2.1.2. Khái quát tổ chức công tác kế toán tại CT CP Thuần Chất Vina
2.1.2.2. Vận dụng các nguyên tắc kế toán, chuẩn mực kế toán và chế đ kế toán tại công ty. tại công ty
Chế đ kế toán.
- CT áp dụng chế độ kế toán DN Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính.
Chuẩn mực kế toán.
- Hệ thống tài khoản: Hiện nay CT đang sử dụng hệ thống tài khoản do Bộ tài chính ban hành theo quyết định số 15/2006 QĐ-BTC ngày 20/03/ 2006. Ngoài ra để tiện cho việc theo dõi và kiểm tra một cách dễ dàng và chính xác các tài khoản, CT còn mở thêm các tài khoản chi tiết đến từng đối tượng.
- Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động của CT đều phải lập chứng từ kế toán.
- Kỳ kế toán: Kỳ kế toán năm bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng:
+ Đơn vị tiền tệ được sử dụng ghi chép trong công tác kế toán và lập báo cáo tài chính là đồng Việt Nam, ký hiệu quốc tế VNĐ.
+ Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được hạch toán quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỉ giá thực tế ngày phát sinh nghiệp vụ.
+ Những tài sản bằng tiền và các khoản phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ khác được chuyển đổi thành đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố vào ngày thành lập bảng cân đổi kế toán.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho và tính giá xuất kho:
+ CT sử dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho là kê khai thường xuyên.
+ CT áp dụng phương pháp bình quân liên hoàn để tính giá xuất kho hàng tồn kho.
SVTH: Trần Hoàng Trang Nhung Trang 67
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định: CT sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng trong suốt thời gian hữu dụng dự tính của tài sản. Thời gian dự tính như sau:
+ Nhà cửa, vật kiến trúc 5-6 năm
+ Thiết bị máy móc 2-5 năm
+ Phương tiện vận tải 3-8 năm
+ Phần mềm 3 năm
- Phương pháp tính thuế:
Do DT của CT đạt dưới 20 tỷ đồng nên CT có nghĩa vụ nộp thuế TNDN với thuế suất 20% trên thu nhập chịu thuế từ ngày 1/1/2014.
CT sử dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Nguyên tắc kế toán.
Công ty đã tôn trọng và vận dụng đầy đủ 7 nguyên tắc kế toán trong công tác kế toán xác định KQKD, bao gồm:
- Nguyên tắc cơ sở dồn tích.
Khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến các chỉ tiêu trong kế toán XĐKQKD như DT, CP thì đều được kế toán CT ghi sổ kế toán ngay tại thời điểm phát sinh.
Chẳng hạn như: Ghi nhận DT vào thời điểm đã giao hàng cho người mua và người mua đã chấp nhận thanh toán, chứ không đợi đến lúc thu tiền mới ghi nhận.
Ví dụ: Ngày 09/5/2014 xuất hóa đơn GTGT cho DN Tư Nhân Thái Giao, số HĐ:
0002067. Trị giá hóa đơn chưa thuế GTGT 11.581.818đ. Thuế GTGT 10%. Khách hàng đã thanh toán bằng tiền mặt.
Sau khi có nghiệp vụ bán hàng, phát sinh DT và tiền mặt. Kế toán hạch toán ngay khoản DT và treo số tiền phải thu vào TK.1311 để theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng:
Nợ TK.1311: 12.740.000 Có TK.511: 11.581.818 Có TK.3331: 1.158.182 Khách hàng trả tiền, kế toán ghi Nợ TK.1111: 12.740.000 Có TK.1311: 12.740.000
SVTH: Trần Hoàng Trang Nhung Trang 68 - Nguyên tắc Hoạt động liên tục.
Giả thiết DN hoạt động liên tục liên quan đến việc phản ánh tài sản, thu nhập, chi phí của DN theo giá gốc chứ không phản ánh theo giá thị trường. Giá thị trường của những tài sản mà DN đã mua về có thể thay đổi theo thời gian. Nhưng vì giả thiết DN hoạt động liên tục nên tài sản luôn phục vụ cho hoạt động kinh doanh và không được bán, nên việc áp dụng giá thị trường cho tài sản này là không hợp lí và cũng không cần thiết phản ánh. Nếu phản ánh giá trị của tài sản theo giá thực tế, báo cáo tài chính của đơn vị chỉ phản ánh được tình hình tài chính ở thời điểm hiện tại. Nguyên tắc này còn làm cở sở cho các phương pháp tính hao mòn để phân chia giá trị TSCĐ và các chi phí hoạt động của DN theo thời gian hoạt động của nó. Trong trường hợp DN chuẩn bị bán, sát nhập, giải thể…thì nguyên tắc hoạt động liên tục không được áp dụng vào việc lập báo cáo tài chính, tài sản của DN sẽ phản ánh theo giá thị trường.
