B- Giai đoạn khu nuôi trồng thủy sản đi vào hoạt động
4.2 Biện pháp bảo vệ môi trường khi khu nuôi thủy sản đi vào hoạt động
4.2.2 Các biện pháp khống chế giảm thiểu tác động
4.2.2.3 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn
Do ở khu vực dự án không có dịch vụ thu gom rác, nên việc xử lý rác thải sinh hoạt là khá khó khăn. Phương án xử lý rác sinh hoạt trong giai đoạn hoạt động của khu nuôi trông thủy sản như sau
Rác thải vô cơ: chỉ có lượng nhỏ nên xử lý bằng cách phân loai thu lại nhung loại như lon, chai nhựa để tái sử dụng hoặc bán cho cơ sở tái chế, còn lại thì gom đống và đốt.
Rác thải hữu cơ: ủ phân hữu cơ và dùng phân này bón cho cây cối tại các bờ bao xung quanh khu vực dự án.
4.2.2.3.2 Rác thải trong quá trình nuôi cá
Đối với rác thải là bao chứa các nguyên liệu thức ăn, công ty nên tái sử dụng bằng cách cho đất vào bao làm bờ kè để hạn chế sạt lở bờ sông và ao; hoặc bán lại cho người dân có nhu cầu.
Đối với các loại rác thải như bọc, dụng cụ đựng hóa chất, giấy ghi tên hóa chất, vỏ
chai thuốc trị bệnh cho cá… chủ dự án sẽ bố trí các thùng thu gom riêng, việc quản lý và
thu gom được thực hiện theo sự hướng dẫn của quyết định 155/1999/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế quản lý chất thải nguy hại. Sau đó hợp đồng với đơn vị có chức năng để
thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại hoặc giao cho các Cơ sở đủ điều kiện được cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường để quản lý và xử lý.
4.2.2.3.3 Chất thải từ bùn đáy ao
Bùn thải được lấy định kỳ từ ao nuôi và ao xử lý nước thải có nhiều chất hữu cơ cũng như các vi khuẩn có từ chế phẩm vi sinh phòng bệnh cho cá, thức ăn dư thừa,… với tổng diện tích ao nuôi là 400.000 m2 thì trung bình lượng bùn thải ra khoảng 675 tấn/tháng.
a. Giảm thiểu lượng bùn phát sinh
Trước hết, để giảm thiểu lượng bùn sinh ra ở đáy ao nuôi cần có khẩu phần ăn phù hợp cho cá, nhằm hạn chế lượng thức ăn dư thừa trong ao. Cụ thể như ở bảng 4.6.
Bảng 4.7 Khẩu phần ăn phù hợp cho cá hạn chế lượng bùn phát sinh
Trọng lượng cá (g/con) Lượng thức ăn
(% trọng lượng đàn cá)
12-200 8- 10
200-300 6-7
300-700 4-5
800-1100 1,5-3
(Nguồn: Khoa Thủy Sản - Trường Đại học Cần Thơ, 2007)
Với công thức cho ăn này vừa giảm lượng thức ăn cho cá, giảm chi phí, hạn chế ô nhiễm môi trường nước mà cá vẫn phát triển bình thường, đảm bảo trọng lượng khi thu hoạch.
Ngoài ra, còn có thể kết hợp nuôi cá tra chung với các loại cá ăn chìm như: cá sặc rằn, cá rô phi,… vừa tăng thêm hiệu quả kinh tế vừa hạn chế được lượng thức ăn dư thừa.
b. Xử lý bùn sau nạo vét
Biện pháp xử lý bùn chủ đầu tư sẽ thực hiện được trình bày theo sơ đồ hình 4.3 Lớp bùn đáy ao theo chu kỳ 1 tháng nạo vét 1 lần. Bùn được các máy hút bùn đưa đến các hố lọc. Các hố lọc được bố trí trên bờ đê ngăn cách giữa các ao. Trung bình 2 ao 1 hố. Thể tích mỗi hố là 120 m3. Tại đây dưới tác dụng của các lưới lọc phần cặn bùn được giữ lại, phần nước theo hệ thống cống ra mương dẫn nước thải để đến ao xử lý chung với nước thải từ các ao cá.
Phần cặn bùn được giữ lại dùng vôi để nâng cao pH bùn, ở môi trường pH cao sẽ làm cho các vi sinh vật không thể tồn tại được và bùn sẽ không tạo mùi khi đem phơi với lượng 50 – 65kg/100m3 bùn;
Trong quá trình phơi các chất hữu cơ trong bùn sẽ bị phân hủy tạo ra các hợp chất hữu cơ đơn giản hơn và các chất vô cơ thông qua 2 quá trình:
+ Phân hủy yếm khí : diễn ra trong lòng của khối bùn. Các chất hữu cơ trong bùn phân hủy trong điều kiện yếm khí, sẽ tiêu diệt một phần vi khuẩn gây bệnh (pH =6,5-8,0, thích hợp nhất 7,2-7,4); đồng thời tạo thành các khí
như: CO2, NH3, CH4, H2S.
