CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM –NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM –
3.2. Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nộiphần Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nội
3.2.1. Tổng quan về tình hình huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nội
Nắm được vai trò quan trọng của huy động vốn, chi nhánh Nam Hà Nội tập trung nguồn lực để làm tăng nguồn vốn này. Nguồn vốn huy động của MSB Nam Hà Nội đạt được sự tăng trưởng qua các năm. Tăng từ 1.098 tỷ đồng năm 2010 lên 1.279 tỷ đồng năm 2011 (tăng 181 tỷ đồng, nghĩa là tăng 16,48% so với năm trước), tăng từ 1.279 tỷ đồng năm 2011 lên 1.752 tỷ đồng năm 2012 (tăng 473 tỷ đồng, tương đương tăng 36,98% so với năm trước). Như vậy, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của MSB Nam HN tăng trưởng qua các năm cả về số tương đối và tuyệt đối. Mức tăng trưởng này có dấu hiệu tăng trưởng cao và bứt phá ở năm 2012. Bên cạnh đó, các nguồn huy động theo kỳ hạn, mục đích và loại tiền của chi nhánh cũng đạt mức tăng trưởng đều.
Bảng 3.2: Bảng cân đối kế toán của MSB Nam Hà Nội giai đoạn 2010– 2012
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
CHỈ TIÊU Số dư
(triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Số dư (triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Tăng trưởng
(%)
Số dư (triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Tăng trưởng
(%) Tổng nguồn vốn huy động 1,098,678.18 100 1,279,907.20 100 16,49 1,752,882.20 100 36.95 Phân theo đối tượng huy động vốn
Tiền gửi của TCKT 428,679.76 39.0178 432,678.12 33.8054 0.93 534,234.87 30.47751 23.47 Tiền gửi của cá nhân 669,998.42 60.9822 847,229.08 66.1946 26.45 1,218,647.33 69.52249 43.84 Phân theo kỳ hạn huy động vốn
Tiền gửi không kỳ hạn 184,767.23 16.8172 248,943.49 19.4501 34.73 377,827.09 21.55462 51.77 Tiền gửi ngắn hạn 867,656.76 78.9728 978,675.27 76.4645 12.80 1,307,878.39 74.61302 33.64 Tiền gửi trung và dài hạn 46,254.19 4.20999 52,288.44 4.08533 13.05 67,176.72 3.832358 28.47 Phân theo loại tiền
Tiền gửi VNĐ 923,675.28 84.0715 1,071,768.84 83.738 16.03 1,498,627.66 85.49506 39.83 Tiền gửi ngoại tệ quy đổi 175,002.90 15.9285 208,138.36 16.262 18.93 254,254.54 14.50494 22.16 Phân theo mục đích huy động
Tiền gửi thanh toán và ký quỹ 89,941.54 8.18634 112,878.32 8.82 25.50 336,124.24 19.17552 197.78 Tiền gửi có kỳ hạn 287,128.28 26.134 310,244.93 24.24 8.05 412,367.76 23.52513 32.92 Tiền gửi tiết kiệm 721,608.36 65.6797 856,783.95 66.9411 18.73 1,004,390.20 57.29936 17.23
(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán MaritimeBank Hội sở)
Dựa vào bảng tổng hợp trên, cho thấy hoạt động huy động vốn của MSB Nam Hà Nội tăng trưởng đều qua các năm. Cụ thể, tiền gửi của tổ chức kinh tế qua các năm tăng lên cả số tương đối lẫn tuyệt đối (năm 2011 tăng so với năm 2010 là 0,93%, năm 2012 tăng so với năm 2011 là 23,47%), điều này là do ngân hàng ngày càng tăng các tiện ích dịch vụ tài khoản doanh nghiệp do đó thu hút được các doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nhiều hơn đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng tỷ trọng của nguồn này giảm qua các năm. Còn tiền gửi của cá nhân thì ngược lại. Càng ngày, huy động vốn từ dân cư ngày càng đóng vai trò trong việc huy động vốn ở MSB Nam Hà Nội.
Theo kỳ hạn huy động vốn thì tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn ngày càng tăng, trong khi đó tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn ngày cảng giảm.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của các nguồn này đều tăng qua các năm. Điều này cho thấy quy mô nguồn vốn của MSB Nam HN ngày càng tăng, trong đó
quy mô tiền gửi trung và dài hạn cũng được tăng lên, giúp ngân hàng có nhiều vốn để cho vay trung và dài hạn.
