Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam – chi nhánh nam hà nội (Trang 32 - 38)

CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN

2.2. Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại

2.2.1. Khái niệm hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại

Theo quan niệm của các nhà kinh tế học và các nhà Ngân hàng trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng, ngoài nguồn vốn thuộc chủ sở hữu, thì tất cả

các nguồn vốn còn lại được coi là nguồn vốn huy động. Như vậy, nguồn vốn huy động của các Ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng tới hơn 90% trong tổng nguồn vốn. Vì vậy các hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng tồn tại và phát triển được là nhờ nguồn vốn huy động này.

Do vậy, hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của NHTM. Hoạt động này tập trung nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để chuyển đến các nhà đầu tư có nhu cầu về vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Mục tiêu hoạt động huy động vốn của NHTM:

Mục tiêu trong công tác huy động vốn là cơ sở đề ra kế hoạch và chiến lược về nguồn vốn của ngân hàng. Trong đó, chi phí vốn, cơ cấu vốn, tính chất ổn định, thời hạn của nguồn vốn là nhân tố quan trọng đánh giá chất lượng nguồn vốn và là mục tiêu của các ngân hàng hướng tới. Đây là những yếu tố quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu vừa an toàn vừa có lợi nhuận cao của ngân hàng.

- Tìm kiếm nguồn vốn rẻ: Chi phí trả lãi được coi là chi phí lớn nhất trong các chi phí của ngân hàng. Quản lý chi phí trả lãi là hoạt động thường xuyên và quan trọng của các ngân hàng. Mỗi sự thay đổi về lãi suất hay cơ cấu nguồn vốn đều có thể làm thay đổi chi phí trả lãi, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Việc tính chi phí của từng nguồn vốn cụ thể cho phép các nhà quản lý xác định nguồn vốn nào rẻ hơn, có nên thay đổi lãi suất hay không, thu nhập từ tài sản tăng thêm có đủ bù đắp chi phí của nguồn vốn tăng thêm hay không. Về nguyên tắc, những nguồn vốn có thời hạn càng ngắn và tính ổn định thấp thì chi phí nguồn vốn cũng phải thấp tương ứng. tính chi phí một cách chính xác cho phép Ngân hàng chủ động lựa chọn những nguồn vốn khác nhau và bảo đảm doanh thu đủ bù đắp chi phí và đem lại tỷ lệ thu nhập mong đợi.

- Tạo ra nguồn vốn ổn định và cơ cấu phù hợp: Cơ cấu vốn cần đa dạng thể hiện ở việc duy trì một tỷ lệ giữa vốn huy động ngắn hạn và dài hạn, giữa vốn nộ tệ và ngoại tệ. một ngân hàng có chất lượng huy động vốn cao sẽ có nguồn vốn dồi dào và cơ cấu vốn cân đối, tránh cho ngân hàng rơi vào tình trạng căng thẳng về tài chính trong điều kiện môi trường kinh doanh thường xuyên thay đổi. hơn nữa, ngân hàng phải dự đoán xu hướng biến đổi nguồn vốn huy động. yếu tố này cũng rất quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng. Mỗi loại nguồn vốn có điểm mạnh, yếu riêng biệt trong việc huy động và khai thác. Do đó, sự biến động về cơ cấu vốn sẽ kéo theo sự biến đổi trong cơ cấu cho vay, đầu tư, bảo lãnh,…và kéo theo sự thay đổi lợi nhuận, rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Sự thay đổi cơ cấu vốn huy động phụ thuộc một phần vào kế hoạch điều chỉnh của ngân hàng và những nhân tố bên ngoài ngân hàng đòi hỏi ngân hàng phải thường xuyên nghiên cứu và tiếp cận thị trường.

- Xây dựng quy mô và sự tăng trưởng nguồn vốn ổn định: Ngân hàng muốn mở rộng hoạt động cần có quy mô vốn tương đối lớn, trong đó vốn huy động là mọt phần quan trọng. không thể nói đến chất lượng huy động vốn tốt nếu việc huy động không đáp ứng được nhu cầu về khối lượn vốn kinh doanh.

