Một số tồn tại và vấn đề đặt ra cho việc phát triển lý luận báo chí ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Lý luận báo chí qua một số tạp chí lý luận và nghề nghiệp (Trang 98 - 108)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ

3.2. Một số tồn tại và vấn đề đặt ra cho việc phát triển lý luận báo chí ở Việt Nam hiện nay

3.2.1. Những tồn tại, hạn chế chung của lý luận báo chí Việt Nam Nếu tự so sánh ta với ta thì có thể nhận thấy những bước phát triển vượt trội của cả nền báo chí nói chung, nhưng nếu so sánh ta với thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, rõ ràng, báo chí nói chung và đặc biệt là riêng lý luận báo chí chúng ta còn rất nhiều hạn chế và tụt hậu rất xa. Cho nên, dẫu có những thành tựu đáng kể trong một khoảng thời gian không dài như vậy, lý luận báo chí Việt Nam vẫn đang ở những bước đi đầu tiên.

Có thể nhìn nhận hạn chế chung là công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về báo chí truyền thông chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng, sôi động và phức tạp của thực tiễn báo chí. Từ “bức tranh cận cảnh” về thông tin lý luận trên các tạp chí lý luận và nghề nghiệp cũng có thể thấy được những “chông chênh” trong lý luận báo chí, đó là: kết quả nghiên cứu lý luận còn manh mún, các vấn đề lý luận chưa được quan tâm cân đối, đúng mức;

hầu như không có không khí tranh luận khoa học; nhiều khái niệm báo chí chưa thống nhất trong cách hiểu; các giáo trình báo chí nhiều chỗ, nhiều phần còn mâu thuẫn nhau giữa các cơ sở đào tạo, đặc biệt là trong lý thuyết thể loại cũng như cách phân chia các nhóm thể loại báo chí; bệnh coi nhẹ lý thuyết tồn tại kéo dài cả trăm năm trong thực tiễn làm báo khiến cho lý luận khó chen chân vào đời sống báo chí; trong đào tạo, phương pháp và kỹ năng nghiệp vụ lại không được nhà trường chú ý đúng mức;... Và trên hết, ở cấp vĩ mô, thiếu sự chỉ đạo cụ thể, đồng bộ của các cấp ngành quản lý trong việc phát triển lý luận báo chí. Biểu hiện cụ thể là lý luận báo chí chưa hoặc ít khi được nhắc đến trong các báo cáo của các cơ quan chỉ đạo quản lý báo chí và của Hội Nhà báo qua các kỳ đại hội, các dịp tổng kết; trong các giải thưởng báo chí, chưa có một giải nào cho mảng nghiên cứu lý luận nhằm khuyến khích sự lao

động của đội ngũ làm công tác này; chưa có một hội thảo khoa học chính thức được tổ chức với mục đích đánh giá tổng thể công tác nghiên cứu lý luận báo chí...

Trong một thời gian rất dài, lý luận báo chí của chúng ta tuyệt đối hóa chức năng tuyên truyền, xem báo chí đơn thuần là công cụ tuyên truyền, hoạt động báo chí hoàn toàn được bao cấp, do vậy, sự sáng tạo trong báo chí không được chú trọng, những người viết báo ít có nhu cầu đổi mới cách thể hiện...

