CHệễNG III THIẾT LẬP CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN TCT DỆT-MAY VIỆT NAM
I.- NỘI DUNG CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN CỦA TCT
5/ Lập báo cáo kế toán quản trị
Ban lãnh đạo của các ĐVTV là những người trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của DN, thường xuyên phải ra các quyết định khác nhau nhằm mang lại hiệu quả tối ưu đối với hoạt động của DN, họ cần có thông tin riêng biệt phù hợp với từng loại quyết định đó. Báo cáo kế toán quản trị cung cấp các thông tin này cho Ban lãnh đạo DN, mặc dù không phải là nguồn thông tin duy nhất. Là một thực thể kinh doanh, TCT cũng cần phải có các thông tin thông qua báo cáo kế toán quản trị của các ĐVTV nhằm thực hiện quyền và nghĩa vụ của TCT đã được quy định trong Điều lệ hoạt động của TCT Dệt May Việt Nam : “ TCT có quyền quản lý, sử dụng vốn, dất đai và các nguồn lực khác đă được giao theo quy định của pháp luật để thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ do Nhà nước giao...
Hướng dẫn giá hoặc khung giá xuất nhập khẩu vật tư, nguyên liệu, phụ liệu, thiết bị, phụ tùng, sản phẩm và dịch vụ trong TCT ; quy định khung giá xuất nhập khẩu một số vật tư, nguyên phụ liệu, thiết bị, phụ tùng, sản phẩm và dịch vụ quan trọng.
Xây dựng và áp dụng các định mức lao động, vật tư chủ yếu, đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm ”
Về nghĩa vụ : “ TCT có nghĩa vụ xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch 5 năm và hàng năm của toàn TCT, phù hợp với nhiệm vụ Nhà nước giao và yêu cầu của thị trường “.
Để thực hiện quyền và nghĩa vụ trên đây, chúng tôi đề nghị hệ thống báo cáo kế toán quản trị đối với các ĐVTV như sau :
5.1/ Báo cáo dự toán phục vụ cho chức năng lập kế hoạch :Là báo cáo lượng hóa các mục tiêu về tài chánh và hoạt động của DN, các thông tin trên báo cáo đưa ra các tiêu chuẩn làm căn cứ cho việc đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh và hợp tác trong nội bộ tổ chức. Kỳ lập dự toán là 1 năm và có thể được chia thành các tháng, quý.
5.1.1/ Dự toán về tiêu thụ : dự kiến sẽ tiêu thụ được từ quá trình tiêu thụ sản phẩm của DN làm cơ sở cho việc lập dự toán sản xuất, chi phí, thành phẩm toàn kho. (Xem phuù luùc 26)
5.1.2/ Dự toán sản xuất : (Xem phụ lục 27)
5.1.3/ Dự toán nguyên liệu trực tiếp : dự kiến số nguyên vật liệu cần cho quá trình sản xuất, dự tính chi phí mua nguyên vật liệu trong kỳ dự toán và số tiền chi ra để mua nguyên vật liệu. (Xem phụ lục 28)
5.1.4/ Dự toán chi phí nhân công trực tiếp : nhằm tính toán nhu cầu lao động và chi phí nhân công trực tiếp theo dự kiến. (Xem phụ lục 29)
5.1.5/ Dự toán chi phí sản xuất chung : nhằm tính toán chi phí sản xuất chung khả biến và bất biến, xác định số tiền chi phí sản xuất chung dự kiến.
(Xem phuù luùc 30)
5.1.6/ Dự toán thành phẩm tồn kho cuối kỳ : để dự tính giá thành đơn vị của sản phẩm. (Xem phụ lục 31)
5.1.7/ Dự toán chi phí bán hàng và quản lý DN (Xem phụ lục 32)
5.1.8/ Dự toán lưu chuyển tiền tệ : nhằm giúp DN không để dư tiền mặt nhiều hơn so với nhu cầu và có thể sử dụng số tiền dư ra để đầu tư, hoặc thấy trước được tình hình thiếu hụt tiền để có kế hoạch vay tiền và lập kế hoạch trả nợ, trả lãi vay. Dự tính các chỉ tiêu báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp (Xem phụ lục 33)
5.1.9/ Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh : (Xem phụ lục 34) 5.1.10/ Dự toán bảng cân đối kế toán : (Xem phụ lục 35)
5.2/ Báo cáo phục vụ cho việc kiểm soát, đánh giá và ra quyết định của lãnh đạo TCT :
5.2.1/ Báo cáo về chi phí và phân tích tình hình thực hiện chi phí: Báo cáo thực hiện định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp cho các sản phẩm chính của TCT : (Xem phụ lục 36)
5.2.2/ Báo cáo tình hình thực hiện định mức chi phí chung khả biến và bất bieán :
a/ Chi phí sản xuất chung khả biến : (Xem phụ lục 37) b/ Chi phí sản xuất chung bất biến : (Xem phụ lục 38)
5.2.3/ Báo cáo giá thành sản phẩm chủ yếu : (Xem phụ lục 39)
5.2.4/ Báo cáo bộ phận : áp dụng cho các bộ phận sản xuất của đơn vị thành viên để đánh giá kết quả hoạt động và trách nhiệm quản lý của bộ phận đó. (Xem phụ lục 40)
5.2.5/ Báo cáo trung tâm trách nhiệm : cung cấp thông tin tài chánh theo các trung tâm trách nhiệm trong một tổ chức, bao gồm trung tâm chi phí,trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư để báo cáo các hoạt động và đánh giá trách nhiệm của các nhà quản lý, giúp nhà quản lý kiểm soát đối với bộ phận của mỡnh. (Xem phuù luùc 41)
Các mẫu báo cáo kế toán quản trị trên đây được lập ở cấp bộ phận, cấp đơn vị thành viên và sau đó tổng hợp cho toàn TCT. Việc phản ánh các số liệu vào mẫu báo cáo tùy thuộc trách nhiệm của mỗi bộ phận mà phản ảnh cho thích hợp.
Nhằm đảm bảo thông tin kế toán chính xác, đáng tin cậy và hữu ích, ngoài việc ban hành chính sách kế toán thống nhất của TCT, chúng tôi cũng
mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị về các lãnh vực khác trong công tác quản trị kinh doanh đối với TCT và Nhà nước như sau.