Lời thoại sử dụng nhiều từ ngữ mang nghĩa tình thái

Một phần của tài liệu Đặc điểm lời thoại nhân vật người chiến sỹ trong truyện ngắn lê lựu (Trang 24 - 29)

2.1. Đặc điểm sử dụng từ ngữ qua lời thoại nhân vật

2.1.2. Lời thoại sử dụng nhiều từ ngữ mang nghĩa tình thái

Về khái niệm tình thái, tác giả Ngữ nghĩa lời hội thoại“ ” đã chỉ rõ: “Trong hoạt động giao tiếp, một phát ngôn đợc nói ra gồm hai phần: phần mang nghĩa miêu tả - thờng do các yếu tố từ vựng chân thực đảm nhận; phần thể hiện thái

độ, sự đánh giá của ngời nói đối với hiện thực đợc nói tới thờng do các yếu tố tình thái trong phát ngôn đảm nhận, phần này đợc gọi là phần mang nghĩa tình thái (8, 52).

Tình thái là một bộ phận không thể thiếu đợc trong hội thoại bởi đặc điểm khác biệt của ngôn ngữ hội thoại so với các phong cách ngôn ngữ khác đó là tính chất sống động, có hồn, giàu tính biểu cảm, cảm xúc, mang đậm dấu ấn cá nhân.

Khảo sát lời thoại nhân vật ngời chiến sĩ trong truyện ngắn Lê Lựu, chúng tôi bắt gặp những yếu tố thể hiện nghĩa tình thái xuất hiện với tần số cao.

Theo sự thống kê, số lần xuất hiện của các từ ngữ tình thái trong truyện ngắn Lê Lựu là 329 lần trên tổng số 508 lời hội thoại (gần 65%). Các phơng tiện biểu hiện tình thái cũng khá đa dạng, bao gồm cả tình thái từ, tổ hợp từ tình thái, phụ từ, trợ từ, yếu tố ngữ điệu Trong tổng số phiếu lời thoại có chứa yếu tố… tình thái, tần số xuất hiện của các nhóm nghĩa tình thái sau khá lớn (so với các nhóm khác):

a) ý nghĩa khẳng định.

Tình thái khẳng định xuất hiện khá nhiều trong tổng số lời thoại có chứa yếu tố tình thái, chiếm tỉ lệ 17%. Để biểu thị tình thái khẳng định, ngôn ngữ hội thoại nhân vật ngời chiến sĩ trong truyện ngắn Lê Lựu thờng sử dụng các từ, tổ hợp từ tình thái nh: nhất định, chắc chắn, chứ sao, đợc, ừ đợc, đợc... đợc, yên trí,

đúng, ừ đúng, ừ phải, đừng hòng, tất nhiên, đấy đấy

Nhân vật ngời chiến sĩ trong truyện ngắn Lê Lựu thờng dùng những từ ngữ

tình thái khẳng định, nhấn mạnh, tạo độ tin tởng cho ngời nghe. Hoàn cảnh chiến

tranh khốc liệt và ý chí quyết tâm quét sạch bóng thù là cơ sở của những phát ngôn kiểu nh vậy.

Trung đoàn trởng Nguyễn Ngọc Bính tâm sự, giãi bày với nhân vật Đê:

- Tất nhiên, nh thế hoàn toàn không có nghĩa là nhu nhợc, buông lỏng, xuê xoa những quy định, nguyên tắc điều lệnh của quân đội.

(Quê hơng ngời lính, 412).

Chính trị viên huyện đội nói chuyện với Lâm:

- Lâm ạ -( )- Chú coi cháu cũng nh em Chung. ừ phải, không chỉ khi chị em đã thân thiết với nhau mà ngay từ hồi cháu mới vào đơn vị.

(Phía mặt trời, 104).

Đại đội trởng Tiên chỉ dẫn kế hoạch tác chiến cho anh em:

- Mình nghĩ mãi từ lúc bắt đầu ma rồi. Nhất định phải dãn ba khẩu ra.

Nó trinh sát lúc sắp ma chứ gì? Mình chuyển đi thế này là bất ngờ lắm? Có phải không?

- Nh thế vừa phải đắp lại công sự các khẩu pháo, vừa phải tập trung phá

và đắp thêm ba công sự mới nữa à?

- Chứ sao!

(Ngêi cÇm sóng, 382 - 383).

Trong những hoàn cảnh hiểm nguy của cụôc chiến tranh bảo vệ đất nớc, các chiến sĩ của ta vẫn luôn thể hiện bản lĩnh quyết tâm, lạc quan, kiên cờng của anh bộ đội Cụ Hồ. Lời nói của họ khẳng định một cách chắc chắn khí thế chống giặc hào hùng, tất thắng của dân tộc ta.

b) ý nghĩa phủ định.

