B- Giai đoạn khu nuôi trồng thủy sản đi vào hoạt động
3.4 Đánh giá về phương pháp ĐTM sử dụng
Danh mục các phương pháp sử dụng
Các phương pháp để thực hiện báo cáo Đánh giá tác động môi trường bao gồm:
Phương pháp so sánh
Phương pháp danh mục kiểm tra
Phương pháp sử dụng ý kiến chuyên gia
Các phương pháp nêu trên được sử dụng cụ thể thông qua sự so sánh của các số liệu thực tế cùng với các tài liệu tham khảo đã được in ấn, pháp hành cùng với sự phân tích đánh giá một cách tổng thể các tác động của dự án lên các thành phần môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội.
Đánh giá mức độ tin cậy
Các số liệu đo đạc, phân tích có tính chính xác cao, các số liệu kinh tế - xã hội được thu thập từ niên giám thống kê và báo cáo hiện trạng môi trường nên
Các nhận định nhanh, dự báo mang tính định tính và định lượng có độ tin cậy cao. Tuy nhiên tính toán chi phí mang tính ước lượng, khi thi công các công trình xử lý cần tính toán cụ thể nền móng và chi phí phát sinh. Cần giám sát, đo đạt hằng năm để có kết quả cụ thể và điều chỉnh phương án giải quyết hợp lý.
Các số liệu tham khảo của loại hình tương tự đã đi vào hoạt động, các số
liệu thống kê của WHO về hệ số tải lượng ô nhiễm nên đảm bảo tin cậy.
Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá
Các tác động của rác thải, nước thải, khí thải đến môi trường tự nhiên được tính toán dựa trên các số liệu thực tế tham khảo của các Khu nuôi trồng thủy sản đã đi vào hoạt động, vì thế các đánh giá có mức độ chi tiết và độ tin cậy là khá cao.
CHƯƠNG 4
BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
4.1 Các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng 4.1.1 Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường
Để cho công tác xây dựng được thuận lợi, bảo đảm sức khỏe công nhân, giữ vệ
sinh môi trường trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng đòi hỏi chủ thầu xây dựng đề xuất các nội quy và chế độ vệ sinh môi trường hợp lý, cụ thể như sau:
Phải đảm bảo chỗ ăn ở và vệ sinh của công nhân hợp vệ sinh trong quá trình thi công;
Nước thải trong sinh hoạt phải được quản lý và xử lý tốt tránh ảnh hưởng đến nguồn nước tại khu vực;
Rác thải được thu gom và xử lý, không vứt rác bừa bãi;
Kiểm tra nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt, nơi ăn ở của công nhân đảm bảo an toàn vệ sinh;
4.1.2 Các biện pháp giảm thiểu tác động khi xây dựng
Nhìn chung các tác động phát sinh trong quá trình thi công xây dựng tác động lên con người, các yếu tố môi trường và kinh tế xã hội rất đa dạng và mức độ tác động cũng rất khác biệt nhau đối với từng trường hợp riêng lẻ. Vấn đề bảo vệ môi trường trong giai đoạn này đòi hỏi nhà đầu tư phải có biện pháp tốt nhất để ngăn chặn và xử lý kịp thời các nguồn phát sinh đồng thời đảm bảo an toàn lao động trong quá trình thi công.
4.1.2.1 Giảm thiểu ô nhiễm không khí
Cung cấp đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân như: mũ, khẩu trang, giày, găng tay,…ở những công đoạn cần thiết;
Khai thác tối đa các phương tiện thi công cơ giới, máy móc thiết bị tránh lao động gắng sức cho công nhân;
Các phương tiện vận tải phải được kiểm tra bảo trì đúng kỹ thuật, không chở
quá tải trọng quy định, đảm bảo an toàn khi lưu thông;
Sử dụng máy móc, thiết bị thi công thế hệ mới, ít gây ô nhiễm. Máy móc, thiết bị phải được bảo trì thường xuyên và đúng thời hạn;
Tại những khu vực phát sinh nguồn ồn lớn sẽ sử dụng các màng chắn và vật liệu cách âm;
Bố trí các biển báo, báo hiệu khu vực đang thi công;
Trong quá trình thi công xây dựng các công trình cũng như lắp đặt máy móc, thiết bị, vận hành kiểm tra và chạy thử cần tuyệt đối chấp hành các nội quy về an toàn lao động.
4.1.2.2 Giảm thiểu ô nhiễm nước
Bố trí rãnh thu và hố thu nước mưa chảy tràn cuốn theo đất cát,…để lắng các vật chất nặng trước khi chảy ra sông;
Đối với nước thải sinh hoạt thì biện pháp được áp dụng là sử dụng nhà vệ sinh lưu động để thu lượng nước thải phát sinh chủ yếu cho các hoạt động cần thiết, riêng hoạt động tắm giặt thì công nhân sẽ sinh hoạt tại nhà sau khi hết giờ làm việc nên lượng nước thải phát sinh cũng không nhiều.
4.1.2.3 Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn
Chất thải rắn trong quá trình xây dựng nên được phân thành hai loại riêng biệt để dễ
dàng cho khâu quản lý và xử lý:
Chất thải rắn sinh hoạt: Do khu vực thực hiện dự án chưa có dịch vụ thu gom rác nên rác sinh hoạt được thu gom đem chôn lấp, tránh hiện tượng công nhân vướt rác thải bừa bãi trên sông.
Biện pháp quản lý rác thải trong giai đoạn do lượng phát sinh thực tế không nhiều nên sẽ được thu gom mỗi ngày sau đó được mang vào thành phố mỗi ngày và bỏ rác vào những thùng rác theo quy định sau đó đưa vào thùng chứa rác do chủ dự án trang bị và đặt tại khu vực bến phà xóm chày – bến Ninh Kiều và hợp đồng với công ty công trình đô thị thu gom.
Các chất thải rắn xây dựng: gồm các loại vật liệu như: cừ, tràm, bao bì xi măng, sắt, thép, đá, gạch vụn,…;
Xà bần: có thể tái sử dụng bằng cách dùng để san lấp mặt bằng, cho các hộ dân xung quanh để tôn ao nền hoặc bán cho các đơn vị có nhu cầu;
Sắt thép: được tái sử dụng hay bán cho cơ sở thu mua phế liệu;
Đất đào ao: dùng đắp đê bao xung quanh khu vực dự án
Chất thải nguy hại: Các phương tiện máy móc cần phải được kiểm tra thường xuyên nhằm hạn chế sự rò rỉ dầu ra ngoài; các dẻ lau dính dầu, bóng đèn huỳnh quang…phải được thu gom riêng sau đó phối hợp với đơn vị có
chức năng thu gom và xử lý chất thải nguy hại theo quy định.