Lời thoại sử dụng câu tỉnh lợc

Một phần của tài liệu Đặc điểm lời thoại nhân vật người chiến sỹ trong truyện ngắn lê lựu (Trang 32 - 36)

2.2. Đặc điểm cấu trúc lời thoại nhân vật

2.2.2. Lời thoại sử dụng câu tỉnh lợc

Về khái niệm câu tỉnh lợc, tác giả Nguyễn Kim Thản chỉ rõ : “Trong thực tế ngôn ngữ, có những câu có thể dựa vào hoàn cảnh sử dụng ngôn ngữ mà bớt

đi một hay cả hai thành phần chủ yếu của câu. Ta gọi đó là câu rút gọn (hay câu tỉnh lợc).

Câu rút gọn khác câu một thành phần ở chỗ ngời ta có thể dựa vào hoàn cảnh ngôn ngữ mà điền vào đó thành phần đã bị bớt đi và khôi phục lại bộ mặt hoàn chỉnh của câu. (19, 41).

Việc xuất hiện câu tỉnh lợc trong văn bản hội thoại là một hiện tợng khá

phổ biến, thờng xuyên. Đây là một điểm cần thiết trong hội thoại để phát ngôn có hiệu lực trực tiếp đối với ngời nghe, tránh thông tin bị nhiễu, thừa không cần thiết. Một số yếu tố tồn tại trên bề mặt phát ngôn thờng chứa thông tin quan trọng nhất, thiết yếu nhất, ví dụ :

- Anh đi Hà Nội hôm nay ?

Sẽ có 3 câu trả lời khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích (điểm nhấn mạnh,

điểm chứa thông tin cần thiết) : 1. - Vâng, tôi.

2. - Vâng, đi Hà Nội.

3. - Vâng, hôm nay.

Nếu khôi phục lại câu đầy đủ thành phần thì cả 3 câu đều có mô hình gièng nhau :

- Vâng, tôi đi Hà Nội hôm nay.

Nh vậy, ở trờng hợp nhất định nào đó, việc sử dụng câu tỉnh lợc trong hội thoại là điều cần và phải có để đạt đợc lôgic ngữ nghĩa của phát ngôn.

Chúng ta từng biết đến nhà văn Nguyễn Huy Thiệp với phong cách viết văn sử dụng rất nhiều câu tỉnh lợc. Đối với truyện ngắn Lê Lựu, hiện tợng lời thoại nhân vật đợc tỉnh lợc chúng ta cũng rất hay gặp. Điều này đợc lý giải trớc

hết ở quy luật giao tiếp thông thờng; hơn thế, hoàn cảnh giao tiếp và thói quen sử dụng ngôn ngữ của nhân vật cũng là những nhân tố chi phối việc xuất hiện hàng loạt câu tỉnh lợc.

Trong đợt rút quân từ đồi Tranh xuống để tránh địch, Kim nói chuyện với chiến sĩ thơng binh :

- Tên gì ?

- Kim, NguyÔn Kim.

- Đơn vị nào ? - Liên lạc D bộ.

- Đi với thủ trởng Mai Hữu à ?

- Tôi làm liên lạc cho ban tham mu trung đoàn, khi thủ trởng xuống chỉ huy tiểu đoàn mang tôi theo.

- Chắc biết thằng Chung, Lu Hoài Chung.

- Sơ sơ thôi. Đêm hôm qua mới biết nên lúc đơn vị đi hết tôi có quay lại chia tay víi anh Êy.

(Chuyện kể từ đêm trớc, 150, 151).

Có thể thấy ngôn ngữ của cả hai nhân vật đã đợc tỉnh lợc rất nhiều, nếu khôi phục lại đầy đủ các thành phần đã bị lợc đi, chúng ta sẽ có một đoạn thoại dài hơn :

- Tên anh là gì ?

- Tôi tên là Kim, Nguyễn Kim.

- Anh ở đơn vị nào ?

- Tôi ở đơn vị liên lạc D bộ.

- Anh đi với thủ trởng Mai Hữu à ?

- Tôi làm liên lạc cho ban tham mu trung đoàn, khi thủ trởng xuống chỉ huy tiểu đoàn, ông ấy mang tôi theo.

- Chắc anh biết thằng Chung, Lu Hoài Chung.

- Tôi biết sơ sơ thôi. Đêm hôm qua tôi mới biết nên lúc đơn vị đi hết tôi có quay lại chia tay với anh ấy.