Khi ngời nói thể hiện thái độ không đồng tình hoặc bác bỏ hoàn toàn một sự kiện, hiện tợng gì đó thì trong lời thoại của họ thờng xuất hiện tình thái phủ

định. Tình thái phủ định xuất hiện không nhiều trong truyện ngắn Lê Lựu, cái làm ta quan tâm là ý nghĩa tình thái của sự phủ định trong từng lời thoại.

Lời thoại của nhân vật Yên trong “Trong làng nhỏ” :

- Khổ quá bà ơi, con có nghĩ gì đâu khốn nỗi nhà con nó ốm đau thếphải nói làm sao để nó yên tâm chứ. Con định tối qua họp xong đảo qua nhà, vợ

chồng trao đổi với nhau. Dù không ra đầu ra đũa cũng để mẹ nó khỏi thắc mắc.

Nhng bà biết đấy, có lúc nào con mở mắt ra đợc đâu.

(Trong làng nhỏ, 74).

Trong lời nói của mình, nhân vật Yên bày tỏ thái độ không hề than vãn hay trách móc bởi những gì ngời khác đang nghĩ về anh. Trớc hết, Yên nói “con có nghĩ gì đâu” – nghĩa là không nghĩ gì cả. Ngời chiến sĩ của chúng ta không nghĩ gì về chuyện anh giấu vợ đi làm cách mạng hay chính anh đã nghĩ rất nhiều và rồi tạm thời quyết định vậy để vợ có thể yên tâm. Tiếp đó, Yên nói “...có lúc nào con mở mắt ra đợc đâu” – nghĩa là lúc nào cũng bận bịu vì công việc tập thể, không có thời gian cho việc riêng, việc gia đình. Nh vậy, ở đây ta bắt gặp ý nghĩa của câu là phủ định nhng điều này lại thể hiện thái độ của Yên là tích cực.

Phủ định nhng để khẳng định một điều : Ngời chiến sĩ Việt Nam bao giờ cũng

đặt lợi ích tập thể lên trên hết.

Để làm rõ ý trên, chúng tôi xin viện dẫn một ví dụ về tình thái phủ định hoàn toàn trái ngợc so với ý nghĩa tình thái trong lời thoại vừa đa ra – lời thoại nhân vật trong truyện ngắn “Một bữa no” (Nam Cao) :

- Thế lại đi buôn à ?

- Vốn đâu mà đi buôn ? Với lại có vốn cũng không đi đợc. Ngời nhọc lắm.

- Thế thì lấy gì làm ăn ?

- Chỉ nhịn thôi chứ lấy gì mà ăn.

(DÉn theo 14, 25).

Đoạn thoại trên có chứa tình thái phủ định, thế nhng ý nghĩa nằm sau sự phủ định ấy là việc than phiền, trách móc của nhân vật – ý nghĩa tiêu cực (chúng tôi tạm thời gọi là ý nghĩa tiêu cực).

Trong hầu hết các lời thoại nhân vật ngời chiến sĩ trong truyện ngắn Lê Lựu có chứa yếu tố tình thái phủ định thì thái độ của nhân vật bao giờ cũng mang một ý nghĩa tích cực. Đó không bao giờ là sự than vãn, kêu ca... mà chỉ có thể là đức hi sinh, là sự chịu đựng, phấn đấu hết mình cho Tổ quốc, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Nhân vật Chung và Lâm trong “Phía mặt trời” nói với nhau :

- ... Nhng chị phải cho em biết, anh ấy bị thơng vào đâu, có nặng không.

- Chú bảo với chị là cũng xoàng thôi. Mà đánh nhau bị thơng là chuyện thờng, chúng mình cũng vậy, cứ gì anh ấy.

(Phía mặt trời, 88).

Tình thái phủ định “cứ gì” cho ta hiểu về con ngời Lâm nói riêng, chiến sĩ bộ đội ta nói chung - sẵn sàng hi sinh xơng máu cho độc lập, tự do của Tổ Quốc.

Đại đội trởng Huỳnh ý Tiên vẫn thờng hay nói bằng thứ ngôn ngữ của riêng anh:

- Nó quen thôi, tối quái gì!

- Đầy đủ quái gì, tay ấy đại khái!

(Ngêi cÇm sóng 378).

Nghe Tiên nói chúng ta có đợc một cảm nhận rõ ràng về một con ngời sống khí khái, mạnh bạo ng… ời đã và sẽ chỉ huy đại đội pháo binh tiếp tục giành

đợc nhiều thắng lợi bởi lòng dũng cảm và sự gan dạ, mu trí, nhanh nhẹn trong mọi tình huống, hoàn cảnh.

Tóm lại, tình thái phủ định trong lời thoại nhân vật ngời chiến sĩ trong truyện ngắn Lê Lựu chẳng những không biểu hiện một ý nghĩa tiêu cực mà còn cho ta nhận thức đợc về sự hi sinh, về lý tởng cứu nớc đáng trân trọng của một thế hệ những - con - ngời.

c) ý nghĩa nghi vấn.