Khối lượng vốn phải đặt tới một quy mô nhất định theo kế hoạch huy động của ngân hàng. Để thực hiện tốt vấn đề này cần kết hợp hài hòa các yếu tố khác như lãi suất, chính sách Marketing khách hàng, các hình thức huy động,

….Tuy nhiên không phải cứ có nguồn vốn lớn đã là tốt, nó phải phù hợp với quy mô hoạt động của ngân hàng, mức vốn tự có, khả năng cho vay và đầu tư của ngân hàng….Hơn nữa việc mở rộng hoạt động chỉ thực sự an toàn khi nguồn vốn huy động luôn có tốc độ tăng trưởng ổn định

- Điều hành tốt nguồn vốn phục vụ kinh doanh: Trong hoạt động ngân hàng thường xuyên xảy ra tình trạng không cân đối về vốn giữa các chi nhánh

cùng hệ thống, giữa các ngân hàng. Nêu có công tác quản lý huy động vốn hợp lý thì ngân hàng sẽ linh hoạt hơn trong việc giải quyết tình trạng thừa thiếu tạm thời này.

2.2.2. Các chính sách huy động vốn của ngân hàng thương mại 2.2.2.1. Chính sách đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn

Các NHTM muốn dễ dàng tìm kiếm nguồn vốn thì trước hết phải đa dạng hình thức huy động vốn. Các hình thức, sản phẩm huy động vốn của ngân hàng càng phong phú, linh hoạt, hấp dẫn bao nhiêu thì khả năng thu hút vốn từ nền kinh tế càng lớn bấy nhiêu. Điều này xuất phát từ sự khác nhau trong tâm lý của các tầng lớp dân cư và nhu cầu ngày càng đa dạng về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng của khách hàng. Mức độ đa dạng của động vốn của các hình thức huy động càng cao thì càng dễ dàng trong việc đáp ứng một cách tối đa nhu cầu của dân cư, vì họ đều tìm thấy cho mình một hình thức gửi tiền phù hợp mà lại an toàn.

Để thu hút được nhiều tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế, các ngân hàng thương mại không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn của mình. Các NHTM có thể tiến hành phát triển, đa dạng hóa sản phẩm dựa trên nhiều tiêu chí sau:

 Theo kỳ hạn và lãi suất

Với các sản phẩm tiền gửi, NHTM thường chia ra nhiều kỳ hạn khác nhau để khách hàng có thể lựa chọn các kỳ hạn gửi tiền phù hợp với nhu cầu của mình.

 Tiền gửi ngắn hạn (dưới 12 tháng): bao gồm các kỳ hạn ngắn hạn như kỳ hạn tuần, đến kỳ hạn 3,6,9 tháng.

 Tiền gửi trung và dài hạn (trên 12 tháng): các kỳ hạn gửi tiền được chia ra thành 15, 18, 24 tháng,....

Hầu hết các NHTM hiện nay đều phân loại tiền gửi theo các kỳ hạn trên.

Do đó, để tạo dự khác biệt để thu hút khách hàng gửi tiền, nhiều ngân hàng đã chia nhỏ thời gian của kỳ hạn như đưa ra các kỳ hạn tuần từ 1 đến 3 tuần hoặc các kỳ hạn như 31 ngày, 37 ngày,...Trong một số giai đoạn nhất định, việc thu hút nguồn vốn các NHTM còn áp dụng hình thức gửi tiền qua đêm. Các kỳ hạn mới này tạo cho người gửi tiền sự linh hoạt trong khi rút và gửi tiền, đồng thời tăng thêm mức thu nhập từ lãi suất tiền gửi. Tương ứng với các kỳ hạn tiền gửi là các mức lãi suất khác nhau, thông thường theo nguyên tắc kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao.