Theo loại tiền, tiền VNĐ chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Tỷ trọng tiền VNĐ tăng từ 83,383% năm 2011 lên 85,5% năm 2012. Tỷ trọng tiền ngoại tệ không tăng lên đáng kể qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng của nguồn này lại tăng mạnh qua các năm. Đó là năm 2011 tăng so với năm 2010 là 18,93%, năm 2012 tăng so với năm 2011 là 22,16%. Điều này là do 2 năm trở lại đây MSB chú trọng huy động nguồn ngoại tệ nhiều hơn với những chính sách sản phẩm ưu đãi, linh hoạt cho người gửi tiền. Một loại sản phẩm huy động ngoại tệ mà MSB cung cấp cho khách hàng cá nhân rất tiện ích đó là tiết kiệm ngoại tệ không kỳ hạn. Loại sản phẩm này cho phép khách hàng gửi vào và rút ra bất kỳ lúc nào mà không cần phụ thuộc vào ngày đáo hạn như tiết kiệm có kỳ hạn với lãi suất
bằng với tiết kiệm có kỳ hạn. Bên cạnh đó, chính sách chung của MSB tăng cường cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngoại hối cho dân cư như dịch vụ nhận chuyển tiền nước ngoài, các sản phẩm thanh toán LC, bảo lãnh các đơn hàng ngoại,… và năm 2010 MSB chuyển từ đại lý cung cấp dịch vụ kiều hối từ MoneyGram sang WesternUnion. WesternUnion với mạng lưới rộng khắp mang lại tiện tích cao hơn cho các kiều bào muốn chuyển tiền về nước cho người thân. Chính điều này làm tăng lượng ngoại tệ giao dịch MSB nói chung và MSB Nam Hà Nội nói riêng tăng lên đáng kể từ năm 2011 đến nay.
Theo mục đích huy động vốn thì tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động được ở MSB Nam Hà Nội. Đây là một nguồn vốn có tính ổn định cao nhằm cung cấp nguồn cho vay trung và dài hạn cho chi nhánh.
3.2.2. Phân tích thực trạng hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam – chi nhánh Nam Hà Nội 3.2.2.1. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động
Mặc dù chịu tác động mạnh từ những biến động về lãi suất trên thị trường trong nước, nguồn vốn huy động của NH TMCP Hàng Hải nói chung và của MSB – CN Nam Hà Nội nói riêng vẫn có mức tăng trưởng ổn định mà không phải ngân hàng nào cũng đạt được.
Để hoạt động huy động vốn mang lại hiệu quả thì nguồn vốn huy động phải đạt mức tăng trưởng trên tổng nguồn vốn huy động và phân theo từng đối tượng. Trong giai đoạn 2010 – 2012, nguồn vốn huy động ở MSB Nam Hà Nội tăng trưởng đều ở các năm và mức tăng trưởng của những kỳ sau cao hơn kỳ trước. Năm 2011 tăng trưởng so với năm 2010 là 16,49%, nhưng sang năm 2012 tăng trưởng so với năm 2011 lên đến 36,95%.
Bảng 3.3: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn MSB Nam Hà Nội năm 2010 - 2012
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Quy mô Quy mô
Mức tăng/giảm so với năm
2010
Tốc độ tăng trưởng
(%)
Quy mô
Mức tăng/giảm so với năm
2010
Tốc độ tăng trưởng
(%) Tổng
NVHĐ 1,098,678 1,279,907 181,229 16,49 1,752,882 654,204 36,95
(Nguồn: Báo cáo tài chính MSB Nam Hà Nội năm 2010, 2011, 2012 – Phòng TCKT Hội sở)
Dựa vào bảng 3.3 ta thấy, mức tăng giảm huy động vốn năm 2011 so với năm 2010 là tăng hơn 181 tỷ đồng, còn mức tăng này năm 2012 so với năm 2010 là trên 654 tỷ đồng.
Hình 3.2 : Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động MSB Nam Hà Nội giai đoạn 2010 – 2012
(Nguồn: Báo cáo tài chính MSB Nam Hà Nội năm 2010, 2011, 2012 – Phòng TCKT Hội sở)
Rõ ràng mức tăng nguồn huy động vốn năm 2012 vượt bậc so với mức tăng
năm 2011. Điều này là do tốc độ phát triển nóng của MSB nói chung, MSB Nam Hà Nội cũng nhanh chóng mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch, quỹ
tiết kiệm trên địa bàn. Đó là tháng 3/2011 MSB Nam Hà Nội thêm địa điểm giao dịch mới và là trụ sở chính mới của chi nhánh ở 168A Trần Đại Nghĩa – Hà Nội. Tiếp đó, sang tháng 11/2012 khai trương PGD Hoàng Mai tại địa chỉ 68 Hồ Đền Lừ - Hoàng Mai – Hà Nội và tháng 12/2012 khai trương Qũy tiết kiệm Hoàng Liệt tại địa chỉ Nơ 6A- Bán đảo Linh Đàm – Hoàng Mai – HN.
