Lý luận báo chí nhìn từ đối tượng tiếp nhận

Một phần của tài liệu Lý luận báo chí qua một số tạp chí lý luận và nghề nghiệp (Trang 84 - 93)

ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN BÁO CHÍ

2.3. Lý luận báo chí nhìn từ đối tượng tiếp nhận

Đối tượng tiếp nhận thông tin lý luận báo chí của các tạp chí lý luận nghề nghiệp chủ yếu là giới báo chí. Đội ngũ những người làm báo chí truyền thông Việt Nam ngày càng đông đảo trong những năm gần đây. Tuy chưa có con số thống kê chính thức nhưng ước chừng có hàng trăm ngàn người đang hoạt động trong lĩnh vực báo chí truyền thông từ đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cơ quan báo chí, giới nghiên cứu báo chí, phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên, nhân viên kỹ thuật, nhà in, phát hành, quảng cáo dịch vụ... cho đến đội ngũ cộng tác viên, thông tin viên và hàng nghìn sinh viên đang học tập trong các cơ sở đào tạo trong cả nước.

Ý kiến nhận xét, phản hồi của đối tượng tiếp nhận chính là cơ sở để những người làm tạp chí nắm bắt, tham khảo, từ đó có những điều chỉnh phù hợp, nâng cao chất lượng thông tin phục vụ trở lại công chúng.

Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi đã tổ chức trưng cầu ý kiến của 400 độc giả thuộc diện đối tượng tiếp nhận các tạp chí lý luận nghề nghiệp báo chí bao gồm: cán bộ nghiên cứu giảng dạy báo chí, cán bộ lãnh đạo quản lý báo chí; nhà báo và sinh viên báo chí. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiến hành xin ý kiến của một số chuyên gia báo chí và cán bộ trực tiếp làm tạp chí.

Kết quả thu được như sau:

- Có 83% số người được hỏi quan tâm đến lý luận báo chí, 30% trong số đó là rất quan tâm.

- Trong các nguồn tiếp nhận lý luận báo chí, nguồn các bài giảng trong chương trình đào tạo được lựa chọn nhiều nhất (69%) và ngược lại, chỉ 27 % (thấp nhất) từ các tạp chí lý luận nghiệp vụ báo chí; tiếp nhận thông tin lý luận từ internet và các sách tham khảo về báo chí truyền thông chiếm số lượng khá cao với 60% và 39%. Điều này chứng tỏ kênh chuyển tải lý luận báo chí hiện nay cũng đa dạng hơn.

- Ở mốc thời gian gần đây nhất là năm 2008, có 78% số người được hỏi có đọc các tạp chí lý luận nghề nghiệp báo chí, trong đó, mức độ đọc thường xuyên chỉ 8%. Tạp chí Nghề báo có đối tượng đọc nhiều nhất: 62% so với 54% đọc Người làm báo, 22% đọc Lý luận chính trị và truyền thông và thấp nhất thuộc về tạp chí Tuyên giáo với 5%.

- Trong số những người đọc tạp chí lý luận và nghề nghiệp báo chí, có 73% quan tâm đến các bài viết về lý luận báo chí trên các tạp chí này.

- Về chất lượng các bài viết lý luận báo chí trên các tạp chí, đa số đối tượng tiếp nhận đánh giá ở mức trung bình, theo đó, mức độ lựa chọn các bài viết trên thỏa mãn một số tiêu chí mà chúng tôi đưa ra như sau:

57 51 50 26

15

0 10 20 30 40 50 60

Bàn về những vấn đề cơ bản của lý luận báo chí Có tính thời sự, cập nhật, thực

tế hoạt động nghề nghiệp Đưa ra nhiều luận điểm, ý kiến

khác nhau Đưa ra được hệ thống dữ liệu

phong phú Diễn đạt dễ hiểu, văn phong khoa học, trình bày sáng sủa

Các bài viết lý luận báo chí thoả mãn được những tiêu chí (%)

Hình 2.1: Mức độ thỏa mãn các tiêu chí chất lượng của các bài viết lý luận báo chí

Chất lượng các bài viết về lý luận báo chí trên các tạp chí lý luận nghề nghiệp được đánh giá cụ thể hơn qua kết quả khảo sát định tính: (Hộp 2.1)

Hộp 2.1: Đánh giá chất lượng những bài nghiên cứu lý luận được đăng tải trên các tạp chí lý luận và nghề nghiệp

