CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.3. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.3.3. Phân tích hình hình công nợ và khả năng thanh toán
Tình hình công nợ và khả năng thanh toán phản ánh rõ nét chất lượng công tác tài chính của doanh nghiệp. Nếu hoạt động tài chính tốt thì sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán cao, ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại nếu hoạt động tài chính kém thì sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ phải thu sẽ dây dưa, kéo dài, đơn vị mất tính chủ động trong kinh doanh và không còn khả năng thanh toán nợ đến hạn dẫn đến phá sản.
1.3.3.1. Phân tích hình hình công nợ của doanh nghiệp Công nợ của doanh nghiệp gồm:
- Công nợ phải thu, phản ánh số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng.
- Công nợ phải trả, phản ánh số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng.
Thực tế cho thấy rằng, trong quá trình sản xuất kinh doanh, giữa các doanh nghiệp với Nhà nước, giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, giữa doanh nghiệp với người lao động luôn phát sinh các quan hệ thanh toán, do vậy cũng phát sinh vốn bị chiếm dụng và đi chiếm dụng như:
+ Trong mối quan hệ giữa DN với Nhà nước: Định kỳ DN phải nộp các loại thuế cho Nhà nước khi quyết toán được duyệt, nếu số đã nộp lớn hơn số phải nộp, coi như vốn của DN đã bị chiếm dụng và ngược lại.
+ Trong mối quan hệ giữa các DN với nhau: Họ vừa là người mua, vừa là người bán. Nếu đã chấp nhận thanh toán chậm hoặc trả góp, DN đương nhiên đã chấp nhận để đơn vị khác chiếm dụng vốn của mình và ngược lại là được chiếm dụng vốn của đơn vị khác.
+ Với những người làm công ăn lương: Trong giá thành sản phẩm có chứa đựng tiền công của họ, nhưng thực tế DN không thể thanh toán lương hàng ngày, như vậy giữa các kỳ trả lương, DN đã chiếm dụng vốn. Ngược lại do nhu cầu thực tế, người lao động có thể tạm ứng lương, khi đó vốn của DN đã bị chiếm dụng.
Căn cứ vào bảng cân đối kế toán lập bảng phân tích tình hình thanh toán, khi phân tích cần phải đưa ra tính hợp lý của những khoản chiếm dụng và những khoản đi chiếm dụng để có kế hoạch thu hồi nợ và thanh toán đúng lúc, kịp thời, xem xét các khoản nợ phải thu biến động có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp hay không, cần tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau:
Các khoản phải thu
Các khoản phải trả
Phân tích tình hình công nợ:
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh nghiệp bị chiếm dụng (đi chiếm dụng) so với các khoản đi chiếm dụng (bị chiếm dụng). Thực tế cho thấy, số đi chiếm dụng lớn hơn hay nhỏ hơn số bị chiếm dụng đều phản ánh một tình hình tài chính không lành mạnh.
Trong đó:
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải thu (phải trả) quay được mấy vòng trong kỳ, nó cho biết mức hợp lý của số dư các khoản phải thu (phải trả) và hiệu quả của việc đi thu hồi nợ (thanh toán nợ). Nếu số vòng luân chuyển các khoản phải thu (phải trả) lớn chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi (thanh toán) tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn (ít đi chiếm dụng vốn).
Tuy nhiên, nếu chỉ số này quá cao thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả kinh doanh trong kỳ vì có thể ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ hoặc do phải huy động mọi nguồn vốn để trả nợ.
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải thu (phải trả) quay được một vòng thì mất mấy ngày. Nếu thời gian quay vòng càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu hồi (thanh toán) tiền hàng càng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn (ít đi chiếm dụng vốn). Khi phân tích cần so sánh với thời gian bán chịu (mua chịu) theo quy định. Nếu thời gian quay vòng lớn hơn thời gian bán chịu (mua chịu) thì việc thu hồi (thanh toán) tiền hàng là chậm trễ và ngược lại.
1.3.3.2. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp:
Phân tích khả năng thanh toán nhằm đưa ra các thông tin về thực lực trang trải các khoản vay, nợ, phải trả của doanh nghiệp, giúp đánh giá tính chấp hành kỷ luật thanh toán của doanh nghiệp và chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp ta có thể sử dụng các chỉ tiêu như sau:
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát:
Chỉ tiêu này chỉ được áp dụng đối với các doanh nghiệp bị giải thể, phá sản.
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát thể hiện khả năng thanh toán nợ của DN. Hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán nợ càng cao và ngược lại. Hệ số này cho biết một đồng nợ được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản của doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu “Hệ số thanh toán tổng quát” của doanh nghiệp luôn ≥ 1 thì doanh nghiệp bảo đảm được khả năng thanh toán và ngược lại; hệ số này càng nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán.
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng đáp ứng tạm thời các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cao hay thấp. Nếu hệ số này xấp xỉ bằng 1 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp là khả quan. Nếu hệ số này càng nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toán công nợ đến hạn càng thấp.
- Khả năng thanh toán nhanh:
Hệ số thanh toán nhanh là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Hệ số này thể hiện khả năng đáp ứng nhanh đối với các khoản nợ đến hạn trả.
- Khả năng thanh toán tức thời
Chỉ tiêu này phản ánh với số vốn bằng tiền hiện có, doanh nghiệp có đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn hay không. Nếu trị số của chỉ tiêu này nhỏ thì doanh nghiệp có khả năng gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ, tuy nhiên nếu trị số này quá lớn thì cũng không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay vốn chậm, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn.