Hình tợng một con ngời luôn băn khoăn, day dứt với lẽ xuất

Một phần của tài liệu Hình tượng tác giả trong thơ chữ hán nguyễn trãi (Trang 32 - 38)

Trong t tởng của Nguyễn Trãi có sự kết hợp giữa ba luồng t tởng:

Nho - Đạo – Phật. Trong ba luồng t tởng đó thì nho giáo ảnh hởng đến ức Trai nhiều hơn cả. Nguyễn Trãi trớc hết là một nho sỹ, là một ngời mang nặng t tởng nho giáo.

Nh chúng ta đã biết, nho giáo là một học thuyết chính trị – xã

hội và nó chủ trơng khuyến khích con ngời nhập thế. Nho giáo đã chuẩn bị cho con ngời tâm thế “Đạt kiêm tế thiên hạ, cùng độc thiện kỳ thân”

(Gặp thời thì ra giúp thiên hạ, không gặp thời thì trở về giữ mình trong sạch). Bởi vậy đối với các nhà nho, vấn đề hành – tàng, xuất – xử là một lẽ thờng tình, ít có sự băn khoăn, day dứt. Nhiều nhà nho khi bất

đắc chí đã trở về ở ẩn một cách nhẹ nhàng, thanh thản. Nhng đối với Nguyễn Trãi, một con ngời luôn mang nặng trong mình nỗi lo đời, luôn ấp ủ một lý tởng hoài bão chính trị thì vấn đề xuất hay xử, nhập thế hay lánh đời thực sự đã trở thành cuộc đấu tranh nội tâm luôn dai dẳng trong suốt cuộc đời ông. Một mặt ông muốn cởi tục tìm thanh, nhng mặt khác vẫn đeo đẳng việc đời; muốn cho nớc nhà thái bình, muôn dâm êm ấm, nhng có khi ông tiếc cái mũ nhà Nho làm cho nhiều lầm lỡ.

“Xuất” với Nguyễn Trãi không phải là vì danh lợi, bổng lộc bởi

ông luôn xem danh là “danh hão”. Ông coi thờng danh lợi, bổng lộc ở chốn quan trờng. (Vì thế ta thấy dù làm quan nhng ông luôn sống cảnh thanh bạch). “Xuất” với Nguyễn Trãi là để đem tài năng công đức của mình ra để giúp nớc giúp đời, là để thực hiện lý tởng “Trị quốc bình thiên hạ”, đem lại nền thái bình, thịnh trị cho nhân dân. Ai cũng biết rằng Nguyễn Trãi là một ngời tài năng, đức độ, chính ông cũng ý thức đ- ợc điều đó. Song ông là một ngời anh hùng không gặp thời, tài năng đức

độ của ông lại bị đặt vào một chế độ xã hội không biết trọng dụng nhân tài, chỉ đầy bọn gian xảo, nịnh bợ, gièm pha ở chốn quan trờng. Những bầy tôi tụng thì bị nghi ngờ làm phản. Ngay cả Nguyễn Trãi cũng từng bị nghi ngờ và bắt giam. Do đó lý tởng chính trị – xã hội của ông không thực hiện đợc mà chỉ là mơ ớc, khát vọng, hoài bão luôn ôm ấp trong lòng. Ông muốn ra làm quan, đem tài năng, lý tởng của mình để phục vụ xã hội, xây dựng đất nớc nhng cuộc sống chốn quan triều đã

làm Nguyễn Trãi phải ghê sợ:

Hoạn tình dị khiếp thơng cung điểu Mộ ảnh nan lu phó hắc xà.

(Mạn hứng Kỳ Ngũ)

(Con đờng làm quan dễ khiếp nh chim phải cung Bóng xế chiều khó ngăn con rắn về hang).

hay: Không hoa ảo nhãn miên tiêu lộc Tục cảnh kinh tâm suyễn nguyệt ngu

(Mạn hứng Kỳ Tam)

(Hoa mắt tởng chiêm bao thấy lá chuối giấu con hơu Nhìn cảnh tục lòng sợ nh trâu sợ trăng thở phì phò).

