Nội dung phân tích tài chính của công ty cổ phần truyền thông Kim Cương

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần truyền thông kim cương thông qua các chỉ tiêu chủ yếu trên báo cáo tài chính (Trang 50 - 55)

2.2. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG KIM CƯƠNG

2.2.2. Nội dung phân tích tài chính của công ty cổ phần truyền thông Kim Cương

2.2.2.1. Phân tích mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp Qua phụ lục 04 cho thấy:

Cuối năm 2015 tổng nguồn vốn của công ty tăng +777.501.684.952 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 15.45%. Nguyên nhân của việc tăng vốn này là do nợ phải trả của công ty tăng 702.093.345.658 đồng tương ứng với tốc độ 54,31%, Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty cũng tăng 75.408.339.294 đồng tương ứng với tốc độ tăng 2,02%.

Như vậy cả vốn chủ sở hữu và nợ phải trả của công ty thời điểm cuối năm đều tăng so với đầu năm nhưng tốc độ tăng khác nhau. Do đó dẫn tới tỷ trọng của vốn chủ sơ hữu cuối năm giảm so với đầu năm trong khi tỷ trọng nợ phải trả lại tăng lên. Điều này cho thấy mức độ độc lập, tự chủ về tài chính của công ty giảm so với thời điểm đầu năm.

Hệ số tài trợ đầu năm 2015 là 0,74 thì cuối năm giảm xuống còn 0,66, tức là trong 100 đồng vốn của doanh nghiệp thì đầu năm có 74 đồng, cuối năm có 66 đồng là VCSH. Điều đó có nghĩa là khả năng đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập về tài chính của công ty cao nhưng đang có xu hướng giảm đi.

Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn cuối năm giảm so với đầu năm 0,21 lần tương ứng với tốc độ giảm 15,16%. Tuy nhiên hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn cả cuối năm và đầu năm đều >1, số vốn chủ sở hữu của công ty có đủ và thừa để trang trải tài sản dài hạn. Điều đó có nghĩa là mức độ độc lập tài chính không cao và công ty sẽ gặp ít khó khăn trong thanh toán các khoản nợ, tuy nhiên, an ninh tài chính vẫn bảo đảm cho công ty tiến hành hoạt động bình thường để phát triển.

Qua phân tích cho thấy mức độ độc lập về tài chính của công ty không cao. Tuy nhiên với xu hướng biến động theo chiều hướng như hiện nay thì công ty cần tăng cường công tác quản lý và sử dụng tài chính hơn nữa nhằm tránh tình huống khó khăn nhất là trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay.

2.2.2.2. Phân tích cơ cấu Tài sản và nguồn vốn:

Qua số liệu trong bảng 05 và bảng 06 nhà phân tích đã đưa ra một số nhận xét đó là:

- Tổng giá trị tài sản của công ty cuối năm 2015 tăng 777.501.684.952 đồng tương ứng với mức tăng 15,45%. Như vậy, công ty đã có sự tăng trưởng về quy mô hoạt động và tình hình tài chính nói chung là khả quan.

Trong đó, TSNH cuối năm 2015 so với đầu năm 2015 tăng 230.245.323.302 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 9,89%, TSDH tăng 547.256.361.650 đồng tương ứng với 20,24%.

- Tổng nguồn vốn của công ty tăng lên lại chủ yếu từ nguồn nợ phải trả tăng 702.093.345.658 đồng tương ứng với tỷ lệ 54,31%. Mặc dù nguồn vốn chủ sở hữu tăng 75.408.339.294 đồng tương ứng với tỷ lệ 2,02% nhưng

ty có sự tăng trưởng về quy mô hoạt động nhưng nguồn vốn để mở rộng quy mô hoạt động lại chủ yếu là từ nguồn tăng nợ phải trả. Chứng tỏ mức độ phụ thuộc vào bên ngoài của công ty cũng gia tăng. Để có cái nhìn cụ thể hơn nữa cấu trúc tài chính, các nhà phân tích đã đi vào phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của Công ty.