cho đến ngày nay, vẫn tồn tại không ít những “công chức báo chí” từ phóng viên, biên tập viên cho đến tổng biên tập, đặc biệt là ở các tờ báo địa phương và báo ngành. Trong thời đổi mới và hội nhập, đằng sau sự phát triển của báo chí là hàng loạt vấn đề gây bức xúc đã xảy ra: Đó là các biểu hiện đi chệch định hướng của Đảng, chưa quán triệt sâu sắc đường lối, chính sách và pháp luật Việt Nam về báo chí, không tuân thủ nguyên tắc trung thực khách quan khi phản ánh dẫn đến các hiện tượng bịa đặt, viết ẩu, vụ lợi cá nhân, vi phạm đạo đức, luật pháp... Chính việc chưa nhìn nhận và coi trọng đúng mức đối với lý luận báo chí dẫn đến những hiện tượng phiền toái cho hoạt động thực tiễn báo chí thời gian qua. Rõ ràng, chỉ đến khi đất nước đổi mới, trong quá trình hội nhập sâu rộng với thế giới, những hạn chế yếu kém của lý luận báo chí chúng ta mới phơi lộ dưới ánh sáng. Thế nhưng, công tác lý luận báo chí vẫn chậm được đổi mới và đầu tư đúng mức. Mọi sự chủ yếu nhờ vào tâm huyết của các nhà nghiên cứu và một số nhà báo, mà dù đã rất nổ lực, họ cũng khó lòng theo kịp sự phát triển mau chóng và phức tạp của thực tiễn cuộc sống. Vì không theo kịp thực tiễn, nhiều vấn đề mới của báo chí chúng ta phải học đến đâu làm đến đó chứ không dựa trên một hệ thống lý luận nào - ví dụ trong phát triển và quản lý loại hình báo điện tử. Nhìn bề nổi, loại hình báo điện tử của chúng ta cũng hiện đại, cũng có bước phát triển vượt trội, nhưng nhìn từ con mắt chuyên môn, trừ một số trường hợp ngoại lệ, báo điện tử của

ta vẫn chưa tận dụng tốt các tính năng, tiện ích do công nghệ mới mang lại, nhiều vấn đề khác trong khâu tổ chức, quản lý ở thế bị động, dễ chệch hướng.

Hay việc hướng đến xây dựng các tập đoàn báo chí của ta, một số các nghiên cứu đơn lẻ về lý luận cơ sở xã hội cũng như mô hình hoạt động của tập đoàn báo chí chưa đủ cơ sở để đảm bảo sự ra đời và phát triển cho hình thức hoạt động báo chí mới này...

3.2.2. Những hạn chế của các tạp chí trong việc chuyển tải thông tin lý luận báo chí

Trong những tồn tại, hạn chế nói chung của lý luận báo chí Việt Nam, ở khâu chuyển tải thông tin lý luận báo chí đến với đông đảo báo giới, các tạp chí lý luận nghề nghiệp cũng còn nhiều hạn chế nhất định. Có thể nói rằng, trừ Lý luận chính trị và truyền thông, các tạp chí còn lại (trong diện khảo sát) chưa thực hiện tròn chức năng của mình.

Rõ ràng, trong tôn chỉ mục đích các tạp chí của Hội Nhà báo cũng như của tạp chí Tuyên giáo đều có ghi: “... là cơ quan lý luận nghiệp vụ của...; ...

thông tin những vấn đề lý luận...”. Thế nhưng, thực tế trên các tạp chí này chưa coi trọng thông tin lý luận chuyên ngành đúng mức cũng như không có quan điểm rõ ràng về việc thực hiện chuyển tải thông tin lý luận báo chí. Do không có quan điểm rõ ràng nên chưa dành cho mảng thông tin này những vị trí xứng đáng, diện tích xứng đáng. “Có thể thấy, số trang mục dành cho các bài viết về lý luận báo chí vẫn còn duy trì ở một số kỳ báo ra số chuyên đề, còn lại thưa thớt, có khi đệm vào cho có, nhưng chất thì yếu”1. Số lượng đã ít, chất lượng các bài thông tin lý luận trên các tạp chí này cũng không cao.

Thỉnh thoảng cũng có một đôi bài có hàm lượng khoa học nhưng số lượng ít ỏi đó không đủ tạo nên được một phong cách hay bản sắc hay không khí “làm khoa học” trên các tạp chí này. Cũng vì không am hiểu hoặc không hình dung

được tầm quan trọng của các bài báo khoa học, của công tác phát triển lý luận nên không ít bài nghiên cứu bị cắt ngắn, gọt giũa không đúng mực khiến chất lượng nghiên cứu bị giảm sút...