Nguyễn Trãi đã chán “thói nhà nho lạnh nhạt, tình đời bạc bẽo”:

Ta d cửu bị nho quan ngộ (Thân ta bị cái mũ nhà nho lừa đã lâu) và thấy

đợc Thành trung hiên miện tổng trần xa (áo mũ trong thành cát bụi đầy)

nhng ông vẫn không bỏ đợc nguyên lý Nho giáo là hai chữ “Quân thân”;

“Đạo làm con liền đạo làm tôi”. Nguyễn Trãi là ngời có ý thức về tài năng cá nhân rất mạnh mẽ. Ông tự biểu lộ điều đó qua việc miêu tả

cây tùng Đống lơng tài có mấy bằng mày , Lâm tuyền ai rặng già làm khách (Quốc âm thi tập). Do vậy mà, vấn đề xuất – xử, hành – tàng càng dằn vặt đeo đẳng ông. Nếu bỏ đời ở ẩn thì ông sẽ đánh mất lẽ sống yêu thích của mình. Đó là bi kịch của ông, một nhân cách cao thợng, nhập thế biết lo trớc mọi phúc hoạ, mọi mất mát mà không tránh đợc tai hoạ. Vì vậy trong tập thơ chữ Hán Nguyễn Trãi ta thấy có hình tợng một con ngời luôn đấu tranh day dứt giữa xuất và xử. Con ngời đó hiện diện nh một niềm day dứt, một con ngời thao thức khôn nguôi của thời đại.

Ông hiện diện không phải nhằm khẳng định Nho hay Đạo,nhập thế hay lánh đời mà khẳng định một con ngời lý tởng chính trị xã hội luôn thờng trực nhất quán, một con ngời muốn hiến dâng tài năng cho cuộc sống một cách trọn vẹn.

Trong thơ chữ Hán, Nguyễn Trãi đã nhiều lần nói đến cảnh

“nhàn”, “ẩn”, ca ngợi cuộc sống nhàn tản, ẩn dật và mong muốn đợc yên ổn với cảnh sống ấy, nhng ông nào có thoát đợc những lo toan của cuộc

đời:

Hồi thủ Đông Hoa địa Trần c giác dĩ vô

(Giang hành) (Ngoảnh lại nhìn đất Đông Hoa Ta thấy ta nh rũ sạch bụi trần) Nhàn trung tận nhật bế th trai

(Mộ xuân tức sự)

(Nhàn rỗi suốt ngày đóng cửa phòng sách).

Nhàn quải ngộ song triều thối nhật

Mộng hồi nghi thị cố viên xuân

(Đề Sơn điểu hô nhân đồ)“ ” (Nhàn rỗi treo (tranh) ở song cửa sau buổi chầu

Trong giấc mơ về quê nhà tởng đây là vờn xuân của ai)

Rõ ràng Nguyễn Trãi từng có nhiều bài thơ ca ngợi cảnh nhàn tản, ẩn dật. Cuộc sống đó có thể làm cho con ngời nhà thơ thoát khỏi bụi trần, thoát khỏi những lời tâng bốc, gièm pha, thói xu nịnh của cảnh quan trờng. Cuộc sống đó khiến cho lòng ngời có thể thanh thản, vui thú với thiên nhiên, cỏ hoa, muông thú, khiến cho tinh thần yên ổn, không phải khom lng cúi mình, vô trần luỵ:

Tùng cúc do tồn qui vị vãn Lợi danh bất tiển ẩn phơng chân (Lúc trở về tùng cúc đang còn đấy

Lợi danh chẳng tiện gì, ở ẩn là phơng sách chân thực) Ta d cửu bị nho quan ngộ

Bổn thị canh nhàn điếu tịch nhân

(Đề Từ Trọng Phủ canh ẩn đờng) (Tự than mình đã lâu bị ngộ nhận vì vẻ nho quan Vốn chỉ thích cày ruộng, câu cá, sống đời ẩn dật).

Ưu du thả phục ngôn d hiếu Phủ ngỡng tuỳ nhân tạ bất năng

(Mạn hứng Kỳ Nhị)– (Lại bảo rằng ta a thanh nhàn

Còn nh cúi mình theo ngời thì ta không có khả năng).

Và có khi ông cho rằng cuộc sống nhàn rỗi, thoát khỏi chốn quan trờng thì tinh thần vô cùng nhẹ nhõm, “mộng cũng nhẹ nhàng”.