- Phân tich cơ cấu tài sản:

Để công tác quản lý tài sản được chặt chẽ, từ đó đưa ra các chính sách huy động và sử dụng vốn đảm bảo cho tình hình tài chính lành mạnh và tránh những rủi ro cần đánh giá cơ cấu tài sản, tình hình phân bố tài sản. Sự biến động về cơ cấu tài sản của Công ty cổ phần truyền thông Kim Cương được thể hiện ở phụ lục 05

Dựa vào bảng cân đối kế toán, nhà phân tích đã lập bảng 05, trong đó có tính toán về số tăng giảm tuyệt đối và tương đối giữa số cuối năm với đầu năm. Trong bảng này cho thấy có sự thay đổi về cơ cấu tài sản như sau: đầu năm, tổng tài sản của công ty là 5.031.919.695.661 đồng, trong đó TSNH là 2.328.287.599.110 đồng chiếm tỷ trọng là 46,27% và TSDH là 2.703.632.096.551 đồng chiếm tỷ trọng là 53,73%. Đến thời điểm cuối năm, tổng giá trị tài sản của công ty đạt giá trị 5.809.421.380.613 đồng, nghĩa là tăng 777.501.684.952 đồng tương đương với tỷ lệ tăng là 15,45% trong đó tỷ trọng TSDH tăng lên và TSNH giảm đi.

Theo số liệu bảng 05 cho thấy trong cơ cấu tổng tài sản của Công ty chiếm tỷ trọng chủ yếu vẫn là tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu, TSCĐ và đầu tư tài chính dài hạn.

- Phân tích Tài sản ngắn hạn:

+ Tiền và tương đương tiền chiếm tỷ trọng trong tổng tài sản đầu năm 2015 và cuối năm 2015 lần lượt là 13,36% và 16,65% điều này chứng tỏ mức độ duy trì tương đối ổn định và có xu hướng tăng, khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt hơn.

+ Các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty chiếm tỷ trọng trong tổng tài sản đầu năm 2015 và cuối năm 2015 lần lượt là 20,24% và 12,48% cho thấy mức độ bị chiếm dụng vốn của công ty tương đối cao nhưng đang có xu hướng giảm đi

+ Hàng tồn kho của Công ty chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm đi trong tổng tài sản chứng tỏ số vốn lưu đông của Công ty ít bị ứ đọng trong kho. Xét tình hình cụ thể hàng tồn kho giảm chủ yếu là do dự phòng giảm giá hàng tồn kho tăng điều này cho thấy mặt hàng của Công ty vào thời điểm cuối năm 2015 có xu hướng giảm giá.

Như vậy, về tài sản ngắn hạn, thoạt nhìn ta thấy có sự biến động có lẽ là tốt nhưng khi phần lớn giá trị giảm nằm trong khoản mục phải thu khách hàng. Trong kinh doanh thường xảy ra hiện tượng bị chiếm dụng vốn và đi chiếm dụng vốn, trong trường hợp này công ty đang bị chiếm dụng vốn. Khoản mục hàng tồn kho là khoản mục có khả năng thanh khoản chậm nhất, chính vì vậy doanh nghiệp nhất thiết phải đẩy nhanh tiền trình thu hồi nợ và giảm giá trị hàng tồn kho.

- Phân tích tài sản dài hạn

+ Tài sản cố định chiếm tỷ trọng trong tổng tài sản của công ty ở thời điểm đầu và cuối năm 2015 lần lượt là 25,42% và 24,43%. Điều này chứng tỏ với đặc thù là doanh nghiệp tổ chức sự kiện truyền thông thì máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất là việc quyết định sống còn

+ Đầu tư tài chính dài hạn: Đầu tư tài chính dài hạn chiếm tỷ trọng trong tổng tài sản đầu năm và cuối năm 2015 là 25,65% và 28,39%, xem xét số tuyệt đối và tương đối thì cuối năm 2015 so với đầu năm 2015 tăng hơn 358 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ 27,81%. Điều này chứng tỏ công ty ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty còn sử dụng vốn cho hoạt động đầu tư tài chính. Trong điều kiện Công ty cổ phần, nền kinh tế của đất nước đã được hội nhập thì việc đầu tư tài chính là cơ hội cần thiết giúp Công ty sử

dụng vốn có hiệu quả đồng thời huy động được các nguồn lực kinh tế khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tốt hơn.