Bên cạnh đó là sự nỗ lực vượt bậc của các bộ phận, cán bộ kinh doanh trực tiếp, sự điều hành hiệu quả từ trụ sở chính nhằm đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn và đầu tư thích đáng cho việc phát triển thương hiệu trên địa bàn.
3.2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động
Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng
Trong giai đoạn 2010 – 2012, MSB Nam Hà Nội đã tăng tốc được nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân, nguồn huy động từ khách hàng là các tổ chức kinh tế còn chưa có sự đột phá đáng kể nào.
Bảng 3.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng MSB Nam Hà Nội giai đoạn 2010 -2012
CHỈ TIÊU
2010 2011 2012
Số tiền (triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
TG TCKT 428,679.76 39,02
432,678.1
2 33,80
534,234.8
7 30,48
TG cá nhân
669,998.
42 60,98
847,229.
08 66,20 1,218,647.33 69,52
Tổng NVHĐ
1,098,678.1
8 100
1,279,907.2
0 100
1,752,882.2
0 100
(Nguồn: Báo cáo tài chính MSB Nam Hà Nội năm 2010, 2011, 2012 – Phòng TCKT Hội sở)
Qua bảng tổng hợp trên, cho ta thấy rõ, tổng nguồn vốn huy động ở MSB Nam Hà Nội chủ yếu là từ nguồn khách hàng cá nhân. Năm 2010, tỷ trọng nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân chiếm gần 61%, đến năm 2012 tỷ trọng này chiếm gần 70%. Trong khi đó nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế là 39% vào năm 2010, đến năm 2012 tỷ trọng này chỉ còn gần 31%.
Hình 3.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng MSB Nam Hà Nội giai đoạn 2010 – 2012
(Nguồn: Báo cáo tài chính MSB Nam Hà Nội năm 2010, 2011, 2012 – Phòng TCKT Hội sở)
Nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân tăng cao và chiếm tỷ trọng nhiều hơn nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế. Đây một phần cũng do các tổ chức kinh tế trên địa bàn khu vực Nam Hà Nội chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đôi khi họ không giao dịch dòng tiền qua tài khoản công ty mà đứng dưới tên của cá nhân là chủ tài khoản. Điều này là do họ mong muốn được hưởng cơ chế lãi suất cao hơn, vì lãi suất dành cho cá nhân thường cao
hơn và nhiều chính sách ưu đãi hơn so với dành cho tổ chức, doanh nghiệp.
Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn
Bảng 3.5: Kết quả huy động vốn theo kỳ hạn – MSB Nam Hà Nội
CHỈ TIÊU 2010 2011 2012
Số tiền (triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
TG KKH 184,767.23 16,818 248,943.49 19,45 307,827.09 17,57
TG NH 867,656.76 78,973 958,675.27 74,90 1,307,878.39 74,61
TG trung & dài
hạn 46,254.19 4,209 72,288.44 5,65 137,176.72 7.82
Tổng NVHĐ
CKH 913,910.95 83,182 1,030,963.71 80,55 1,445,055.11 82.43 Tổng NVHĐ 1,098,678.18 100 1,279,907.20 100 1,752,882.20 100
(Nguồn: Báo cáo tài chính MSB Nam Hà Nội năm 2010, 2011, 2012 – Phòng TCKT Hội sở)
Trong tổng nguồn vốn huy động, tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng trưởng không đều qua các năm. Tuy nhiên, quy mô của nguồn huy động có kỳ hạn tăng lên đáng kể, nhất là năm 2012 tổng nguồn có kỳ hạn gần 1,500 tỷ đồng. Trong tổng nguồn vốn có kỳ hạn, tiền gửi ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ lớn và chưa giảm qua các năm. Điều này dẫn đến việc nguồn vốn dài hạn cho vay trung và dài hạn còn thiếu ở MSB Nam Hà Nội. Nguồn tiền gửi thanh toán có quy mô tăng theo thời gian. Có được sự đột phá này là do MSB luôn thay đổi tiện ích các sản phẩm và dịch vụ gia tăng cho khách hàng khi sử dụng các loại tài khoản thanh toán như miễn phí tất cả các giao dịch đối với các chủ tài khoản thanh toán M1, các dịch vụ MobileBanking, InternetBanking,MobileApps,… luôn mang đến sự hài lòng và thuận tiện cho người sử dụng. Đây là nguồn huy động với chi phí thấp, tuy nhiên tính ổn định lại không cao. Do vậy, gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc chủ động trong hoạt động kinh doanh.