+ Phân hủy hiếu khí: diễn ra trên bề mặt khối bùn. Chất hữu cơ trong bùn ở
điều kiện có oxy và vi khuẩn hiếu khí sẽ phân hủy thành CO2, NH3, H2O và
giải phóng năng lượng.
Hình 4.3 Sơ đồ xử lý bùn của ao nuôi cá
Lượng bùn khô trong 3 năm đầu được dùng để đắp lên các đê bao xung quanh khu vực dự án và các đê bao giữa các ao nuôi, lương bùn này không gây ảnh hưởng gì đến chất lượng nước trong ao mặc dù có mưa vì thực tế chủ đầu tư đã áp dụng, lượng bùn thải khi hút lên đã được lắng lọc trong ngăn chứa dài 200m để đảm bảo chỉ còn lại chất rắn và
được đắp rất chặt trên đê nên dù có mưa cũng không làm tan chảy hay ảnh hưởng đến chất lượng nước ao nuôi hay ảnh hưởng đến sông Hậu khi có mưa. Từ 3 năm lượng bùn này được chế biến để làm phân bón cho các thảm cỏ và cây cảnh của khu du lịch sinh thái.(dự kiến được đầu tư xây dựng sau 2 năm khi khu nuôi trồng thủy sản đi vào hoạt động)
Do đặc điểm là phân bón được sản xuất từ bùn ao nuôi cá, trong bùn còn có các chất kháng sinh, thuốc trị bệnh cho cá, thuốc tăng trưởng ..) nên chủ đầu tư sẽ không dùng để bón cho cây ăn trái mà chỉ sử dụng để bón cho các thảm cỏ và cây cảnh trong khu du lịch hoặc có thể bán cho các cơ sở trồng hoa kiểng có nhu cầu.
4.2.2.3.4 Phòng ngừa và xử lý ô nhiễm khi cá bị chết
Để hạn chế những tác động xấu khi xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt trong quá
trình nuôi chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh cho cá
a. Phòng bệnh cho cá
Giữ và làm sạch môi trường
Nguồn nước lấy vào ao luôn chủ động, sạch, tránh lấy nước từ các ao nuôi khác hoặc nguồn nước bị nhiễm bẩn khi lấy vào cần phải được lọc kỹ.
BÙN THẢI
HỐ LỌC
BÙN KHÔ
AO XỬ LÝ MƯƠNG DẪN Nước
Vôi bột
ĐẮP BỜ
BAO LÀM
PHÂN BÓN
Trong 3 năm đầu Sau 3 năm
Ao nuôi luôn phải quang đãng, cần phải phát cỏ, cây, bụi rậm xung quanh ao, không để lá cây rụng xuống ao nếu có phải vớt ngay.
Sau mỗi chu kỳ nuôi các ao nuôi được tẩy dọn ao kỹ càng. Tháo cạn nước, phơi đáy ao và dùng vôi bột khử trùng đáy ao khi cải tạo ao với liều lượng 10-15kg vôi bột cho 100m2 đáy ao.
Tăng cường chống bệnh cho cá
Chọn những cá giống khỏe mạnh, không bị xây xát, bơi lội bình thường, không bị dị hình. Không nuôi với mật độ quá dày. Do dự án nuôi cá thịt, nen chủ dự án sẽ không thả những giống quá bé.
Trong quá trình nuôi hạn chế kéo lưới nhiều lần làm xây xát cá và tránh thay nước đột ngột làm cá bị sốc.
Cho cá ăn đủ chất, đủ lượng, thức ăn không được ôi thiu, mốc, không để cá bị đói.
Tiêu diệt mầm bệnh
Tắm bằng nước muối cho cá trước khi thả.
Ủ phân với vôi, liều lượng 5-7 kg vôi/100kg phân khoảng 20 ngày trước khi bón xuống ao.
Trong quá trình nuôi bón vôi định kỳ 2 tuần một lần với liều lượng 4-6 kg vôi bột/100m3 nước bằng cách hòa nước rồi tạt đều xuống ao
b. Xử lý cá chết
Trong quá trình nuôi ngoài nguyên nhân dịch bệnh, những thay đổi của điều kiện thời tiết, thức ăn, nguồn nước cũng làm cho cá nuôi bị chết.
Để xử lý tình trạng này trước hết cần phải xác định rõ nguyên nhân làm cho cá
chết để tìm hướng xử lý thích hợp.
Hiện nay, những hộ nuôi cá trê có nhu cầu thu mua cá tra, basa chết để làm thức ăn cho cá trê vì vậy, đây cũng là hướng giải quyết hiệu quả cho trường hợp cá chết. Cá
chết được vớt lên ngay khi phát hiện và liên hệ bán lại ngay cho những người nuôi cá trê như vậy có thể giảm thiểu được ô nhiễm môi trường và còn có thêm phần thu nhập khác cho lao động làm việc tại ao nuôi. Khi có hiện tượng cá chết hoàng loạt thì chủ ao nuôi báo ngay với Chi cục Thủy sản Cần Thơ để được hướng dẫn và phối hợp xử lý