Tôi chỉ nói về ba tạp chí: Lý luận chính trị & Truyền thông, Người làm báo và Nghề báo. Theo tôi, trong ba tạp chí này, chỉ có tạp chí Lý luận chính trị & Truyền thông thường có những bài nghiên cứu lý luận báo chí tương đối tốt, còn chất lượng các bài nghiên cứu lý luận trên hai tạp chí còn lại nói chung là không cao. (PVS (Phỏng vấn sâu) PGS.TS Nguyễn Đức Dũng)

Không đồng đều. Có thể thấy các nhà báo ở ngoài viết sâu về kỹ năng, nghiệp vụ làm báo nhưng chất lý luận ít; còn các nhà nghiên cứu, giảng dạy lại yếu về kinh nghiệm thực tiễn. (PVS PGS.TS Đinh Văn Hường)

Đúng tính chất nghiên cứu lý luận báo chí. Tuy nhiên, thiếu những bài nghiên cứu sâu, mang tầm cỡ vấn đề quốc tế, vấn đề thời đại của báo chí, truyền thông. Ít những bài tổng kết thực tiễn hoạt động báo chí Việt Nam được nâng lên ở tầm lý luận. Đa số bài nghiên cứu, trao đổi bị cắt ngắn, dung lượng không đủ. Trong khi những bài không mang tính nghiên cứu lại rất dài.

Bài nghiên cứu ở các tạp chí nói trên, phần lớn không có hoặc bị Biên tập bỏ phần Tài liệu tham khảo. Đây là một phần không thể thiếu đối với tiêu chuẩn bài nghiên cứu trong khoa học nói chung. (PVS TS Trần Bá Dung)

Rất nhiều bài lý luận chung chung, viết đề cập theo kiểu “tốc độ”, ít bài bám sát thực tiễn sống động của báo chí, soi tỏ sự phát triển của báo chí hiện đại. Nhiều bài khá dài mà những dòng, những đoạn có ích thì rất ít.

Trong 5 năm đầu, tạp chí Nghề báo có những bài tốt, sát sâu; Tạp chí Người làm báo vài năm gần đây lác đác có bài có sức sống trong đời sống báo chí.

Nhìn chung, chất nghiên cứu lý luận báo chí ở các tạp chí đang giảm và rất cạn. (PVS nhà báo Nguyễn Hồng Phương)

- 69 % đối tượng tiếp nhận cho rằng tỉ lệ xuất hiện các bài viết về các vấn đề lý luận báo chí so với những bài viết về nội dung khác là ít hơn. Tất cả ý kiến của các nhà nghiên cứu và cán bộ phụ trách tạp chí cũng cho rằng tỉ lệ này là quá ít.

Các ý kiến cũng lưu ý, tỉ lệ này ở tạp chí LLCT & TT là khá hơn.

- Số người quan tâm và không quan tâm đến tác giả bài viết lý luận báo chí không quá cách xa nhau: 45% quan tâm và 55% là không quan tâm. Tên các tác giả được nhớ đến cũng không nhiều, một số tác giả tiêu biểu được nhiều người nhắc đến như: Hữu Thọ, Tạ Ngọc Tấn, Nguyễn Văn Dững, Đinh Văn Hường, Đức Dũng, Trần Ngọc Châu, Vũ Quang Hào, Huỳnh Dũng Nhân,...

- Trong số các nhóm vấn đề lý luận báo chí, 67% số người được hỏi quan tâm đến nhóm Tự do báo chí; Luật pháp về báo chí; đạo đức nghề báo, phấm chất nghề nghiệp nhà báo; 54% quan tâm nhóm vấn đề Phương thức hoạt động và sáng tạo tác phẩm báo chí; Hình thức thể loại tác phẩm báo chí, , ngôn ngữ báo chí, phong cách báo chí,...; 46% chú ý tới nhóm Công nghệ, kỹ thuật truyền thông: Các kênh (loại hình báo chí) chuyển tải thông tin; sự phối hợp liên kết và cả sự cạnh tranh giữa các kênh truyền; khả năng tổ chức sử dụng, khai thác các kênh truyền, multimedia,...; 41% chọn nhóm Chức năng của báo chí; Công chúng báo chí; đối tượng và cơ chế tác động của báo chí; Hiệu lực, hiệu quả hoạt động báo chí và 37% quan tâm tới thông tin Môi trường hoạt động báo chí (kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội); Nguyên tắc hoạt động báo chí; Lập trường xã hội trong báo chí; Các loại hình lịch sử báo chí.(Hình 2.3)

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5

37 41

67

54

46

0 10 20 30 40 50 60 Các nhóm vấn đề 70

được quan tâm (%)

Hình 2.2. Mức độ quan tâm đến các nhóm vấn đề lý luận báo chí

- Qua việc đọc các tạp chí lý luận và nghề nghiệp báo chí, 81% người được hỏi có gặp những tài liệu về lý luận báo chí liên quan đến công việc, học tập của họ (hình 2.3), thế nhưng chỉ 38% trong số này thỏa mãn với những thông tin/tài liệu đó (hình 2.4).