- Nguyên tắc phù hợp.
CP tương ứng với DT bao gồm:
+ CP của kì tạo ra DT, đó là các CP đã phát sinh thực tế trong kỳ và liên quan đến việc tạo ra DT của kỳ đó.
+ CP của các kỳ trước hoặc CP phải trả nhưng liên quan đến DT của kỳ đó.
Ví dụ: Ngày 1/5/2014 xuất kho công cụ sử dụng cho văn phòng cho 2 tháng, giá trị công cụ xuất kho là 500 ngàn đồng. Theo nguyên tắc phù hợp, giá trị công cụ được ghi nhận vào CP tháng 5 chỉ có 250 ngàn đồng, phần còn lại được ghi nhận ở tháng sau. Định khoản nghiệp vụ này như sau:
Xuất kho công cụ, đưa vào sử dụng:
Nợ TK.142: 500.000 Có TK.153: 500.000
Cuối mỗi tháng, kế toán hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ trong kỳ:
Nợ TK.627: 250.000 Có TK.142: 250.000
- Nguyên tắc Giá gốc.
Giá trị các chỉ tiêu về tài sản, công nợ, chi phí,…được phản ánh theo giá ở thời điểm mua tài sản đó, không phải giá trị tại thời điểm xác định giá tài sản tính theo thị trường. Ví dụ: Ngày 1/1/2013, CT CP Thuần Chất Vina có mua 1 ô tô tải phục vụ quá
SVTH: Trần Hoàng Trang Nhung Trang 69
trình vận chuyển hàng hoá. Giá mua ô tô này là 900 triệu đồng (chưa có thuế GTGT), thuế GTGT 10%, chi phí chạy thử 22 triệu đồng (đã bao gồm thuế GTGT).
Nếu tính giá trị của tài sản theo phương pháp khấu trừ thuế GTGT. Giá gốc của chiếc xe này là: 900 + 20 = 920 triệu đồng (giá gốc không bao gồm thuế GTGT được khấu trừ).
Đến thời điểm cuối năm 2013, giá thị trường của chiếc ô tô đã tăng 1.050 triệu đồng. Tuy nhiên theo nguyên tắc giá gốc, giá trị của chiếc ô tô vẫn được ghi nhận là giá tại thời điểm CT mua nó (vẫn là 920 triệu, không phụ thuộc vào biến động thị trường).
- Nguyên tắc Nhất quán.
CT tuân thủ nguyên tắc nhất quán đảm bảo cho thông tin mang tính ổn định và có thể so sánh được giữa các kỳ kế toán với nhau và giữa kế hoạch, dự toán với thực hiện. Chỉ có trường hợp CT chuyển đổi hình thức sở hữu, thay đổi kế toán,…thì CT mới thay đổi chính sách và phương pháp kế toán.
- Nguyên tắc Thận trọng.
Theo nguyên tắc thận trọng, kế toán CT cần:
+ Phải lập các khoản dự phòng theo đúng nguyên tắc quy định. Lập dự phòng không phản ánh cao hơn giá trị tài sản thực tế có thể thực hiện. Do thực tế các khoản tổn thất đã phát sinh hoặc nhiều khả năng đã phát sinh nên cần phải lập dự phòng (trích vào chi phí) để đảm bảo tính phù hợp giữa DT và CP thực tế.
+ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập.
+ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và CP.
+ DT và thu nhập chỉ ghi nhận khi có các bằng chứng chắc chắn.
+ CP phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh.
- Nguyên tắc Trọng yếu.
Thông tin được kế toán CT coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thông tin thiếu độ chính xác có thể làm sai lêch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng thông tin. Tính trọng yếu của thông tin được xem xét trên cả phương diện định lương và định tính, nó phụ thuộc vào độ lớn và tính chất thông tin hoặc các sai sót kế toán được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể.
SVTH: Trần Hoàng Trang Nhung Trang 70
Nguyên tắc này, được kế toán CT áp dụng trong việc trình bày trên báo cáo tài chính. Những khoản mục có cùng nội dung, bản chất kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô có thể gộp lại thành một khoản mục. Bên cạnh đó, có những khoản mục với quy mô nhỏ nhưng lại có nội dung, bản chất kinh tế riêng biệt, mang tính trọng yếu và phải được trình bày riêng biệt trên báo cáo tài chính.