Chuẩn mực kế toán

Một phần của tài liệu Kế toán xác định kết quả kinh doanh của công ty tại CT CP thuần chất vina (Trang 61 - 65)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH. XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

1.4. Ngu ên tắc và chuẩn mực kế toán liên quan

1.4.2. Chuẩn mực kế toán

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam gồm 26 chuẩn mực đã được Bộ tài chính ban hành qua 5 đợt gồm 5 quyết định và 6 thông tư.

Trong đó, áp dụng các chuẩn mực kế toán quy định về DT, CP và KQKD sau:

 Theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 và thông tư số 161/2007/TT – BTC ngày 31/12/2007 của Bộ trưởng bộ tài chính.

 Chuẩn mực kế toán số 02 Hàng tồn kho.

- Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.

- Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

- Chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho, gồm:

(a) CP nguyên liệu, vật liệu, CP nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường.

(b) CP bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản CP bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và CP bảo quản quy định.

(c) CP bán hàng.

(d) CP quản lý DN.

- Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp sau:

(a) Phương pháp tính theo giá đích danh.

(b) Phương pháp bình quân gia quyền.

(c) Phương pháp nhập trước, xuất trước.

(d) Phương pháp nhập sau, xuất trước.

- Ghi nhận giá trị hàng tồn kho đã bán vào CP trong kỳ phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa CP và DT.

SVTH: Trần Hoàng Trang Nhung Trang 51

- Trình bày CP về hàng tồn kho trên báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh được phân loại CP theo chức năng. Phân loại CP theo chức năng là hàng tồn kho được trình bày trong khoản mục “Giá vốn hàng bán” trong BCKQKD, gồm giá gốc của hàng tồn kho đã bán, khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, các khoản hao hụt mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, chi phí sản xuất chung không được phân bổ.

 Chuẩn mực kế toán số 14 Doanh thu và thu nhập khác.

- DT được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được.

- DT phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa DN với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại.

- Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì DT được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suất hiện hành. Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận DT có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai.

- Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra DT.

- Nếu doanh nghiệp chỉ còn phải chịu một phần nhỏ rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa thì việc bán hàng được xác định và doanh thu được ghi nhận.

- DT bán hàng được ghi nhận chỉ khi đảm bảo là DN nhận được lợi ích kinh tế từ giao dịch. Trường hợp lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng còn phụ thuộc yếu tố không chắc chắn thì chỉ ghi nhận DT khi yếu tố không chắc chắn này đã xử lý xong.

Nếu doanh thu đã được ghi nhận trong trường hợp chưa thu được tiền thì khi xác định khoản tiền nợ phải thu này là không thu được thì phải hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ mà không được ghi giảm DT. Khi xác định khoản phải thu là không chắc chắn thu được (Nợ phải thu khó đòi) thì phải lập dự phòng

SVTH: Trần Hoàng Trang Nhung Trang 52

nợ phải thu khó đòi mà không ghi giảm DT. Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được thì được bù đắp bằng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi.

- DT và CP liên quan tới cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp.

 Theo quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 và thông tư số 161/2007/TT – BTC ngày 31/12/2007 của Bộ trưởng bộ tài chính.

 Chuẩn mực kế toán số 21 Trình bày báo cáo tài chính.

- Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm : + Bảng cân đối kế toán;

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;

+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính.

- Báo cáo tài chính phải trình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Để đảm bảo yêu cầu trung thực và hợp lý, các báo cáo tài chính phải được lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên quan hiện hành.

+ DN cần nêu rõ trong phần thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo tài chính được lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam. Báo cáo tài chính được coi là lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam nếu báo cáo tài chính tuân thủ mọi quy định của từng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán Việt Nam của Bộ Tài chính.

Để lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực và hợp lý, DN phải:

- Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với các quy định trong đoạn.

- Trình bày các thông tin, kể cả các chính sách kế toán, nhằm cung cấp thông tin phù hợp, đáng tin cậy, so sánh được và dễ hiểu.

