1.8 Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện dự án
2.1.2 Hiện trạng các thành phần môi trường tại khu vực dự án
a. Nước mặt
Khu vực dự án nằm ngay trên ngã ba sông Hậu. Chất lượng nước mặt ở khu vực quận Cái Răng nói riêng và toàn TP.Cần Thơ được quan trắc bởi Trung tâm quan trắc tài nguyên môi trường Cần Thơ. Có 10 chỉ tiêu quan trắc là pH, DO, BOD5, COD, SS, NH3, NO3-, NO2-, Fe, tổng Coliforms. Diễn biến chất lượng nước sông ở khu vực sông Hậu gần khu vực dự án được thể hiện ở Bảng 2.3.
Bảng 2.3 Chất lượng nước khu vực sông Hậu
TT Thông số Đơn vị Năm QCVN
08-2008 (Cột A1)
2006 2007 2008
1 pH 7,23 7,29 6,97 6 – 8,5
2 DO mg/l 4,0 3,1 3,1 ≥6
3 BOD5 mgO2/l 8 10 9 4
4 COD mgO2/l 12,1 14,3 14,8 10
5 SS mg/l 62 65 43 20
6 NH3 mg/l 0,263 0,411 0,508 0,1
7 NO3- mg/l 0,8 1,3 1,4 2
8 NO2- mg/l 0,027 0,016 0,032 0,01
9 Fe mg/l 0,78 0,60 0,52 0,5
10 Coliform MPN/100ml 108.708 1.033.883 50.954 2.500
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường TP. Cần Thơ, 2009)
Từ những số liệu ghi nhận cho thấy rằng phần lớn các chỉ tiêu quan trắc trong môi trường nước mặt khu vực sông Hậu đoạn gần khu vực dự án đều vượt mức cho phép của Quy chuẩn Việt Nam QCVN 08:2008 (Cột A1), ngoại trừ pH và NO3-. Qua đó cho thấy,
nguồn nước mặt ở khu vực quan trắc đã bị ô nhiễm về hữu cơ và vi sinh. Đặc biệt chỉ tiêu vi sinh cao gấp nhiều lần so với quy chuẩn. Sông Hậu là nguồn cung cấp nước chính cho dân cư khu vực thành phố Cần Thơ, nếu nguồn nước này bị ô nhiễm sẽ gây tác động to lớn đến sức khỏe của cư dân vùng hạ lưu của sông.
Để làm cơ sở cho những đánh giá khi dự án đi vào hoạt động, chủ dự án kết hợp với Trung tâm quan trắc Tài nguyên và môi trường Thành phố Cần Thơ tiến hành thu và
phân tích mẫu nước mặt tại khu vực thực hiện dự án. Kết quả được ghi nhận cụ thể ở
bảng sau:
Bảng 2.4 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại khu vực dự án
TT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN
08-2008 (Cột
NM1 NM2 NM3 A1)
1 pH 6,92 6,94 6,96 6 – 8,5
2 Độ đục NTU 77 86 83 KQĐ
3 SS mg/l 74 78 70 20
4 DO mg/l 3,6 4 3,8 ≥6
5 COD mgO2/l 8,4 7,5 8,9 10
6 BOD5 mgO2/l 6 5 6 4
7 NH3 mg/l 0,098 0,103 0,1 0,1
8 NO3- mg/l 1,8 1,7 1,4 2
9 Sunfat mg/l 9 10 7 KQĐ
10 Coliform MPN/100ml 4,8x102 3,9x102 2,9x102 2.500
(Nguồn: Trung tâm quan trắc Tài nguyên và môi trường Thành phố Cần Thơ, 08/2008) Ghi chú;
Vị trí thu mẫu:
NM1: Góc trái đuôi cồn Ấu ( trên sông Hậu)
NM2: Đuôi cồn Ấu ( trên sông Hậu)
NM3: Góc phải đuôi cồn Ấu ( trên sông Hậu)
Qua kết quả phân tích cho thấy các tiêu SS, DO, NH3, BOD đều vượt Quy chuẩn Việt Nam QCVN 08:2008 (Cột A1). Điều này chứng tỏ chất lượng nước mặt tại khu vực dự án có
dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ. Nên khi dự án đi vào hoạt động cần áp dụng các biện pháp xử lý để tạo nguồn nước sạch cho hoạt động nuôi trồng thủy sản đồng thời xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn quy định trước khi thải vào nguồn tiếp nhận, tránh thải trực tiếp làm gia tăng mức độ ô nhiễm nước sông khu vực.