Việc các ngân hàng thương mại tại Việt Nam cũng như MSB nói chung khó huy động vốn trung và dài hạn không phải là một hiện tượng lạ. Trong lịch sử, Việt Nam đã từng trải qua những giai đoạn lạm phát cao và kéo dài,
đồng Việt Nam bị mất giá mạnh, dẫn đến người dân không muốn giữ đồng bản tệ mà có xu hướng chuyển sang vàng hoặc các ngoại tệ mạnh như USD, EUR, hoặc bất động sản.
Hình 3.4: Biểu đồ kết quả huy động vốn theo kỳ hạn của MSB Nam Hà Nội giai đoạn 2010 - 2012
(Nguồn: Báo cáo tài chính MSB Nam Hà Nội năm 2010, 2011, 2012 – Phòng TCKT Hội sở)
Các chương trình kích cầu của Chính phủ đang tạo nên những lo ngại về một lạm phát cao trong tương lai. Tuy Nhà nước đã đặt ra lạm phát mục tiêu nhưng những chính sách tài khóa của NHNH vẫn chưa phát huy được hiệu quả của mình. Chính vì vậy mà Chính phủ không thể đưa ra được dự báo tỷ lệ lạm phát trong tương lai, buộc các Ngân hàng khi đưa ra các mức lãi suất huy động cũng phải dè chừng và ở mức an toàn. Nên việc người dân không mặn
mà với những sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn, đặc biệt là những kỳ hạn dài cũng là điều dễ hiểu. Có thể nói, nguyên nhân chính vẫn là do mức lãi suất mà các ngân hàng đưa ra chưa đáp ứng được mức kỳ vọng của các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, tỷ lệ vốn trung và dài hạn ở MSB Nam Hà Nội cũng đang có sự tăng quy mô đáng kể và đang có sự dịch chuyển qua các năm, từng bước đáp ứng thiếu hụt về nguồn vốn đầu tư trung và dài hạn của ngân hàng.
Từ đặc điểm này, ngân hàng có thể nghiên cứu quy luật gửi và rút tiền của khách hàng để chuyển hoán một phần tiền gửi tiết kiệm dưới 12 tháng để cho vay trung và dài hạn mà vẫn đảm bảo được an toàn thanh khoản cho ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền
Bảng 3.6: Kết quả huy động vốn theo loại tiền – MSB Nam Hà Nội giai đoạn 2010 - 2012
CHỈ TIÊU
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền (triệu đồng)
Tỷ trọng(%)
Số tiền (triệu đồng)
Tỷ trọng(%)
Số tiền (triệu đồng)
Tỷ trọng(%) Tiền gửi
VNĐ 923,675.28 84.0715 1,071,768.84 83.738 1,498,627.66 85.50
TG ngoại tệ
quy đổi 175,002.90 15.9285 208,138.36 16.262 254,254.54 14.50
Tổng
NVHD 1,098,678.18 100 1,279,907.20 100 1,752,882.20 100
(Nguồn: Báo cáo tài chính MSB Nam Hà Nội năm 2010, 2011, 2012 – Phòng TCKT Hội sở)
Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả huy động vốn theo loại tiền trên, ta thấy hầu như nguồn huy động ngoại tệ các năm mức tăng trưởng thấp hơn nhiều so với huy động VNĐ. Đặc biệt năm 2012 giảm xuống còn 14,5% tổng huy động cả năm. Điều này do 6 tháng cuối năm 2012 nền kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp khát ngoại tệ để nhập khẩu, thanh toán các hợp đồng mua
bán ngoại mà bất động sản lại đóng băng. Nguồn huy động ngoại tệ từ dân cư cá nhân nhỏ lẻ và không ổn định.