Tóm lại, các tạp chí lý luận nghề nghiệp báo chí là cầu nối trung gian đưa lý luận đến với đông đảo những người hoạt động và học tập nghề báo, tức là cầu nối đưa lý luận báo chí trở lại thực tiễn. Tuy nhiên, vai trò quan trọng này chưa được các tạp chí nhìn nhận và thực hiện tốt. Điều này có thể tạm lý giải bởi một số nguyên nhân: Hầu như các tổng biên tập của các tạp chí này đều không phải là nhà khoa học, họ không hình dung được việc làm khoa học rõ ràng nên nhiều khi có những áp đặt không phù hợp; mặt khác, lý luận báo chí là mảng đề tài khó khai thác và không phải ai cũng viết được, sản phẩm lý luận báo chí vẫn còn là “của hiếm”, sự quan tâm của xã hội đặc biệt là giới báo chí cho mảng đề tài lý luận báo chí còn hời hợt cũng là nguyên nhân khiến các tạp chí chưa chú trọng đúng mức đến mảng thông tin này. Trong cơ chế tài chính mới, các tạp chí cũng phải xoay xở để tồn tại bằng việc đăng tải nhiều nội dung nhằm mở rộng đối tượng tiếp nhận nên nội dung các tạp chí cũng dễ bị “pha loãng”...

3.2.3. Một số vấn đề đặt ra cho việc phát triển lý luận báo chí ở Việt Nam hiện nay

Hơn lúc nào hết, cần trả lại cho lý luận báo chí vị trí quan trọng đích thực của nó đối với thực tiễn đời sống báo chí. Bởi trong thời buổi hội nhập quốc tế sâu rộng, bất cứ hoạt động nào nếu không được chuẩn bị kỹ lượng về mặt kiến thức, không dựa trên một nền tảng lý luận vững chắc, chúng ta dễ bị bỏ lại phía sau.

Là một nghề đặc thù, báo chí luôn hướng đến sự chuyên nghiệp. Vấn đề phát triển một nền báo chí theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại đã được đặt ra từ lâu nhưng hai từ “chuyên nghiệp” vẫn cứ đang là “đích” để chúng ta

hướng tới. Một trong những nguyên nhân của sự việc trên là do chúng ta chưa coi trọng hệ thống tri thức chuyên ngành. “Mỗi nghề nghiệp đều cần phải dựa trên một hệ thống kiến thức chuyên biệt mà ai muốn vào nghề phải nắm vững qua quy trình giáo dục bài bản. Hệ thống tri thức đó vừa trừu tượng vừa cụ thể, bao gồm kỹ thuật nghiệp vụ lẫn tư duy và sự am hiểu nghề - kể cả pháp luật về nghề. Vì nếu hành nghề không đúng sẽ gây nhiều hệ lụy cho xã hội”1. Vậy nên, trong phát triển lý luận báo chí Việt Nam hiện nay, có rất nhiều điều đặt ra, có thể nêu ra phân tích một số vấn đề như sau:

Vấn đề quản lý, chỉ đạo và các chính sách phát triển lý luận báo chí Phải nói rằng, lâu nay, mảng công tác phát triển lý luận báo chí chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các cấp quản lý về báo chí, chưa có sự chỉ đạo đồng bộ, toàn diện, chưa có chiến lược, chính sách nào đặt ra nhằm phát triển công tác này. Muốn công tác lý luận báo chí có thế phát triển trong giai đoạn hiện nay không thể thiếu sự chỉ đạo, định hướng của các cơ quan quản lý. Vấn đề cấp thiết hiện nay của lý luận báo chí Việt Nam là cần có một tổ chức tập hợp những người làm lý luận trong cả nước để có sự thống nhất trong nghiên cứu. Thông qua tổ chức này, các cơ quan quản lý từ Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin – Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam hoạch định những chính sách, có kế hoạch nâng đỡ công tác nghiên cứu lý luận báo chí. Trước mắt, Hội Nhà báo Việt Nam phải làm trung gian đề xuất các kế hoạch phát triển lý luận báo chí cho cấp trên và triển khai trong thực tiễn công tác báo chí. Hội Nhà báo Việt Nam cũng là nơi kết nối các cơ sở nghiên cứu, đào tạo và các cơ quan báo chí trong cả nước. Hội Nhà báo Việt Nam có thể khởi động công tác này bằng việc tổ chức ngay một hội nghị hay cuộc hội thảo nhằm đánh giá tổng kết những thành tựu lý luận báo chí của nền

