Lời thoại nhân vật thể hiện sự hồn nhiên, bộc trực trong tính cách

Một phần của tài liệu Đặc điểm lời thoại nhân vật người chiến sỹ trong truyện ngắn lê lựu (Trang 36 - 39)

3.1. Đặc điểm lời thoại phản ánh thế hệ nhân vật ngời chiến sĩ có thành phần xuất thân nông dân

3.1.1. Lời thoại nhân vật thể hiện sự hồn nhiên, bộc trực trong tính cách

Tác giả Nguyễn Thái Hoà trong cuốn “Những vấn đề thi pháp của truyện , ” khi bàn về chức năng cá thể hoá nhân vật của ngôn ngữ hội thoại, đã chỉ rõ: “Nhiều lúc không cần phải miêu tả diện mạo, xuất thân, thành phần xã hội mà chỉ nghe nhân vật đối đáp, ta cũng hình dung đầy đủ về nhân vật, đó là một tiểu chủ, một thầu khoán, một công nhân, một kẻ cho vay nặng lãi...(6, 65).

Trong truyện ngắn Lê Lựu, chúng tôi nhận thấy nhân vật khi nói thờng sử dụng một hệ thống từ ngữ rất “bình dân”, rất mộc mạc, hồn nhiên... Trong khi

đó, những câu nói mang nghĩa hàm ngôn họ lại ít dùng vì phải dùng thao tác suy

ý mới hiểu đợc. Những từ ngữ này thờng là của ngời ít chữ, lại có cuộc sống và vốn văn hoá hết sức dân dã - ngời nông dân.

Ví dụ, lời của chiến sĩ y tá tỏ ý ngợi khen nhân vật Lâm:

- Ôi, em thấy yêu chị quá.

Sau cử chỉ ngôn ngữ ấy, cô y tá đã chuẩn bị một ít hoa tặng Lâm, Lâm thật thà bảo:

- Chị không thích hoa đâu!

(Phía mặt trời, 120).

Hoàng (Chính trị viên và chiến sĩ mới) giới thiệu về chị mình:

- Anh không lo, chị ta rất khoẻ, lao động loại A , nết tốt, đảm đang.“ ” (Chính trị viên và chiến sĩ mới, 214).

Lời chối từ mộc mạc của đại trởng Tiên khi đợc đề nghị kể cho anh em tân binh nghe “một vài suy nghĩ về những trận đánh tiêu biểu”:

- Suy nghĩ hả? ( ) Chả có gì đâu. – … –

(Ngêi cÇm sóng, 379).

Cũng là một câu nói bộc trực, giản dị của nhân vật Tiên:

- Đã viết th cho chị ấy với các cháu cha?

- Khó bỏ mẹ. Viết đợc đâu.

(Ngêi cÇm sóng, 371).

Mới nghe câu nói này của Tiên, có ngời sẽ nghĩ anh là ngời cộc cằn, sống thiếu tình cảm... Thật ra không phải thế, khách quan mà nói, việc viết th cho vợ con của Tiên đúng nh anh nói quả là rất khó ( khó bỏ mẹ! )“ ” . Anh vốn là một nông dân chân lấm tay bùn, trình độ văn hoá không cao thì chuyện chữ nghĩa với anh đâu phải dễ dàng; hơn nữa, bản chất cố hữu của ngời nông dân Việt Nam là rất ngại chuyện thổ lộ tình cảm. Nếu là một ngời thành thị, chắc hẳn ta sẽ không nghe câu thoại “thật thà” trên. Điều này không có nghĩa là chê hay khen ngời thành thị, lối sống thành thị, bởi mỗi nơi có một nếp sống, nếp nghĩ khác nhau.

Đối với ngời lính – nông dân Tiên thì anh đã nói thẳng những điều gì anh nghĩ mà không hề phải ngại ngùng, dè dặt. Còn trong bề sâu tâm hồn, tình cảm của mình, Tiên rất nhớ vợ, thơng con, nhng hoàn cảnh chiến tranh đã không cho

phép anh đợc ở gần những ngời thân của mình. Đó là cái mất mát của cả một thế hệ những con ngời ra đi vì Tổ quốc.

Trong chiến đấu, đại đội trởng Tiên cũng có những suy nghĩ thật sự giản

đơn, hồn nhiên:

- Báo cáo thủ trởng, đến sáng rõ cha chắc khẩu đội 3 đã xong.

- Thì làm cho xong.

- Báo cáo... Ngộ nó đến sớm.

- Đến thì đánh. Xong lại làm.

(Ngêi cÇm sóng, 386).

Vừa có cái thẳng thắn, thật thà, Tiên lại vừa tỏ ra gan dạ, liều lĩnh, anh nghĩ cái gì anh làm đợc thì mọi ngời chắc chắn cũng sẽ làm tốt - một cách nghĩ hết sức hồn nhiên nhng không phải không có hiệu quả, lời nói của anh là động lực cho đồng đội, cho chiến sĩ ta thêm bình tĩnh, tự tin để chiến đấu và chiến thắng.

Cái chân chất, thật thà ấy cũng đựơc biểu lộ cả trong vấn đề riêng t nhất – chuyện tình cảm. Nhân vật Thà sau khi biết ngời đồng đội của mình có ý định giới thiệu cho anh một ngời để “trông nom bà cụ” đã thành thật nói:

- Mình thấy bản thân và gia đình mình sẽ không tơng xứng với cô ta đâu.

Chúng mình nói đùa ở đây thì đợc, nhng chuyện lan ra, nhỡ đến tai cô ta cóthể lắm, nh thế thì rất phiền. Vì con gái họ rất ghét khi phải gán ghép với ngời mà họ không a.

(Chính trị viên và chiến sĩ mới, 215).

Lời nói chân tình của Thà làm chúng ta nghĩ đến một bản chất hiền hậu, chất phác, tử tế trong anh, cái bản chất đã đợc nuôi dỡng, hình thành sau những luỹ tre làng, sau những cánh đồng thơm mùi sữa lúa của nông thôn Việt Nam từ bao đời nay.

So sánh lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Lê Lựu với lời thoại nhân vật trong sáng tác của Ma Văn Kháng, chúng ta sẽ thấy hai kiểu ngôn ngữ khác nhau của hai lớp nhân vật có thành phần xuất thân khác nhau. Nhân vật Luyến trong “Mất điện” của Ma Văn Kháng “bật cời gợng gạo”:

- ừ thì cứ cho là thế. Nhng cô nên nhớ rằng trong tình thế đời sống xã hội không có lôgic thì mọi tai hoạ đều do mù quáng mà ra. Vậy tránh đi là cách tự vệ khôn ngoan nhất. (3, 26).

Lời thoại này thể hiện sự khôn ngoan, ích kỉ của nhân vật sống ở thành thị, còn trong truyện ngắn của Lê Lựu thì gần nh không xuất hiện những phát ngôn nh vËy.

3.1.2. Lời thoại nhân vật mang đậm dấu ấn của cuộc sống và văn hoá

Một phần của tài liệu Đặc điểm lời thoại nhân vật người chiến sỹ trong truyện ngắn lê lựu (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w