Hình 3.5: Biểu đồ kết quả huy động vốn theo loại tiền MSB Nam Hà Nội giai đoạn 2010 – 2012
(Nguồn: Báo cáo tài chính MSB Nam Hà Nội năm 2010, 2011, 2012 – Phòng TCKT Hội sở)
Nhìn vào biểu đồ trên, càng cho thấy tỷ lệ loại tiền VNĐ và ngoại tệ ở MSB Nam Hà Nội thời gian qua hầu như không thay đổi. Chi nhánh vẫn chưa có bước đột phá nào trong việc tăng lượng huy động nguồn ngoại tệ trong dân
cư, các tổ chức và doanh nghiệp. Đây là một bất cập trong vấn đề cần nguồn ngoại tệ cho các hoạt động cho vay bằng ngoại tệ, thanh toán LC,...
Như vậy, nhìn chung nguồn huy động vốn ở MSB Nam Hà Nội phụ thuộc chủ yếu vào nguồn huy động VNĐ. Đây là một thế mạnh, tiềm lực mà MSB Nam Hà Nội đã và đang xay dựng các kế hoạch khai thác trên địa bàn.
Cơ cấu vốn huy động theo mục đích huy động
Ngân hàng có thể huy động tiền gửi từ dân cư, các tổ chức kinh tế, các nhà đầu tư bằng nhiều hình thức khác nhau, phụ thuộc vào mục đích sử dụng vốn của họ. Từ đó họ có nhiều sự lựa chọn các hình thức gửi tiền sao cho phù hợp với mục tiêu và mục đích sử dụng vốn của họ.
Những khách hàng có lượng tiền giao dịch nhiều, nhu cầu thanh toán cao và bất cứ lúc nào thường mở tài khoản thanh toán không kỳ hạn với lãi suất, thậm chí hầu như lãi không đáng kể hoặc không có lãi khi khách hàng mở tài khoản ký quỹ để duy trì một lượng tiền nhất định nhằm thông qua ngân hàng mở thư bảo lãnh, tín dụng.
Những khách hàng có tiền nhàn rỗi, họ chưa có nhu cầu đầu tư vào đâu thì họ thường gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Ngoài ra, các tổ chức khi có lượng tiền nhàn rỗi cũng mở các hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn để hưởng lãi suất cao hơn việc để tiền trong tài khoản thanh toán.
Bảng 3.7: Kết quả huy động vốn theo loại tiền MSB Nam Hà Nội giai đoạn 2010 – 2012
CHỈ TIÊU
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền (triệu đ)
Tỷ trọng(%)
Số tiền (triệu đ)
Tỷ trọng(%)
Số tiền (triệu đ)
Tỷ trọng(%) Tiền gửi thanh toán
và ký quỹ 89,941.54 8.1863408 112,878.32 8.82 336,124.24 19.18
Tiền gửi có kỳ hạn 287,128.28 26.133975 310,244.93 24.24 412,367.76 23.53 Tiền gửi tiết kiệm 721,608.36 65.679684 856,793.95 66.94 1,004,390.20 57.30
Tổng NVHD 1,098,678.18 100 1,279,917.20 100.00 1,752,882.20 100
(Nguồn: Báo cáo tài chính MSB Nam Hà Nội năm 2010, 2011, 2012 – Phòng TCKT Hội sở)
Dựa vào bảng ta thấy, tiền gửi thanh toán và ký quỹ chiếm một tỷ trọng rất thấp trong tổng nguồn vốn huy động. Điều này cũng dễ hiểu, bởi lượng tiền mặt khách hàng cần thanh toan bất cứ lúc nào luôn không ổn định. Vì mục đích của những người gửi tiền là ngân hàng nắm giữ hộ trong một vài ngày và khi cần họ có thể rút ra ngay để thanh toán, họ gửi tiền không vì mục đích hưởng lãi và để tiệc thanh toán cho các bên.
Hình 3.6: Biểu đồ kết quả huy động vốn theo loại tiền MSB Nam Hà Nội giai đoạn 2010 – 2012
(Nguồn: Báo cáo tài chính MSB Nam Hà Nội năm 2010, 2011, 2012 – Phòng TCKT Hội sở)
Tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng nguồn huy động. Vì đây là một lượng vốn lớn các tổ chức nhàn rỗi họ mở các hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn nhằm hưởng lãi suất cao, tạo thêm thu nhập cho doanh nghiệp khi số tiền đó đang chờ thanh toán cho đối tác hoặc doanh nghiệp chưa sử dụng đến trong một khoảng thời gian ngắn thưởng là 1 tháng trở lên.
Còn tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng chủ đạo trong tổng nguồn vốn huy động. Bởi nguồn tiền này chủ yếu huy động được từ nguồn tiền nhàn rỗi