Dới hình thức này, lời thoại nhân vật thờng sử dụng các từ tình thái cuối câu nh : à, ý à, nhé, nhỉ, nhá, nhà, hở, hả...

Trong truyện “Trong làng nhỏ”, nhân vật Yên nói với vợ : - Mẹ Chiến giận tôi hả ?

(Trong làng nhỏ, 78).

Đây là câu hỏi chứa đầy sự hối lỗi của nhân vật Yên, anh mong sẽ đợc vợ

“xí xoá” cho sự việc anh giấu chị, cha cho chị biết về chuyện anh sẽ đi làm cách mạng. Thông qua câu hỏi đầy xúc động ấy, bản chất con ngời Yên đợc thể hiện rõ, đấy là một ngời chiến sĩ – nông dân thật thà, trong sáng, yêu thơng vợ hết lòng và cũng sẵn sàng xả thân cho đất nớc.

Trong “Chuyện kể từ đêm trớc”, nhân vật Kim nói với chiến sĩ thơng binh : - Còn ít nớc anh uống nhá ?

(Chuyện kể từ đêm trớc, 157).

Từ tình thái nghi vấn “nhá” bao hàm thái độ khẩn khoản, van nài, lại vừa dịu dàng, thân mật, thể hiện đợc sự gần gũi, quan tâm, săn sóc hết sức chu đáo, tận tình của Kim đối với chiến sĩ thơng binh. Đó cũng chính là tấm lòng, là trái tim đồng đội của ngời chiến sĩ Việt Nam nói chung.

Đến “Chính trị viên và chiến sĩ mới”, chúng ta lại bắt gặp một chiến sĩ Hoàng - sinh viên trẻ trung, nhiệt tình, ngây thơ, đáng yêu :

-... Thật à ? Trời ơi, thế thì cậu muôn năm . Cậu biết đại đội 3 có anh“ ”

Đông chính trị viên và cậu chín rỗ liên lạc hả ?

(Chính trị viên và chiến sĩ mới, 201).

Có khi lại là sự hi sinh quên mình vì đồng đội, đồng chí : - Thế nó nổ thì cậu sống à ?

(Trớc ngày nắng, 471).

d) Dùng từ, tổ hợp từ tình thái để gọi - đáp.

Trong truyện ngắn Lê Lựu, tình thái gọi - đáp đợc thể hiện qua các từ:

- Dùng để gọi : ơi, này, nhà, nhá, nhé, nhỉ, nghe - Dùng để đáp : ạ, vâng, ừ, dạ, đâu, tha, đấy

Hệ thống từ, tổ hợp từ tình thái gọi đáp khá đa dạng, phong phú, tần số xuất hiện cao nhất so với tất cả các yếu tố tình thái mang những ý nghĩa khác trong ngôn ngữ nhân vật ngời chiến sĩ (28%). ở các truyện “Tết làng Mụa ,

Trong làng nhỏ , chuyện kể từ đêm tr

“ ” “ ớc , Chính trị viên và chiến sĩ mới ...,” “ ” các yếu tố này thể hiện rất rõ. Sau đây là đoạn thoại giữa nhân vật Kim và thủ tr- ởng Mai Hữu trong “Chuyện kể từ đêm trớc”:

- Anh bạn trẻ, xuống xê ba bảo cậu Lu Hoài Chung lên gặp thủ trởng Mai Hữu nhà.

- Báo cáo, lên ngay ạ.

- ừ, ừ, bảo tôi đang chờ.

- Có ngời về xê ba rồi, anh bạn xuống xê một, ừ xê một, bảo cho tổ công tác lên ngay tiểu đoàn.

(Chuyện kể từ đêm trớc, 133 - 134).

Cách hỏi đáp nh trên tạo sự cung kính, nghiêm túc theo đúng tác phong quân đội chứng tỏ chiến sĩ ta sống, chiến đấu có nguyên tắc, kỷ luật chặt chẽ, lại hết sức nhã nhặn, lịch sự.

Chính trị viên hỏi chiến sĩ thông tin:

- Đại đội trởng có ở hầm bên kia không?

- Có ạ!

- Báo cáo với đại đội trởng nhá!

(Chính trị viên và chiến sĩ mới, 189).

Ngoài các yếu tố tình thái đã kể trên, các yếu tố tình thái khác chẳng hạn nh tình thái lấp lửng, tình thái trách móc, đay nghiến, mỉa mai, than phiền dờng nh không xuất hiện. Điều này phần nào nói lên đợc tính cách của ngời chiến sĩ – anh bộ đội Cụ Hồ trong thời kì chiến tranh chống Mĩ cứu nớc…

Một phần của tài liệu Đặc điểm lời thoại nhân vật người chiến sỹ trong truyện ngắn lê lựu (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w