B- Giai đoạn khu nuôi trồng thủy sản đi vào hoạt động
3.1.2 Nguồn tác động trong giai đoạn khai thác khu nuôi trồng thủy sản
3.1.2.2 Tác động của nước thải
Nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường là do thức ăn dư thừa trong ao nuôi, các hóa chất vệ sinh cải tạo ao nuôi, các vật tư chuyên dụng như vôi bột, chế phẩm sinh hóa học, thuốc kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng...
Lượng thức ăn cho cá một phần được chuyển hóa thành sản phẩm, phần còn lại được thải dưới dạng thức ăn dư thừa thối rữa. Chất thải trong quá trình nuôi cá chứa các chất nitrogen và thành phần các chất hữu cơ dễ phân hủy. Đây là nguồn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước, làm suy giảm chất lượng nước ở các sông rạch và dễ lan trên diện rộng.
Với 40 ao nuôi cá, tổng diện tích các ao nuôi khoảng 400.000 m2. Thời gian thay nước 1 ngày/lần. Mỗi lần thay khoảng 30% lượng nước trong ao. Lượng nước thải từ ao nuôi cá ra sông khoảng 270.000m3/ngày. Đây là một lượng nước thải khá lớn. Lượng nước này chứa hàm lượng chất hữu cơ cao, là môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển đặc biệt là trong điều kiện nóng ẩm như ở Việt Nam. Nguồn chất thải này là một trong những nguyên nhân gây ra sự biến đổi chất lượng nước trên sông rạch gây ra dịch bệnh không những cho thuỷ sản nuôi mà còn cho cả con người sử dụng nguồn nước ô nhiễm trong sinh hoạt. Đặc biệt khu vực dự án nằm ngay trên sông Hậu vì vậy lượng nước thải này nếu không được xử lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước sông Hậu.
Do dự án còn đang trong giai đoạn khảo sát thi công, chưa đi vào hoạt động nên chúng tôi tham khảo kêt quả phân tích chất lượng nước ao nuôi thủy sản của những dự án có hình thức nuôi cá tương tự (bảng 3.4). Qua đó ước tính tải lượng chất ô nhiễm của nước thải từ các ao nuôi của dự án thải ra môi trường mỗi ngày, kết quả trình bày trong bảng 3.5.
Bảng 3.4 Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải từ đầu ra ao xử lý nước thải
TT Thông số Đơn vị
Kết quả
TCVN 5945:2005 (Cột A)
1 pH - 6,87 6 – 9
2 SS mg/l 57 50
3 COD mg/l 12 50
4 BOD5 20oC mg/l 4 30
5 Tổng Nitơ mg/l 0,8 15
6 Tổng Coliform MPN/100 ml 2,4x104 3.000
(Nguồn: Kết quả phân tích nước thải ao nuôi tại cồn Đồng Phú, huyện Long Hồ, Công ty TNHH Thương mại Thủy sản Vĩnh Long, 2008)
Đối với mô hình nuôi cá tra, cá basa tại cồn Đồng Phú, Vĩnh Long mà chủ đầu tư đã đầu tư thành công với diện tích 80ha, diện tích hệ thống xử lý nước thải ao nuôi cá
chiếm khoảng 20% tổng diện tích dự án cũng có cùng quy trình nuôi với dự án cồn Ấu, Cần Thơ. Qua kết quả phân tích cho thấy có 4 trong 6 chỉ tiêu đạt Tiêu chuẩn là pH, COD, BOD và tổng Nitơ, còn lại là các chỉ tiêu vượt chuẩn là SS vượt tiêu chuẩn 1,14 lần và coliform vượt chuẩn 8 lần. Đây là những yếu tố bị ảnh hưởng bởi môi trường ngoài do dự án sử dụng nước sông làm nguồn cung cấp nước cho hoạt động thay nước của ao nuôi.
Bảng 3.5 Ước tính tải lượng chất ô nhiễm của nước thải ao nuôi cá
TT Thông số Đơn vị Nồng độ Tổng tải lượng
(kg/ngày)
1 SS mg/l 57 15.390
2 COD mg/l 12 3.240
3 BOD5 20oC mg/l 4 1.080
4 Tổng Nitơ mg/l 0,8 216
3.1.2.2.2 Nước thải sinh hoạt
Khu nuôi trồng thủy sản có khoảng 10 tổ làm việc. Mỗi tổ trung bình 8 người chịu trách nhiệm quản lý 4 ao cá. Như vậy ước tính tổng số lao động tại khu nuôi trồng khoảng 80 người. Nếu lấy tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt là 150 lít/người.ngày và giả sử
100% lượng nước cấp sẽ thành nước thải thì tổng lượng nước thải sinh hoạt của khu nuôi trồng thủy sản là khoảng12 m3/ngày.đêm.
Nước thải sinh hoạt là nguồn gây ô nhiễm đối với các thủy vực do có chứa các chất hữu cơ (đa phần là dễ bị phân hủy sinh học), các chất lắng được cũng như không lắng được, các ion amon, photphat,… nên cũng cần phải được xử lý trước khi thải bỏ ra môi trường.
Bảng 3.6 Tải lượng ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm
(g/người.ngày) Tổng tải lượng (g/ngày)
Chất rắn lơ lửng 60 – 65 4.800 – 5.200
BOD5 của nước thải chưa lắng 65 5.200
BOD5 của nước thải đã lắng 30 – 35 2.400 – 2.800
Nitơ amon (N-NH4) 7 560
Photphat (P2O5) 1,7 136
Clorua (Cl-) 10 800
Chất hoạt động bề mặt 2 – 2,5 160 – 200
(Nguồn: Xử lý nước thải đô thị, Trần Đức Hạ, 2006)
Với tải lượng các chất ô nhiễm như trong Bảng 3.6 và lưu lượng nước thải sinh hoạt của Công ty, ước tính nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được thể
hiện ở bảng 3.7.
Bảng 3.7 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Chất ô nhiễm Đơn vị tính Nồng độ chất
ô nhiễm
QCVN 14:2008 (Cột A)
Chất rắn lơ lửng mg/l 400 – 433 50
BOD5 của nước thải chưa lắng mg/l 433 50
BOD5 của nước thải đã lắng mg/l 200 – 233 30
Nitơ amon (N-NH4) mg/l 46,67 KQĐ
Photphat (P2O5) mg/l 11,33 KQĐ
Clorua (Cl-) mg/l 66,67 KQĐ
Chất hoạt động bề mặt mg/l 13,33 – 16,67 5
Tổng Coliforms MPN/100ml 106 – 109 * 3x103
(*Nguồn: Xử lý nước thải đô thị, Trần Đức Hạ, 2006) Ghi chú: KQĐ: Không quy định
Như vậy, nước thải sinh hoạt từ hoạt động của công nhân có chứa nồng độ các chất ô nhiễm cao, các chỉ tiêu ô nhiễm như BOD5, SS, tổng Coliforms,… cao hơn quy chuẩn cho phép (QCVN 14:2008) như BOD5, SS, dầu mỡ và coliform,… Nếu cho thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận sẽ làm ô nhiễm nước mặt tại khu vực. Do đó, lượng nước thải này cần phải được xử lý trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.