Nội dung và các qu định kế toán các khoản chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng và các hoạt động khác

Một phần của tài liệu Kế toán xác định kết quả kinh doanh của công ty tại CT CP thuần chất vina (Trang 33 - 37)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH. XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

1.2. Nội dung kế toán xác định kết quả kinh doanh

1.2.3. Kế toán các khoản chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng và các hoạt động khác

1.2.3.1. Nội dung và các qu định kế toán các khoản chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng và các hoạt động khác

1.2.3.1.1. Giá vốn bán hàng (Tài li u tham khảo – số 8).

Khái ni m.

Giá vốn hàng bán: Là giá thực tế của số sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã được xác định tiêu thụ trong kỳ. Trị giá vốn hàng bán bao gồm trị giá vốn của thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư bán ra trong kỳ; các CP liên quan đến HĐKD bất động sản đầu tư như: CP khấu hao, CP sửa chữa, CP nghiệp vụ cho thuê BĐS đầu tư theo phương thức cho thuê hoạt động (trường hợp phát sinh không lớn);

CP nhượng bán, thanh lý BĐS đầu tư.

Ngu ên tắc hạch toán.

Kế toán sử dụng TK.632 – “Giá vốn hàng bán” để theo dõi giá vốn của hàng bán trong kỳ.

Kế toán ghi nhận giá vốn hàng bán của thành phẩm, hàng hoá, CP liên quan đến dịch vụ, CP liên quan đến hoạt động kinh doanh, cho thuê BĐS đầu tư, vào bên

SVTH: Trần Hoàng Trang Nhung Trang 23

“Nợ” của TK.632 - “Giá vốn hàng bán”. Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn hàng thực bán vào bên “Nợ” của TK.911 để xác định kết quả kinh doanh thực hiện trong kỳ.

1.2.3.1.2. Chi phí bán hàng (Tài li u tham khảo – số 8).

Khái ni m.

Chi phí bán hàng: Là toàn bộ các CP liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, như: CP bảo quản, CP quảng cáo, CP bảo hành, hoa hồng bán hàng, đóng gói, CP vận chuyển hàng bán, CP nhân viên, vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồ dùng, khấu hao TSCĐ, dịch vụ mua ngoài, CP bằng tiền khác.

Ngu ên tắc hạch toán.

Kế toán sử dụng TK.641 – “Chi phí bán hàng” để theo dõi CP hàng bán trong kỳ.

CP bán hàng phát sinh trong kỳ được mở chi tiết theo từng nội dung CP, như:

CP nhân viên, vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồ dùng, khấu hao TSCĐ, dịch vụ mua ngoài, CP bằng tiền khác. CP bán hàng ghi nhận vào bên “Nợ” của TK.641 – “Chi phí bán hàng”. Tuỳ theo đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý từng ngành, từng DN, TK.641 có thể được mở thêm một số nội dung CP. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển CP bán hàng vào bên “Nợ” TK.911 để tính kết quả kinh doanh thực hiện trong kỳ.

1.2.3.1.3. Chi phí quản lý doanh nghi p (Tài li u tham khảo – số 1).

Khái ni m.

Chi phí quản lý DN: Là những CP chung liên quan đến toàn bộ hoạt động quản lý và điều hành của DN, như: tiền lương nhân viên quản lý, CP vật liệu, đồ dùng, khấu hao TSCĐ ở bộ phận quản lý DN, dịch vụ mua ngoài, CP bằng tiền khác,…

Ngu ên tắc hạch toán.

Kế toán sử dụng TK.642 – “Chi phí quản lý DN” để theo dõi khoản CP quản lý DN.

CP quản lý DN phát sinh trong kỳ được mở chi tiết theo từng nội dung CP theo quy định và yêu cầu quản lý ở DN, như: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,…; BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của nhân viên quản lý DN; CP vật liệu, văn

SVTH: Trần Hoàng Trang Nhung Trang 24

phòng phẩm, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (Điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ…); CP bằng tiền khác (Tiếp khách, hội nghị khách hàng…).

CP quản lý DN phát sinh trong kỳ được ghi vào bên “Nợ” của TK.642 – “CP quản lý DN”. Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng ngành, từng DN, TK.642 Có thể được mở thêm một số TK cấp 2 để phản ánh một số nội dung CP thuộc CP quản lý ở DN.