b. Nước dưới đất
Nước ngầm trên địa bàn thành phố Cần Thơ, quận Cái Răng chủ yếu được khai thác ở tầng chứa nước thuộc trầm tích Pleistocen – đây là tầng chứa nước có trữ lượng lớn và chất lượng đáp ứng được tiêu chuẩn của nước dùng cho sinh hoạt. Nước ngầm được quan trắc 2 lần/năm, bao gồm các chỉ tiêu quan trắc: pH, màu, độ cứng, Cl-, SO42-, NO3-, Fe, COD và
Coliform. Kết quả thu được qua các năm như sau:
Bảng 2.5 Chất lượng nước ngầm khu vực quận Cái Răng
TT Thông số ĐVT Năm
QCVN 09:2008
2006 2007 2008
1 pH 6,83 7,0 - 5,5 – 8,5
2 Màu Pt-Co 29 27 - KQĐ
3 Độ cứng mgCaCO3/l 333 347 77 500
4 Cl- mg/l 31 34 7 250
5 Fetc mg/l 2,12 2,19 0,49 5
6 NO3- mg/l 0,3 0,6 - 15
7 SO42- mg/l 240 180 - 400
8 COD mgO2/l KPH 2,3x101 - 4
9 Coliform MPN/100ml 28 35 13 3
(Nguồn: Báo cáo Hiện trạng môi trường TP. Cần Thơ, 2008; Báo cáo diễn biến chất lượng môi trường thành phố Cần Thơ 10 năm 1999 - 2008)
Ghi chú: KQĐ: Không quy định “-“: Không quan trắc
Qua kết quả ghi nhận cho thấy rằng hầu hết các thông số đều thấp hơn mức cho phép của QCVN 09:2008. Riêng giá trị Coliform quan trắc qua các năm đều cao hơn giới hạn quy chuẩn nước ngầm (3 MPN/100ml) và có xu hướng tăng nhẹ qua các năm, tuy nhiên có dấu hiệu giảm ở năm 2008. Năm 2006 chỉ tiêu này vượt chuẩn 9,3 lần, năm 2007 vượt 11,7 lần so với tiêu chuẩn cho phép và ở năm 2008 vượt chuẩn 4,3 lần. Ô nhiễm Coliform trong nước ngầm có thể là do quá trình khai thác không đúng kỹ thuật cùng với việc quản lý không tốt những giếng khoan đã bị ô nhiễm hoặc hư hỏng không sử dụng.
Nhìn chung chất lượng nước ngầm thuộc khu vực dự án khá tốt, hầu hết các thông số quan trắc điều nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm, trừ
Coliform. Do vậy, nếu khai thác nước ngầm để sử dụng, thì tùy theo mục đích mà áp dụng công nghệ xử lý thích hợp.
Do dự án nằm gần sông nên nguồn cung cấp nước khá dồi dào vì thế vấn đề khai thác nước ngầm để sử dụng là không cần thiết.
2.1.2.2 Chất lượng môi trường không khí
Hiện nay, trên diện rộng các nguyên nhân gây suy giảm chất lượng môi trường không khí của khu vực quận Cái Răng nói riêng và toàn thành phố Cần Thơ là do hoạt động của các phương tiện giao thông, xây dựng nhà cửa và nâng cấp cơ sở hạ tầng, sản xuất công nghiệp. Trong đó, hoạt động của các phương tiện giao thông được xem là
nguồn gây ô nhiễm chủ yếu, hoạt động công nghiệp chưa thật sự phát triển mạnh nên được xem như nguồn gây ô nhiễm ở mức thấp.
Qua kết quả ghi nhận các thông số quan trắc trong môi trường không khí quận Cái Răng cho thấy hầu hết các giá trị đều nằm trong giới hạn cho phép của TCVN 5937:2005, chỉ tiêu bụi tổng vượt tiêu chuẩn cho phép nhưng không đáng kể, mức độ ô nhiễm chưa cao. Nồng độ các chất ô nhiễm trong môi trường không khí tại khu vực quận Cái Răng qua các năm được thể hiện như sau:
Bảng 2.6 Chất lượng không khí tại khu vực quận Cái Răng
TT Thông số Đơn vị đo Năm TCVN 5937: 20051
TCVN 5949 :20052
2006 2007 2008
1 Nhiệt độ mg/m3 32,2 30,83 - KQĐ
2 SO2 mg/m3 0,167 0,161 0,275 0,35
3 CO mg/m3 4,295 2,434 5,225 30
4 Bụi tổng mg/m3 0,37 0,35 0,29 0,3
5 NO2 mg/m3 0,12 0,117 0,175 0,2
6 Ồn dBA 74,7 72,9 74,6 75
(Nguồn: Báo cáo Hiện trạng môi trường TP. Cần Thơ, 2008; Báo cáo diễn biến chất lượng môi trường thành phố Cần Thơ 10 năm 1999 - 2008)
Ghi chú: KQĐ: Không quy định “-“: Không quan trắc
1 TCVN 5937: 2005: Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh;
Mặc dù dự án thuộc khu vực quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ nhưng do đặc điểm là dự án nằm trên cồn khá biệt lập với khu vực nội ô trung tâm của thành phố, mật độ dân cư không cao, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nên chất lượng không khí