1 Nguyễn Đức An - Bỏ rơi hệ thống tri thức chuyên ngành, Tuanvietnam.net -

http://www.tuanvietnam.net/ky-ii-bo-roi-he-thong-tri-thuc-chuyen-nganh, 03/11/2007 06:35 (GMT + 7)

báo chí Việt Nam, đặc biệt là thành tựu của hai mươi năm đổi mới; tìm ra những “khoảng trống” lý luận báo chí trong lịch sử cũng như những đòi hỏi của hiện tại và tương lai. (Hay bằng cách khác là “đặt hàng” cho các nhà khoa học về một công trình có tầm cỡ nhằm đánh giá một cách toàn diện những thành công và hạn chế của lý luận báo chí cũng như đề xuất các giải pháp).

Từ đó, giúp cho các cấp quản lý nhà nước về báo chí có thể hoạch định những bước đi phù hợp nhằm đưa công tác lý luận báo chí xứng tầm với vị trí của nó trong nền báo chí.

Một khâu cần nhấn mạnh trong vấn đề quản lý và phát triển lý luận báo chí là vấn đề đầu tư. Bất cứ hoạt động gì nếu muốn tiến triển thuận lợi cũng cần có sự đầu tư đúng mức, đúng thời điểm. Hoạt động phát triển lý luận báo chí cũng vậy. Nhưng vấn đề là ai đầu tư và đầu tư từ đâu vẫn chưa có lời giải đáp xác đáng. Được biết, hàng năm, Hội Nhà báo Việt Nam có đầu tư kinh phí cho các Hội Nhà báo địa phương với mục đích chính là nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí1, nhưng chưa bao giờ đầu tư cho khu vực nghiên cứu lý luận báo chí. Những người làm nghiên cứu chưa có được sự quan tâm đầu tư đúng mức từ các tổ chức báo chí mà chủ yếu là do nổ lực cá nhân. Cần có sự đầu tư về mặt kinh phí xứng đáng cho các hoạt động nghiên cứu; đầu tư xuất bản giáo trình, sách tham khảo về lý luận báo chí; đầu tư dịch các công trình lý luận báo chí nước ngoài; đầu tư các giải thưởng; đầu tư phát triển các tạp chí lý luận và nghề nghiệp; đầu tư hỗ trợ xuất bản và phát hành... Nghiên cứu lý luận là một công việc đầy khó nhọc mà thầm lặng, sự quan tâm đầu tư đúng mức sẽ là nguồn động viên, tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác của mình, cũng chính là tạo điều kiện cho

1 Với nguồn kinh phí này, các Hội Nhà báo địa phương thường dùng để tổ chức các giải báo chí hàng năm tại địa phương mình; một số nơi còn tổ chức vài đợt bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn ngày và dùng cho các hoạt động

khoa học lý luận báo chí có thêm nhiều thành tựu, xứng tầm với một nền báo chí vì sự nghiệp đổi mới và hiện đại hoá đất nước.

Vấn đề đào tạo báo chí

Vấn đề đào tạo người làm báo chuyên nghiệp phục vụ một nền báo chí chuyên nghiệp là điều mà hệ thống đào tạo báo chí của chúng ta đang hướng tới. Đối với báo chí truyền thông trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, tính chuyên nghiệp sẽ được thể hiện từ chính bản thân mỗi nhà báo khi tác nghiệp. Đào tạo báo chí của chúng ta thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu nhất định, tuy nhiên, trước yêu cầu mới, đòi hỏi các cơ sở đào tạo cần có những giải pháp tích cực và đồng bộ để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo người làm báo, phù hợp với xu thế truyền thông đa phương tiện.