SVTH: Trần Hoàng Trang Nhung Trang 53

- Cung cấp các thông tin bổ sung khi quy định trong chuẩn mực kế toán không đủ để giúp cho người sử dụng hiểu được tác động của những giao dịch hoặc những sự kiện cụ thể đến tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của DN.

Chính sách kế toán bao gồm những nguyên tắc, cơ sở và các phương pháp kế toán cụ thể được DN áp dụng trong quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính.

Các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính nhằm để so sánh giữa các kỳ kế toán phải được trình bày tương ứng với các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính của kỳ trước. Các thông tin so sánh cần phải bao gồm cả các thông tin diễn giải bằng lời nếu điều này là cần thiết giúp cho những người sử dụng hiểu rõ được báo cáo tài chính của kỳ hiện tại.

Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày các thông tin sau đây:

- Tên và địa chỉ của DN báo cáo.

- Nêu rõ báo cáo tài chính này là báo cáo tài chính riêng của DN hay báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn.

- Kỳ báo cáo.

- Ngày lập báo cáo tài chính.

- Đơn vị tiền tệ dùng để lập báo cáo tài chính.

 Theo quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 và thông tư số 20/2006/TT – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng bộ tài chính.

 Chuẩn mực kế toán số 17 Thuế TNDN.

- Thuế thu nhập hiện hành phải nộp (hoặc tài sản thuế thu nhập hiện hành) cho năm hiện hành và các năm trước được xác định bằng giá trị dự kiến phải nộp cho (hoặc thu hồi từ) cơ quan thuế, sử dụng các mức thuế suất (và các luật thuế) có hiệu lực tại ngày kết thúc niên độ kế toán.

- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả cần được xác định theo thuế suất dự tính sẽ áp dụng cho năm tài sản được thu hồi hay nợ phải trả được thanh toán, dựa trên các mức thuế suất (và các luật thuế) có hiệu lực tại ngày kết thúc niên độ kế toán.

SVTH: Trần Hoàng Trang Nhung Trang 54

- Tài sản thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại cũng như thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại phải trả thường được tính theo thuế suất thuế TNDN đã ban hành.

- Thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận là thu nhập hay chi phí để tính lãi, lỗ của kỳ phát sinh, ngoại trừ trường hợp thuế thu nhập phát sinh từ một giao dịch hoặc sự kiện được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu trong cùng kỳ hay một kỳ khác.

- Phần lớn tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh khi một khoản thu nhập hoặc chi phí được tính vào lợi nhuận kế toán của một kỳ, nhưng được tính vào lợi nhuận tính thuế (lỗ tính thuế) của một kỳ khác.

Thuế thu nhập hoãn lại phát sinh được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, như:

- DT chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối năm tài chính được tính vào lợi nhuận kế toán theo quy định ở Chuẩn mực kế toán số 10 “ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái”, nhưng chỉ được đưa vào lợi nhuận tính thuế (lỗ tính thuế) trên cơ sở thực tế phát sinh.

- Chi phí công cụ, dụng cụ được tính vào Báo cáo KQKD theo Chuẩn mực kế toán số 02 “Hàng tồn kho” nhưng phải được phân bổ dần để khấu trừ cho mục đích tính thuế.

- Giá trị ghi sổ của tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả có thể thay đổi thậm chí cả khi không có sự thay đổi giá trị của các chênh lệch tạm thời có liên quan, như:

+ Khi có thay đổi về thuế suất hoặc Luật thuế TNDN.

+ Khi đánh giá lại khả năng thu hồi của tài sản thuế thu nhập hoãn lại.

+ Khi thay đổi cách thức thu hồi giá trị tài sản.

- Thuế thu nhập hoãn lại phát sinh được ghi nhận trong Báo cáo KQKD, ngoại trừ phạm vi liên quan đến các khoản mục trước đây đã được ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu.

Một phần của tài liệu Kế toán xác định kết quả kinh doanh của công ty tại CT CP thuần chất vina (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)