Không gặp 3%

Thỉnh thoảng 64%

Thường xuyên

17%

Hiếm khi 16%

Hình 2.3. Mức độ gặp tài liệu lý luận báo chí liên quan đến công việc, học tập

Khó trả lời 25%

Nói chung không thỏa

mãn 8%

Nói chung thỏa mãn 36%

Hoàn toàn thỏa mãn

2%

Có khi thỏa mãn 29%

Hình 2.4. Mức độ thỏa mãn đối với thông tin đã gặp

- 96% đối tượng tiếp nhận lý luận báo chí trong khảo sát của chúng tôi cho rằng kiến thức lý luận báo chí cần thiết trong thực tế công việc và học tập của họ.

96% cũng là tỉ lệ đối tượng độc giả này đồng ý rằng việc trang bị kiến thức lý luận báo chí cho sinh viên báo chí và người làm báo nói chung là cần thiết.

Tỉ lệ người được hỏi đồng ý với nhận định “lý luận báo chí góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp của hoạt động báo chí” là 92% .

- Về những vấn đề lý luận báo chí cần được nghiên cứu cấp thiết hiện nay, các vấn đề đạo đức nghề báopháp luật báo chí theo các độc giả cần được quan tâm nhiều nhất, tiếp đến là phương thức lao động sáng tạo tác phẩm báo chí; vấn đề công nghệ và kỹ thuật truyền thông cũng được lựa chọn nhiều; những vấn đề khác của lý luận báo chí được lựa chọn ở mức trung bình. Bên cạnh đó, các vấn đề cụ thể mới nảy sinh những năm vừa qua theo các độc giả cần được nghiên cứu một cách kịp thời để có những định hướng phát triển thích hợp là các vấn đề kinh tế báo chí và quản lý kinh tế báo chí, , vấn đề quy hoạch báo chí và phát triển tập đoàn báo chí, vai trò báo chí trong việc chống tham nhũng, vấn đề quản lý báo chí, vấn đề tích hợp công nghệ truyền thông,...

Những vấn đề lý luận báo chí cần được nghiên cứu cấp thiết hiện nay được nêu rõ hơn bởi các nhà nghiên cứu (Hộp 2.2)

Hộp 2.2. Những vấn đề lý luận báo chí nào đang được quan tâm và cần được nghiên cứu cấp thiết hiện nay

Mối quan hệ giữa báo chí và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Báo chí và hệ thống chính trị trong thời kỳ đổi mới và hội nhập; Chỉ đạo và quản lý báo chí trước yêu cầu mới; Vấn đề đạo đức và pháp luật trong hoạt động báo chí; Truyền thông đa phương tiện-cơ hội và thách thức...

(PVS PGS.TS. Đinh Văn Hường)

Vấn đề nào cũng cần được quan tâm. Có thể nhận thấy rất nhiều vấn

đề “nóng” về lý luận báo chí – truyền thông qua các đề tài luận văn, luận án hiện nay. Chẳng hạn, có luận án Tiến sỹ báo chí sắp bảo vệ về đề tài “Đạo đức nhà báo hiện nay”. Đây là một vấn đề rất quan trọng trong thời cơ chế thị trường, sau quá nhiều vụ việc vi phạm đạo đức trong báo chí. Một số vấn đề khác như thể loại báo chí, báo chí trong hệ thống truyền thông đại chúng v.v. cũng đang rất cần được nghiên cứu…

Chúng ta cần xem xét tác động của truyền thông đại chúng đến đời sống xã hội Việt Nam có khác gì so với ở nước ngoài. Ở đây cũng có nhiều vấn đề đặt ra: Báo chí chúng ta là lực lượng xung kích của Đảng nhân dân, được nhân dân tin yêu chứ ta không xem nó là một thứ “quyền lực thứ tư”

như một số nước tư bản - tức báo chí nước ta phục vụ đất nước và vì nhân dân nên có những đặc trưng riêng và hiệu quả tác động của nó cũng có những điểm khác. Vậy khi bước vào thời hội nhập với các nền báo chí thế giới, điều này có gì khác biệt ? Ngoài ra còn rất nhiều vấn đề khác nữa...