Quan lãnh thân nhàn mộng diệc thanh

(Thu dạ khách cảm Kỳ Nhị)– (Rảnh việc quan nhàn rỗi nên mộng cũng nhẹ nhàng) Với ông cuộc sống nhàn tảng cũng thật đáng quý:

Tĩnh lý càn khôn kinh vạn biến

Nhàn trung nhật nguyệt trị thiên câm

(Thu nguyệt ngẫu thành) (Trong cõi yên lặng sợ trời đất sinh vạn biến

Ngày tháng trong cảnh thanh nhàn đáng giá nghìn vàng) Ngọ song tiêu sái vô trần luỵ

Nhất phiến nhàn tâm nhiếp thái h (Tức sự)

(Nằm ở cửa sổ lòng nhẹ nhàng chẳng vơng luỵ bụi trần Một tấm lòng nhàn nhã vợt lên tận cõi h vô)

Có khi Nguyễn Trãi còn nhắc nhiều đến các tấm gơng ẩn dật mà

ông rất cảm phục:

Hữu hoài Trơng Thiếu Bảo Bia khắc tiểu hoa ban

(Dục Thuý sơn) (Cảnh gợi nhớ Trơng Thiếu Bảo

Trên bia đá lốm đốm những khóm rêu hoa) hay: Pha lão tích tằng Đam Nhĩ khứ

Trờng Canh diệc hớng Dạ Lang lai

(Tặng Khổng, Nhan, Mạnh, tam thị tử tôn giáo thụ Thái Bình)

(Pha Lão xa đi đày ở Nam Nhĩ

Trờng Canh cũng phải đến vùng Dạ Lang) Nhân gian nhợc hữu Sào, Do đồ

Khuyến cừ thích ngã sơn trung khúc (Côn Sơn ca)

(Trên đời nếu có ai là đồ đệ của Sào, Do

Khuyên họ lắng nghe khúc ca trong núi của ta)

Ông ca ngợi các nho sỹ xa đã tìm đến cuộc sống ẩn dật để giữ

mình trong sạch khi không giúp đợc đời. Tuy nhiên ca ngợi cuộc sống ẩn dật, nhàn tản, ca ngợi những tấm gơng về những ngời lánh đời để giữ

lòng trong sạch nhng đọc thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi ta thấy con ngời trong thơ ông không thoát tục, vẫn vớng bụi trần gian, vẫn mang nặng nỗi niềm về lý tởng chính trị cha làm đợc. Ông chú trơng vứt bỏ mọi v-

ơng vấn về công danh, ông muốn xác lập một mẫu ngời không màng danh lợi nhng không nguôi việc đời. Vì thế cuộc đấu tranh nội tâm về vấn đề “xuất” hay “xử” ở Nguyễn Trãi càng trở nên gay go quyết liệt.GS. Trơng Chính đã đa ra một nhận xét xác đáng rằng: “Có thể thấy tiếp theo những ngày kháng chiến gian khổ, Nguyễn Trãi liền bớc vào thời kỳ sóng gió nhất của cuộc đời ông. Cũng là thời kỳ ông nhiều tâm sự nhất. Có một cuộc đấu tranh t tởng dai dẳng trong con ngời ông là về hay ở, cuộc đấu tranh t tởng ấy là đề tài chính của thơ ông lúc này”

[8;tr283,284].GS. Nguyễn Huệ Chi cũng nói rằng: “Rõ ràng cái nhàn trong thơ Nguyễn Trãi chỉ là một cách nói của nhà thơ, một cách che dấu nỗi đau lòng, cái buồn của ông là cái buồn có duyên cớ sâu sắc và việc “quy sơn” đâu phải là một điều sảng khoái đối với ông, nó chỉ là một tình thế bất đắc dĩ, là cái kết quả bi thảm của trăm nghìn sóng gió trong nội bộ của giai cấp phong kiến lúc bấy giờ mà thôi”[8;tr454]

Từ đó ta có thể thấy cuộc đấu tranh day dứt, dai dẳng về vấn đề xuất – xử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi chính là biểu hiện của một con ngời có lý tởng chính trị – xã hội luôn thờng trực nhất quán.

Vì luôn ôm ấp ớc mơ, hoài bão xây dựng chính trị – xã hội mà dù có ở ẩn, quy sơn ông vẫn không thoát đợc gánh nặng cuộc đời. Đó chính là tâm sự lớn nhất của nhà thơ, đi vào hết mọi ý nghĩ của ông, làm thành

nỗi thao thức suy t, tạo nên hình tợng bất hủ, tấm lòng son, khiến cho

đôi mắt nhà thơ luôn mở to trong đêm dài…

Một phần của tài liệu Hình tượng tác giả trong thơ chữ hán nguyễn trãi (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w