Có nhiều vấn đề bất cập trong đào tạo nghề báo lâu nay, trong đó nổi lên vấn đề cho rằng: đào tạo báo chí của ta quá nặng về lý thuyết, xem nhẹ thực hành khiến hầu hết sinh viên ra khi trường đều lúng túng và khó hòa nhập với thực tiễn nghề báo. Hơn thế, hệ thống kiến thức lý thuyết trong đào tạo báo chí cũng đang “có vấn đề”. Đó là việc các giáo trình về lý luận báo chí còn mâu thuẫn nhau giữa các cơ sở đào tạo, chưa kể nhiều giáo trình đã quá cũ, chậm cập nhật những vấn đề mới của thực tiễn, nhiều khái niệm, phạm trù trong lý luận báo chí cũng cần được xem xét nghiên cứu, nhận thức lại cho phù hợp với đặc trưng của các loại hình báo chí mới thời đại công nghệ thông tin... Một bộ giáo trình báo chí hoàn chỉnh, thống nhất trong toàn quốc (ở mức chung nhất) và có tính khoa học cao, cùng với những công trình nghiên cứu thực tiễn báo chí để cập nhật thông tin khoa học, hỗ trợ cho giáo trình là một yêu cầu bức thiết trong đào tạo báo chí hiện nay. Trên cơ sở đó, gia tăng thời lượng thực hành kỹ năng, thâm nhập thực tế cho sinh viên.

Không chỉ dừng lại ở đấy, trong nội dung đào tạo cần tăng cường bổ trợ kiến thức xã hội cho sinh viên - “Bồi dưỡng nền tảng văn hoá, tăng cường nội lực

cho người học báo chính là hướng đổi mới triệt để và có nhiều triển vọng. Bởi nội lực là thực lực tài năng chân chính bao giờ cũng tỉ lệ thuận với thực lực con người. Thực lực sẽ làm nên bút lực, làm cho năng lượng sáng tạo của mỗi nhà báo không những phát triển bền vững mà có thể đạt đến đỉnh cao”1

Trong đào tạo báo chí, vấn đề tiêu chuẩn giảng viên cũng được đặt ra và cần từng bước chuẩn hóa. Người dạy báo chí không chỉ phải làm tốt nhiệm vụ giảng và nghiên cứu, họ còn cần có kinh nghiệm tác nghiệp trong thực tế để có thể truyền đạt, hướng dẫn sinh viên trong giai đoạn ứng dụng lý thuyết đã được học vào công việc thực hành để kiểm chứng những gì đã học được.

Vấn đề khó khăn ở chỗ, một người nghiên cứu giảng dạy không còn thời gian cho hoạt động thực hành báo chí. Nhưng như vậy không có nghĩa là người giảng dạy không cần phải biết kỹ năng thực hành báo chí.

Những tồn tại, hạn chế trong đào tạo báo chí lâu nay, trách nhiệm thường được được quy về phía nhà trường, phía người dạy mà quên rằng, chính người học báo cũng góp một phần vào sự thành công hay thất bại của chính nghề nghiệp mình đã chọn. Sinh viên báo chí đa số thông minh nhanh nhẹn nhưng cũng không ít trong số đó còn rất thụ động, không chịu khó tìm tòi, bổ sung kiến thức. Điều đáng lo hiện nay là với nhiều sinh viên trong quá trình học tập họ không thường xuyên tiếp cận thông tin, ít đọc, ít tìm hiểu nên kiến thức xã hội yếu và khi thực sự tác nghiệp sẽ bị lúng túng vì không thể xử lý được thông tin, hay không có sự nhạy cảm cần thiết để cảm nhận khi đứng trước sự kiện. Lại nữa, đó là sự thụ động của sinh viên: khi không thấy toà soạn hay người hướng dẫn giao việc, vậy là họ lặng lẽ không hành động, thay vì việc mà đáng lẽ họ nên làm đó là tìm tòi, là suy nghĩ, là viết là tự mình lăn vào, chứ không phải là cứ ngồi chờ người khác gợi ý đề tài [59]. Có rất nhiều

1 Trần Thị Trâm (2008), Văn hoá, nền tảng vững chắc quyết định chất lượng của những nhà báo tương lai,

Một phần của tài liệu Lý luận báo chí qua một số tạp chí lý luận và nghề nghiệp (Trang 98 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)