Nhìn vào văn bản của cả hai cuộc thoại, ta thấy rằng với đoạn thoại tỉnh l- ợc, nội dung ngắn gọn nhng lại rất dễ hiểu, súc tích; cũng đoạn thoại ấy sau khi

đợc bổ sung đầy đủ thì phần nội dung thông tin cũng chẳng có gì mới mà câu chữ lại có vẻ nh thừa ra, hơn thế còn làm cho chúng ta cảm thấy sự khách sáo, xa lạ giữa hai chủ thể của cuộc thoại vốn là hai ngời đồng đội, đồng chí của nhau.

Mặt khác, nếu nắm đợc ngữ cảnh của cuộc thoại, chúng ta sẽ hiểu vì sao Kim và chiến sĩ thơng binh lại kiệm lời đến mức nh vậy – ở đây, khi đang rút quân từ

đỉnh đồi xuống, các chiến sĩ cần sự khẩn trơng, kịp thời... Hoàn cảnh của cuộc chiến tranh không cho phép sự rề rà, châm chạp, kể cả trong lời nói của từng ng- ời. Ngay cả những lúc không chịu sự chi phối của hoàn cảnh, bộ đội ta nói chuyện với nhau thờng rất hay sử dụng lối nói tỉnh lợc. Đoạn thoại sau đây diễn ra giữa nhân vật Hoàng và Thà trong “Chính trị viên và chiến sĩ mới” – hai ngời hỏi chuyện đời t của nhau:

- ...Nói đi xem nào, tên gì?

- Tên thật tớ chán lắm, sau này cậu khắc biết. Bây giờ tớ nói cái tên kỷ niệm của tớ nhá.

- Cũng đợc. Đúng, mình rất hiểu tâm lý cậu. Nói đi, là gì?

- Thà, mẹ mình đẻ mình bên một bờ sông.

- Hay đấy, bao nhiêu tuổi?

- H¨m bèn.

- Khoác.

- Vừa bảo tớ thật thà xong cậu bảo tớ nói khoác.

- ừ đúng. Nhng cái đó nó khác với lừa dối chứ.

- Ông đã có gia đình cha?

- Cha cã g×.

- Ngời yêu?

- Cũng không.

(Chính trị viên và chiến sĩ mới, 205 - 206).

Trong đoạn thoại trên, cả hai nhân vật hầu hết sử dụng câu tỉnh lợc để trao và đáp lời. Họ nói chuyện với nhau rất gần gũi, thân mật. Điều này trớc hết tác

giả đã phản ánh đợc một tính cách trẻ trung ở những ngời lính, sau đó tác giả

khắc hoạ đặc điểm riêng thói quen ngôn ngữ mà hai chiến sĩ đã nói chuyện.

Thông qua cách nói chuyện của cả hai ngời, ta thấy đợc tình đồng đội gắn bó keo sơn giữa Hoàng và Thà. Đó cũng chính là vẻ đẹp nói chung của chiến sĩ quân đội ta.

Tiểu kết: Ngôn ngữ hội thoại thông thờng cho phép sử dụng vốn từ ngữ và cấu trúc câu hết sức đa dạng, linh hoạt. Khi sáng tạo nên tác phẩm của mình, mỗi nhà văn tự lựa chọn cho nhân vật một hệ thống ngôn từ, một kiểu cấu trúc lời thoại riêng, sao cho phù hợp với đối tợng, nội dung thể hiện và ý đồ sáng tạo của bản thân nhà văn. Có thể nói, việc xuất hiện thờng xuyên những yếu tố tình thái, những ngữ từ “giàu chất lính tráng” và kiểu lời thoại ngắn, tỉnh lợc trong ngôn ngữ nhân vật ngời chiến sĩ ở truyện ngắn Lê Lựu đã thể hiện đợc phần nào bức chân dung mang vẻ đẹp thời đại của lớp nhân vật ấy; mặt khác, đó còn là nhân tố cho phép ta hiểu thêm về phong cách sáng tác của nhà văn Lê Lựu – một nhà văn mà cá tính đợc thể hiện qua ngòi bút giản dị, chân thành.

Chơng 3: Đặc điểm ngữ nghĩa lời thoại nhân vật ngời chiến sĩ trong truyện ngắn Lê Lựu.

Một phần của tài liệu Đặc điểm lời thoại nhân vật người chiến sỹ trong truyện ngắn lê lựu (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w