 Theo tiện ích của sản phẩm

Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khó khăn để huy động nguồn vốn ổn định và rẻ, các NHTM tăng thêm nhiều tiện ích cho các sản phẩm khiến cho khách hàng ưa thích chúng hơn. Các NHTM thường đa dạng hóa sản phẩm thông qua hai cách sau:

 NHTM đưa thêm những tiện ích mới vào các sản phẩm truyền thống. Ví dụ đối với các loại thẻ (bao gồm thẻ ghi nợ và ghi có) với chức năng chính là rút tiền tại cây ATM, thanh toán quẹt thẻ qua Pos thì ngân hàng đưa thêm các dịch vụ gia tăng khác như thanh toán hóa đơn các dịch vụ sinh hoạt hằng ngày điện, nước hoặc liên kết với các thương hiệu khác đưa ra những đợt ưu đãi, giảm giá, khuyến mại cho khách hàng sử dụng thẻ của ngân hàng.

 Phát triển sản phẩm hoàn toàn mới với những tiện ích nổi trội. Đây là công việc rất khó khăn đối với hầu hết các NHTM. Hiện nay, các sản phẩm huy động vốn được phát triển khá đầy đủ và đa dạng, việc tạo ra một sản phẩm mới, khác biệt những sản phẩm cũ là điều mà ít ngân hàng nghĩ tới.

Tóm lại, việc đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn, chú ý phát triển sản phẩm riêng biệt sẽ tạo dựng cho NHTM những dấu ấn nhất định đối với

khách hàng gửi tiền, từ đó khuyến khích khách hàng gửi tiền nhiều hơn và tăng quy mô vốn cho ngân hàng.

2.2.2.2. Chính sách lãi suất huy động vốn của ngân hàng thương mại

Có thể nói, lãi suất là một trong những nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của các nhà đầu tư. Đặc biệt trong môi trường kinh doanh hiện nay, lãi suất thị trường ở mức tương đối cao và khi Ngân hàng Nhà nước xoá bỏ lãi suất trần thì việc duy trì mức lãi suất cạnh tranh của các NHTM càng trở nên khó khăn.

Mỗi một ngân hàng thương mại đều xây dựng những chiến lược lãi suất riêng dựa trên mặt bằng lãi suất chung, sự chênh lệch lãi suất huy động giữa các NHTM cổ phần và NHTM quốc doanh thường khá rõ ràng. Điều này là do các NHTM quốc doanh có uy tín và ra đời sớm hơn các NHTM cổ phần, vì thể các NHTM cổ phần để cạnh tranh thu hút nguồn vốn huy động sẽ phải tăng lãi suất huy động của mình lên mới hấp dẫn được lượng khách hàng chuyển từ các NHTM quốc doanh về các NHTM cổ phần. Chênh lệch này đôi khi không lớn nhưng luôn gây ảnh hưởng tâm lý đến khách hàng gửi tiền.

Trong thời gian gần đây, thường xuyên diễn ra cuộc đua lãi suất giữa các NHTM cổ phần và thậm chí NHTM quốc doanh cũng không đứng ngoài cuộc đua này. Vì vậy, khi Ngân hàng Nhà nước khống chế mức lãi suất trần thì các NHTM không chỉ cạnh tranh về lãi suất huy động mà còn cạnh tranh những sản phẩm dịch vụ gia tăng khác.

2.2.2.3. Chính sách marketing hoạt động huy động vốn

Trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt về lãi suất hay trong khi Ngân hàng Nhà tranh về các chương trình khuyến mại, quà tặng cho khách hàng cũng đóng một vai trò quan trọng trong công tác huy động vốn. Hiện nay, tâm lý

của đại bộ phận người gửi tiền vẫn ưa thích các hình thức khuyến mại và quà tặng trực tiếp.

Bên cạnh đó, không ai có thể phủ nhận vai trò của quảng cáo, marketing trong hoạt động kinh doanh ở giai đoạn hiện nay. Khi NHTM có chiến lược quảng cáo, marketing tốt, đánh trúng tâm lý người gửi tiền thì chiến lược đó

sẽ mang lại hiệu quả tốt cho công tác huy động vốn của NHTM. Mục tiêu cuối cùng là thỏa mãn tối đa nhu cầu cảu khách hàng vừa đảm bảo khả năng sinh lời, khả năng cạnh tranh an toàn trong kinh doanh thì marketing đã trở thành công cụ không thể thiếu trong NHTM hiện nay.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam – chi nhánh nam hà nội (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)