CHệễNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÀI CHÁNH VÀ
I.- LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1/ Lịch sử hình thành :
Sau khi ban hành Nghị định số 388/HĐBT (năm 1991), hầu hết các DN là ĐVTV của các Liên hiệp xí nghiệp đáp ứng đủ điều kiện đã được thành lập và đăng ký lại. Để sắp xếp lại khoảng 250 Liên hiệp xí nghiệp cũ , đồng thời thí điểm thành lập các tập đoàn kinh tế lớn , ngày 07/3/1994, Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định số 90/TTg và số 91/TTg tạo cơ sở ra đời hai loại hình TCT 90 và TCT 91.
TCT Dệt – May Việt Nam được thành lập vào ngày 29/04/1995 theo quyết định số 253/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tổng nguồn vốn kinh doanh TCT nhận của Nhà nước vào thời điểm thành lập là 1.598 tỷ đồng.
2/ Chức năng – nhiệm vụ và kết quả kinh doanh những năm qua : 2.1/ Chức năng, nhiệm vụ :
Theo quyết định số 253/TTg, TCT Dệt – May Việt Nam là TCT Nhà nước hoạt động kinh doanh ; có tư cách pháp nhân ; có các quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định ; tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong số vốn do TCT quản lý ; có con dấu ; có tài sản và các quỹ tập trung ; được mở tài khoản tại Ngân hàng trong nước và nước ngoài theo quy định của Nhà nước ; được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ TCT (điều 1 – Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của TCT). TCT có các nhiệm vụ chính sau đây :
+ Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh hàng dệt và may theo quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành Dệt và ngành May của Nhà nước và theo yêu cầu của thị trường, bao gồm : xây dựng kế hoạch phát triển, đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư;
sản xuất, tiêu thụ sản phảm ; cung ứng nguyên vật liệu; xuất nhập khẩu phụ liệu, thiết bị phụ tùng ; liên doanh kiên kết với các tổ chức trong và ngoài nước phù hợp với luật pháp và chính sách của Nhà nước.
+ Nhận và sử dụng có hiệu quả , bảo toàn và phát triển vốn do Nhà nước giao, gồm cả phần vốn đầu tư vào DN khác ; nhận và sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác do Nhà nước giao để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và những nhiệm vụ khác được giao.
+Tổ chức , quản lý công tác nghiên cứu và ứng dụng tiền bộ khoa học, công nghệ và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công nhân trong TCT.
Sản phẩm chủ yếu của TCT bao gồm : Sợi các loại dùng cho dệt kim, dệt thoi ; Vải thành phẩm các loại dệt thoi, dệt kim phục vụ ngành May, Giày và công nghiệp ; Bông cotton ; Sản phẩm may mặc nam, nữ, trẻ em các loại bằng vải dệt thoi, dệt kim, len ; Khăn bông ; Chăn đắp ; Thiết bị và phụ tùng Dệt – May.
Dịch vụ của TCT bao gồm ; Nghiên cứu các công trình khoa học kỹ thuật ngành Dệt-May; Đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật ; Vận chuyển hàng hóa ; Xuất nhập khẩu.
2.2/ Một số hoạt động và kết quả hoạt động những năm qua :
Các sản phẩm Dệt – May hiện đang giữ một vị trí quan trọng hàng đầu trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (năm 1998, đạt 1,35 tỷ USD, đứng hàng đầu trên cả công nghiệp dầu khí ) . Trong 5 năm qua, xuất khẩu may mặc tăng bình quân hàng năm khoãng 20 – 25% ; toàn ngành Dệt – May đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 11%. (Xem phụ lục 9)
Về thực hiện các chỉ tiêu tài chánh đến cuối năm 1998 :
+ Tài sản lưu động 3.156,2 tỷ đồng
+ Tài sản cố định
-Nguyên giá 4.790 tỷ đồng
-Khấu hao lũy kế 2.432 tỷ đồng
+ Nợ ngắn hạn 2.580 tỷ đồng
+ Nợ dài hạn 1.650 tỷ đồng
+ Vốn kinh doanh 1.837 tỷ đồng
Đến 31/12/1998, toàn TCT có 89.910 lao động làm việc. Đơn vị có số lao động thấp nhất là 120 lao động (Công ty Cơ khí Dệt Thủ Đức) và cao nhất là 7.525 lao động (Công ty Dệt Nam Định)
3/ Tổ chức hoạt động và bộ máy quản lý của TCT :
Hiện nay, theo Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của TCT Dệt – May Việt Nam được ban hành theo Nghị định số 55/CP, ngày 06/9/1995 của Chính phủ, cơ cấu tổ chức của TCT gồm có :
+ Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;
+ Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc;
+ Các ĐVTV TCT.