(PVS PGS.TS. Nguyễn Đức Dũng)

Vấn đề hội nhập quốc tế, hội tụ công nghệ thông tin và truyền thông, báo chí; Hoạt động trong môi trường báo chí đa phương tiện; Công chúng báo chí. (PVS TS.Trần Bá Dung)

Theo tôi, hiện nay có 2 vấn đề lý luận báo chí vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn đang được quan tâm, cần nghiên cứu ở nước ta là:

+ Vấn đề các phương tiện thông tin đại chúng và việc xây dựng, quảng bá hình ảnh đất nước, con người (mọi người- kể cả hình ảnh các đồng chí lãnh đạo) và văn hóa Việt Nam;

+ Vấn đề dùng các phương tiện thông tin đại chúng (nhất là các phương tiện hiện đại: Internet, báo mạng, Multi Media…) để phản bác chủ động, kịp thời, bài bản, chuyên nghiệp đối với các luận điệu sai trái từ phía những đối tượng chống, phá, hiểu sai Việt Nam. (PVS PGS.TS. Lê Thanh Bình)

Có thể nhận xét chung từ kết quả khảo sát rằng, lý luận báo chí ngày càng được báo giới quan tâm và tìm cách tiếp nhận từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có các tạp chí lý luận và nghề nghiệp báo chí. Tuy vậy, số lượng mảng thông tin này trên các tạp chí lý luận nghề nghiệp đã ít, chất lượng lại chưa cao nên chưa thu hút được đông đảo độc giả trong nghề - những người quan tâm đến lý luận báo chí. Những vấn đề độc giả đề xuất cần nghiên cứu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay cũng phù hợp với thực tiễn và xu hướng phát triển của thực tiễn.

*Tiểu kết chương 2

Nhìn chung, các tờ tạp lý luận nghề nghiệp thời gian qua đã chú trọng việc chuyển tải thông tin lý luận báo chí dù mức độ nhiều ít có khác nhau.

Thông qua các tạp chí này, thông tin lý luận đến được với rộng rãi bạn đọc là giới nghiên cứu và hoạt động báo chí trong cả nước, đặc biệt với những người trực tiếp sáng tạo tác phẩm báo chí. Đây thực sự là kênh cung cấp kiến thức lý luận trong lĩnh vực báo chí bổ ích và dễ tiếp nhận. Đồng thời, qua diễn đàn là các tạp chí này, một vấn đề lý luận cơ bản, cốt lõi là tính định hướng chính trị và lập trường xã hội trong báo chí thường xuyên được khẳng định, củng cố niềm tin cho báo giới trong cả nước.

Tuy nhiên, ở mỗi tạp chí khác nhau có những hạn chế nhất định cả về hình thức cũng như nội dung chuyển tải thông tin lý luận báo chí. Vấn đề này ngoài những lý do chủ quan, nguyên nhân khách quan bởi lý luận báo chí là một lĩnh vực còn khá mới mẻ ở Việt Nam đang cần sự góp sức của nhiều nguồn lực trong hoạt động báo chí đặc biệt là giới nghiên cứu.

Qua việc khảo sát thông tin lý luận báo chí trên 4 tờ tạp chí Người làm báo, Nghề báo, Lý luận chính trị & Truyền thông, Tuyên giáo trong khoảng thời gian bốn năm, cùng với ý kiến của đông đảo đối tượng tiếp nhận, ý kiến

chuyên gia trong lĩnh vực báo chí về vấn đề lý luận báo chí trên các tạp chí lý luận nghề nghiệp, có thể thấy lý luận báo chí được sự quan tâm đặc biệt của đa số mọi người. Điều này đòi hỏi sự thay đổi tích cực trong hoạt động nghiên cứu tổng kết lý luận cũng như quan điểm rõ ràng của các tạp chí lý luận nghề nghiệp trong việc chuyển tải kết quả nhằm đẩy mạnh chất lượng và hiệu quả hoạt động này trong thời gian tới.

Chương 3:

Một phần của tài liệu Lý luận báo chí qua một số tạp chí lý luận và nghề nghiệp (Trang 84 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)