Phân tích rủi ro tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần truyền thông kim cương thông qua các chỉ tiêu chủ yếu trên báo cáo tài chính (Trang 37 - 41)

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.3. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.3.6. Phân tích rủi ro tài chính

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên phải đương đầu với nhiều rủi ro trên mọi phương diện. Qua phân tích, các nhà quản lý dự báo

được những rủi ro tiềm ẩn về tài chính trên khía cạnh thanh toán gây bất lợi có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của doanh nghiệp, thậm chí cả rủi ro về phá sản mà doanh nghiệp có thể phải đương đầu. Từ đó, các nhà quản lý sẽ đề ra các kế sách, các quyết định kịp thời, hợp lý để ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp.

Rủi ro tài chính là những biến cố xảy ra và gây nên tổn thất trong hoạt động sản xuất kinh doanh, gắn liền với cấu trúc nguồn vốn và rủi ro mà các chủ sở hữu phải chịu do việc sử dụng nợ mang lại. Khi xem xét rủi ro tài chính thường phải xem xét rủi ro liên quan đến công nợ (hệ số các khoản phải thu, hệ số các khoản phải trả, hệ số thanh toán tổng quát, hệ số thanh toán nhanh …) và ảnh hưởng cơ cấu nợ đến khả năng sinh lời trên nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Để đánh giá rủi ro thanh toán của doanh nghiệp, các nhà phân tích sử dụng chỉ tiêu:

- Hệ số nợ trên tài sản: Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp thì có bao nhiêu đồng do vay nợ mà có. Nếu hệ số này càng lớn và có xu hướng tăng thì rủi ro tài chính càng tăng và ngược lại.

- Hệ số nợ ngắn hạn trên tài sản ngắn hạn: Chỉ tiêu này cho biết trong tài sản ngắn hạn hiện có, thì có bao nhiêu đồng do vay nợ ngắn hạn mà có.

Nếu hệ số này càng lớn và có xu hướng tăng thì rủi ro tài chính càng tăng và ngược lại.

- Hệ số thu hồi nợ: Chỉ tiêu này phản ánh nếu doanh thu bán chịu, bán chậm càng giảm số dư nợ phải thu giảm đi thì hệ số thu nợ càng tăng và rủi ro tài chính càng giảm và ngược lại.

- Thời hạn thu hồi nợ: Thời gian thu hồi nợ tùy thuộc vào hệ số thu hồi nợ. Khi hệ số thu hồi nợ tăng, thời hạn thu nợ sẽ giảm => rủi ro tài chính giảm và ngược lại. Thời hạn trong kỳ báo cáo là đại lượng cố định: một năm là 360 ngày.

- Hệ số quay vòng hàng tồn kho: Chỉ tiêu này phản ánh việc sản xuất đến đâu bán hết đến đó thì giá trị hàng tồn kho sẽ giảm hợp lý => hệ số vòng quay sẽ tăng và rủi ro tài chính sẽ giảm và ngược lại.

- Thời hạn quay vòng hàng tồn kho: Chỉ tiêu này phản ánh khi hệ số quay vòng hàng tồn kho càng lớn và có xu hướng tăng lên thì số ngày cần thiết cho một vòng quay càng nhỏ và có xu hướng càng giảm => rủi ro tài chính càng giảm và ngược lại.

- Hệ số thanh toán lãi vay: Chỉ tiêu này phản ánh sản xuất kinh doanh càng có hiệu quả, lãi càng tăng thì hệ số thanh toán lãi vay càng tăng => rủi ro tài chính càng giảm và ngược lại.

- Rủi ro thanh toán nợ: là một bộ phận cấu thành nên rủi ro tài chính.

Nếu doanh nghiệp không kịp thời khắc phục các rủi ro thanh toán thì có thể dẫn đến rủi ro phá sản. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro thanh toán là: “Hệ số khả

năng thanh toán tổng quát”, “Hệ số khả năng thanh toán nhanh”, “Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn”…(đã được trình bày ở phần phân tích tình hình khả năng thanh toán). Ngoài ra, các nhà quản trị doanh nghiệp còn sử dụng chỉ tiêu “Hệ số thanh toán nợ đến hạn”.

+ Hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn:

Nếu trị số của chỉ tiêu >=1 thì doanh nghiệp có thể đảm bảo khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ đến hạn. Còn nếu trị số của chỉ tiêu <1 thì doanh nghiệp không đảm bảo được khả năng thanh toán nợ đến hạn, quá hạn và có thể gặp rủi ro phá sản.

+ Rủi ro do ảnh hưởng của cơ cấu nợ: Cơ cấu nợ còn ảnh hưởng đến khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu, suất sinh lời của tài sản. Trong điều kiện kinh doanh thuận lợi, ổn định, trị số đòn bẩy tài chính càng cao thì suất sinh lời của tài sản và suất sinh lời của vốn chủ sở hữu càng cao và ngược lại. Nhưng việc nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách thay đổi co cấu nguồn vốn theo hướng tăng số nợ phải trả để tăng trị số đòn bẩy tài chính là một bài toán khó mà doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Vì ngoài việc tăng số nợ đặt doanh nghiệp vào tình trạng luôn phải đối phó với các khoản nợ đến hạn thì tăng các khoản nợ đồng nghĩa với việc tăng lãi vay phải trả. Vì vậy phân tích rủi ro tài chính qua cơ cấu nợ thường sử dụng các chỉ tiêu đòn bẩy tài chính và khả năng thanh toán lãi vay. Cụ thể:

Đòn bẩy tài chính (a) được tính bằng tỷ lệ tài trợ tài sản bằng vốn chủ sở hữu và được tính theo công thức:

Đòn bẩy tài chính (b) được tính theo tỷ lệ tài trợ tài sản bằng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu theo công thức:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần truyền thông kim cương thông qua các chỉ tiêu chủ yếu trên báo cáo tài chính (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)