ chức, tuyển dụng, sử

dụng

Phòng Tổ chức Nhân sự là đơn vị tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng thực hiện chức năng tổ chức, quản lý và điều hành các hoạt động liên quan đến công tác tổ chức và nhân sự của Trường.

Phòng TCNS có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Đầu mối triển khai công tác tuyển dụng/thu hút viên chức, lao động hợp đồng theo đúng quy định của ĐHQGHN và Pháp luật của Nhà nước; bố trí sử dụng, đánh giá, điều động viên chức một cách hợp lý, sử dụng có hiệu quả NNL của Trường.

- Đầu mối tổ chức thực hiện công tác thi đua - khen thưởng, kỷ luật viên chức theo quy định của Nhà nước và Trường Đại học Kinh tế.

- Xây dựng cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong Trường.

- Nghiên cứu, xây dựng quy hoạch phát triển NNL phù hợp với chiến lược phát triển và kế hoạch năm học của Trường.

- Lập kế hoạch biên chế hàng năm, đáp ứng nhu cầu phát triển của Nhà trường, báo cáo ĐHQGHN để duyệt chỉ tiêu viên chức của các đơn vị trong Trường.

- Tham mưu xây dựng, ban hành các văn bản (quy định, hướng dẫn) giúp Hiệu truởng quản lý công tác tuyển dụng; bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm; đào tạo; thi đua - khen thưởng và đánh giá cán bộ, giảng viên và chuyên viên.

- Thực hiện công tác nâng lương, phụ cấp, hưu trí và các chế độ chính sách khác đối với cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng trong Trường.

- Tổ chức công tác đánh giá từng chức danh lãnh đạo quản lý theo nhiệm kỳ; thực hiện các thủ tục xem xét thôi không đảm nhận các chức vụ lãnh đạo, bổ nhiệm, tái bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo quản lý theo quy định.

- Thực hiện quản lý nhân sự các trung tâm trực thuộc theo hệ thống các văn bản quản lý.

- Phối hợp với các đơn vị trong trường tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu, chuyên viên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp và yêu cầu phát triển năng lực cá nhân.

- Phối hợp với phòng KHTC thực hiện công tác BHXH, BHYT cho cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng trong toàn Trường.

- Phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong Trường.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác được Hiệu trưởng giao theo đúng chức năng của Phòng Tổ chức Nhân sự.

Với mô hình tổ chức bộ máy của Trường ĐHKT như trên như trên, phòng Tổ chức Nhân sự đã phân chia trách nhiệm của các bộ phận nhƣ sau:

Thứ nhất, bộ phận tổ chức, tuyển du ̣ng và sử dụng do đồng chí Trưởng phòng trực tiếp phụ trách và một chuyên viên giúp việc, với chức năng và nhiệm vụ chính là tham mưu và giúp việc cho Hiệu trưởng việc tuyển dụng, sắp xếp và bố trí lao động thuộc phạm vi toàn trường.

Thứ hai, bộ phận chế độ chính sách đào ta ̣o thực hiện chính sách với người lao động bao gồm các công việc như: xếp lương, nâng lương, theo dõi việc thực hiện chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, ốm đau, thai sản, học tập bồi dưỡng, hưu trớ...Để đảm bảo trả lương và thực hiện các chế độ chính sách cho người lao động, bộ phận chế độ chính sách do đồng chí Phó trưởng phòng phụ trách trực tiếp và 2 chuyên viên giúp việc. Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận này là giúp việc cho Hiệu trưởng thực hiện các chế độ chính sách cho người lao động trên phạm vi toàn trường.

Thứ ba, bộ phận sử du ̣ng và đánh giá do đồng chí Phó trưởng phòng đảm nhiệm. Nhiệm vụ của bộ phận này ngoài việc tham mưu, đề xuất xây dựng các đề án và quy chế hoạt động của các đơn vị, bộ phận mới thành lập hoặc hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của các đơn vị cũ.

Từ sơ tổ chức bộ máy và sự phân công, bố trí sắp xếp công việc chúng ta có thể nhận thấy các hoạt động đến hoạt động quản trị nhân lực đều đƣợc phân công người phụ trách đảm nhiệm tương đối toàn diện, chặt chẽ. Tập thể phòng Tổ chức nhân sƣ̣ là một tập thể mạnh, luôn giữ đƣợc khối đoàn kết nhất trí cao. Lực lƣợng lao động chuyên môn ở các bộ phận khá đồng đều và có trình độ, năng lực quản lý vững.

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giảng dạy tại trường đại học kinh tế ĐHQGHN luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 05 pdf (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)