Cuối kỳ, kế toán kết chuyển CP quản lý DN vào bên “Nợ” TK.911 “Xác định kết quản kinh doanh” để tính kết quả kinh doanh thực hiện trong kỳ.

1.2.3.1.4. Chi phí hoạt động tài chính (Tài li u tham khảo – số 1).

Khái ni m.

CP hoạt động tài chính: Là CP có liên quan đến hoạt động về vốn, như: CP đầu tư tài chính, lỗ tỷ giá hối đoái, CP liên quan đến việc mua bán ngoại tệ, lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, CP giao dịch chứng khoán, dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, lỗ do chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, CP cho vay và đi vay vốn, CP góp vốn liên doanh,...

Ngu ên tắc hạch toán.

Kế toán dùng TK.635 “Chi phí tài chính” để theo dõi CP tài chính trong kỳ.

Cuối năm, kế toán phải kết chuyển CP tài chính vào bên “Nợ” TK.911-“Xác định kết quả KD” để xác định kết quả kinh doanh trong năm.

1.2.3.1.5. Chi phí hoạt động khác (Tài li u tham khảo – số 1).

Khái ni m.

Chi phí hoạt động khác: Là những khoản CP phát sinh mà DN không dự tính trước, hay chi không thường xuyên, những khoản CP phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các DN.

Chi phí khác của doanh nghiệp gồm:

- CP thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có).

- Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào CT liên kết, đầu tư dài hạn khác.

SVTH: Trần Hoàng Trang Nhung Trang 25 - Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế.

- Bị phạt thuế, truy nộp thuế.

- Các khoản CP khác.

1.2.3.1.6. Chi phí thuế thu nh p DN (Tài li u tham khảo – số 1).

Khái ni m.

Chi phí thuế thu nhập DN: Là khoản thuế thu nhập mà DN phải nộp khi xác định kết quả kinh doanh có lời. CP thuế thu nhập DN có 2 loại: Chi phí thuế TNDN hiện hành và Chi phí thuế TNDN hoãn lại.

Ngu ên tắc hạch toán.

 Đối với chi phí thuế TNDN hiện hành.

- Kế toán dùng TK.8211 “CP thuế TNDN hiện hành” để theo dõi khoản CP thuế TNDN hiện hành.

- Hàng quý, kế toán căn cứ vào tờ khai thuế TNDN để ghi nhận số thuế TNDN tạm phải nộp vào CP thuế TNDN hiện hành.

- Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế, nếu số thuế TNDNtạm phải nộp trong năm nhỏ hơn số phải nộp cho năm đó, kế toán ghi nhận số thuế TNDN phải nộp thêm vào chi phí thuế TNDN hiện hành. Trường hợp số thuế TNDN tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp của năm đó, kế toán phải ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành là số chênh lệch giữa số thuế TNDN tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp.

- Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu liên quan đến khoản thuế TNDN phải nộp của các năm trước, DN được hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế TNDN phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế TNDN hiện hành của năm phát hiện sai sót.

- Cuối năm tài chính, kế toán phải kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm vào bên “Nợ” TK.911 để xác định kết quả sản xuất kinh doanh trong năm.

 Đối với chi phí thuế TNDN hoãn lại.

SVTH: Trần Hoàng Trang Nhung Trang 26

- Kế toán dùng TK.8212 “CP thuế TNDN hoãn lại” để theo dõi khoản CP thuế TNDN hoãn lại.

- Cuối năm tài chính, kế toán phải xác định số thuế TNDN hoãn lại phải trả để ghi nhận vào CP thuế TNDN hoãn lại. Đồng thời phải xác định tài sản thuế TNDN hoãn lại để ghi nhận vào thu nhập thuế TNDN (ghi giảm CP thuế TNDN hoãn lại).

- Kế toán không được phản ánh vào TK này số tài sản thuế TNDN hoãn lại, hoặc thuế TNDN hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu.

- Cuối năm tài chính, kế toán phải kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên “Nợ” và số phát sinh bên “Có” TK.8212 “CP thuế TNDN hoãn lại” vào bên

“Nợ” TK.911-“Xác định kết quả KD”.

Một phần của tài liệu Kế toán xác định kết quả kinh doanh của công ty tại CT CP thuần chất vina (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)