xung quanh khu vực dự án còn khá tốt. Hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của TCVN. Kết quả phân tích chứng minh trong bảng sau:
Bảng 2.7 Kết quả phân tích các mẫu không khí tại khu vực dự án
TT Các chỉ tiêu ĐVT Kết quả TCVN 5937:20053
TCVN 5949:20054 TCVN 5508:19913
KK1 KK2 KK3
1 Nhiệt độ oC 28,9 29,3 29,8 18-32
2 Tiếng ồn dBA 64,3 60,1 58,2 60(4b)
3 Bụi lơ lửng mg/m3 0,12 0,03 0,03 0,3
4 SO2 mg/m3 0,06 0,03 0,03 0,35
5 NO2 mg/m3 0,04 0,03 0,03 0,2
6 CO mg/m3 1,15 KPH 1,15 30
(Nguồn: Trung tâm quan trắc tài nguyên môi trường Thành phố Cần Thơ, 08/2008) Ghi chú: Vị trí thu mẫu:
KK1: Góc trái đuôi cồn Ấu
KK2: Đuôi cồn Ấu
KK3: Góc phải đuôi cồn Ấu 2.1.2.3 Tài nguyên sinh vật
Theo Báo cáo hiện trạng Môi Trường thành phố Cần Thơ (2007), tài nguyên sinh vật tại khu vực thành phố Cần Thơ được phân ra làm 2 loại là hệ sinh thái tự nhiên và hệ
sinh thái nông nghiệp.
Hệ sinh thái tự nhiên
Thực vật: thành phần của hệ thực vật bao gồm hơn 130 loài cỏ và cây thân nhỏ, thường thấy tại khu vực ĐBSCL;
Động vật: có 14 giống loài động vật có vú (như cáo, cầy hương, chuột đồng, rái cá…), 30 loài chim (như: chim sâu, chim sẻ, le le, trĩ, cú mèo, diệc lửa, cu gáy, chim bói cá…), 20 loài bò sát và lưỡng thê, một số loài côn trùng chưa thống kê được và 133 loài cá.
33 5937: 2005: Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh;
4 5949: 2005: Âm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư mức ồn tối đa cho phép, (b): Khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính;
Hệ sinh thái nông nghiệp
Động vật nuôi rất ít. Các con vật nuôi thường là trâu, bò, heo,… và có
khoảng 28 loài cá được nuôi trong các ao cá tại địa phương;
Cây trồng: có khoảng 60 loài cây được trồng là thức ăn và dược liệu. Trong đó lúa nước là loài cây trồng ưu thế và nhãn, cam, chôm chôm là các cây ăn trái chính
Một số sơ lược về cồn Ấu – vị trí dự án
Cồn Ấu là một địa thế rất đẹp nằm trước cửa sông Cần Thơ đổ ra sông Hậu, Cồn Ấu (thuộc phường Hưng Phú, quận Cái Răng) được xem là cồn đẹp nhất trong chuỗi cồn nằm trên sông Hậu, phía đông thành phố Cần Thơ.
Theo quy hoạch, khu du lịch sinh thái Cồn Ấu nằm trong chương trình phát triển du lịch Cần Thơ với các loại hình du lịch như: Du ngoạn vùng sinh thái sông Hậu và những khu rừng ngập nước mang dáng nét cổ xưa, thưởng thức ẩm thực vùng sông nước, ngắm hoa, hái quả; du lịch câu cá, bơi xuồng; du lịch thể thao giải trí, an dưỡng; tham quan nếp sống và sinh hoạt thôn quê của dân cư trên Cồn Ấu...
(http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/2/94/94/85775/Default.aspx)
Hiện tại, chưa có những nghiên cứu cụ thể về sự đa dạng động thực vật, thủy sinh vật tại cồn Ấu, chủ yếu nơi đây được biết đến như một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn.
2.1.2.4 Nhận xét chung về hiện trạng môi trường khu vực dự án
Qua kết quả phân tích hiện trạng môi trường nước mặt, nước ngầm, và không khí
tại khu vực dự án, cũng như các số liệu tham khảo về điều kiện tự nhiên của thành phố
Cần Thơ, cho thấy chất lượng môi trường không khí xung quanh và chất lượng nước ngầm vẫn còn tốt. Riêng môi trường nước mặt đã có đấu hiệu bị ô nhiễm hữu cơ. Do đó, nước thải sinh hoạt từ các hoạt động của khu nuôi trồng thủy sản và khu du lịch và đặc biệt là nước thải từ các ao cá nếu thải trực tiếp ra sông rạch mà không qua quá trình xử lý sẽ làm cho môi trường nước mặt tại khu vực ô nhiễm ngày càng nặng hơn, vì vậy, vấn đề này cần được chú trọng khi dự án đi vào hoạt động.