(Xem phuù luùc 10) 3.1/ Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát :
Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý các hoạt động của TCT, chịu trách nhiệm về sự phát triển của TCT theo nhiệm vụ Nhà nước giao , gồm có 03 thành viên (có 01 thành viên kiêm Tổng giám đốc)
Ban Kiểm soát : Thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao về việc kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của Tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và các ĐVTV TCT
3.2/ Tổng giám đốc : Là đại diện pháp nhân của TCT và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về điều hành hoạt động của TCT. Tổng giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong
TCT. Giúp việc cho Tổng giám đốc hiện nay có 07 Phó tổng giám đốc.Ngoài ra, còn có Kế toán trưởng, giúp Tổng giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán – thống kê của TCT. Kế toán trưởng có các quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Giúp việc cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc còn có các Ban chuyên môn, nghiệp vụ thuộc văn phòng TCT , bao gồm : Ban Tổ chức – Hành chánh ; Ban Kế hoạch – Thị trường ; Ban Kỹ thuật – Đầu tư ; Ban Xuất-Nhập khẩu ; Ban Kế toán – Tài chánh.
3.3/ Các ĐVTV : Hiện nay TCT có 46 ĐVTV hạch toán độc lập, 04 ĐVTV hạch toán phụ thuộc và 07 ĐV sự nghiệp có thu , trú đóng tại Hà Nội, Tp.HCM và các tỉnh thành trên cả nước (Xem phụ lục11)
4/ Đặc điểm tổ chức hoạt động của TCT : 4.1/ Văn phòng TCT và các đơn vị phụ thuộc :
TCT có văn phòng chính tại Hà Nội – địa chỉ số 25 Bà Triệu và một văn phòng tại Tp.Hồ Chí Minh – địa chỉ số 10 Nguyễn Huệ..
Văn phòng TCT tại Hà Nội có chức năng quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, sự nghiệp của các ĐVTV ở khu vực phía Bắc (từ Huế trở ra) và tổng hợp, xử lý hoạt động của các ĐVTV thuộc TCT trên cả nước.
Văn phòng TCT tại Tp.Hồ Chí Minh có chức năng quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, sự nghiệp của các ĐVTV ở khu vực phía Nam (từ Đà Nẳng trở vào)
Các đơn vị phụ thuộc mặc dù có tên gọi khác nhau : Cty và Chi nhánh, thực chất chỉ hoạt động trong lãnh vực sản xuất kinh doanh và không có chức năng quản lý các ĐVTV, hoạt động theo nguyên tắc lấy thu bù chi và có lãi, được hạch toán tập trung tại văn phòng TCT cùng với hoạt động sản xuất kinh doanh của Ban Xuất-Nhập khẩu và theo điều lệ hoạt động của đơn vị phụ thuộc.
4.2/ Các ĐVTV hạch toán độc lập:
Tổ chức hoạt động của các ĐVTV rất đa dạng, tập trung ở các nội dung sau
a/ ĐVTV hạch toán độc lập của TCT có quyền tự chủ kinh doanh và tự chủ tài chánh, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với TCT. Giám đốc ĐVTV hạch toán độc lập chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc TCT và trước pháp luật về hoạt động của DN.
b/ Căn cứ Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của TCT, các đơn vị hạch toán độc lập còn hoạt động theo Điều lệ Tổ chức và Hoạt động riêng của từng đơn vị và được Hội đồng quản trị TCT phê chuẩn.
c/ Có bán thành phẩm là hàng hóa như : sợi,...; ngoài tiêu dùng nội bộ của Công ty , còn bán cho các ĐVTV khác của TCT và ngoài thị trường.
d/ Ngoài chức năng sản xuất, các ĐV còn có chức năng kinh doanh thương mại (chỉ tính cho các ĐV có doanh thu kinh doanh thương mại chiếm từ 40% đến 50% tổng doanh thu của Công ty) ; có những ĐV có hệ thống phân phối trên cả nước dưới các hình thức : Chi nhánh, Cửa hàng trực thuộc, Cửa hàng đại lý, Cửa hàng ký gởi,... như : Công ty May Việt Tiến, Dệt-May Saigon, May Đức Giang, May 10, Dệt Thành Công,...
e/ Các ĐVTV hạch toán độc lập, ngoài các nhà máy trực thuộc, còn góp vốn liên doanh hợp tác với các DN khác trong và ngoài nước, như : Công ty Dệt Việt Thắng góp vốn đầu tư 02 Công ty liên doanh với nước ngoài, Công ty May Việt Tiến góp vốn đầu tư với 05 Công ty liên doanh nước ngoài và 06 Công ty liên doanh trong nước,... (Xem phụ lục12)
f/ Hầu hết các ĐV sử dụng sản phẩm của nhau , như : dệt sử dụng sợi, sợi sử dụng bông, may sử dụng vải của dệt. Đặc biệt, có những ĐV sản xuất cùng một mặt hàng ,như ĐV sản xuất sợi, vải....
g/ Ngoài các ĐV chuyên môn hóa sản xuất mặt hàng còn có những ĐV có quy trình công nghệ khép kín từ Sợi – Dệt – Nhuộm – May , như : Công ty Dệt Thành Công, Dệt Việt Thắng, Dệt Nam Định, Dệt Hà Nội, Dệt Thắng Lợi,....
h/ Trong số các ĐV hạch toán độc lập có vốn kinh doanh thấp nhất là 03 tỷ đồng (Công ty cơ khí dệt Thủ Đức) và cao nhất là 161 tỷ đồng (Công ty dệt Hà Nội). Về doanh thu , không kể Công ty Tài chánh, thấp nhất là 5,161 tỷ đồng (Cơ khí dệt Nam Định) và cao nhất là 600 tỷ (Công ty dệt Phong Phú). (Xem phụ luùc13)