Tóm lại, Tài sản của Công ty cuối năm tăng so với đầu năm là do cả TSNH và TSDH đều tăng. Trong đó TSNH tăng chủ yếu là do tiền và các khoản tương đương tiền tăng hơn 295 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 43,88%

, đầu tư tài chính ngắn hạn tăng hơn 213 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 133,01%. Bên cạnh đó, TSDH tăng chủ yếu là do TSCĐ tăng hơn 151 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ 11,88%, đầu tư tài chính dài hạn tăng trên 358 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ 27,81%,. Với cơ cấu tài sản như vậy chứng tỏ công ty đang phát triển khá ổn định và khẳng định được thương hiệu với khách hàng.

- Phân tich cơ cấu nguồn vốn

Để thấy rõ sự thay đổi về vốn của công ty chủ yếu được tài trợ từ nguồn nào và sự thay đổi đó có thực sự hiệu quả hay không ta đi phân tích cơ cấu nguồn vốn. Căn cứ vào bảng 06 đã cho thấy:

+ Đầu năm 2015, khoản nợ phải trả là 1.292.654.751.156 đồng chiếm tỷ trọng 25,69%. Vốn chủ sơ hữu là 3.739.264.944.505 đồng chiếm tỷ trọng 74,31%. Cơ cấu VCSH gấp 3 lần so với nợ phải trả cho thấy nguồn vốn của công ty chủ yếu được huy động từ vốn chủ sở hữu, thể hiện khả năng độc lập tài chính tốt, chủ động trong kinh doanh.

+ Đến cuối năm 2015, cơ cấu này đã có thay đổi đáng kể. Cụ thể, Nợ phải trả cuối năm tăng 702.093.345.658 đồng tương ứng tỷ lệ 54,31%, VCSH tăng 75.408.339.294 đồng tương ứng tỷ lệ 2,02%. Nợ phải trả tăng chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng 738.511.624.408 đồng tương ứng tỷ lệ 70,67%. Điều đó cho thấy Công ty cần một lượng lớn tiền mặt và các khoản tương đương tiền để thanh toán nợ ngắn hạn hay nói cách khách hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty chưa tốt. Trong khi đó, VCSH của Công ty tăng không đáng kể chủ yếu là do lợi nhuận chưa phân phối sau thuế tăng 92.867.828.448 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 13,99%. Như vậy, cơ

nguồn vốn vẫn chiếm tỷ lệ cao gấp 2 lần so với nguồn nợ phải trả. Điều đó cho thấy tính độc lập tài chính của công ty có xu hướng giảm nhưng tính tự chủ về mặt tài chính vẫn ở mức cao.

- Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.

Nếu chỉ phân tích cơ cấu tài sản và phân tích cơ cấu nguồn vốn thì vẫn chưa thể hiện được chính sách huy động và sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp. Do vậy phải đánh giá mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.

Qua phụ lục 07 cho thấy:

- Hệ số nợ trên tài sản của công ty năm 2015 tăng hơn so với năm 2014 cụ thể: Năm 2014 hệ số nợ là 0,26 lần cho biết tổng tài sản trong năm 2014 có 26% do vay nợ hoặc đi chiếm dụng, năm 2015 hệ số nợ là 0,34 lần có nghĩa là trong năm 2015 có 34% tổng tài sản do vay nợ hoặc đi chiếm dụng. Hệ số nợ trên tài sản trong năm 2015 tăng 0,09 lần tương ứng tăng 33,66% so với năm 2014 chứng tỏ tình hình tài chính của công ty năm 2015 về mức độ tự chủ giảm hơn so với năm 2014.

- Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu của công ty năm 2015 tăng hơn so với năm 2014 cụ thể: năm 2014 là 1,35 lần; năm 2015 là 1,52 lần. Năm 2015 chỉ số này tăng lên 0,17 lần tương ứng giảm 12,59%, điều này chứng tỏ mức độ sử dụng nợ phải trả để tài trợ tài sản của doanh nghiệp ngày càng tăng lên cho nên công ty cần nỗ lực hơn trong việc huy động vốn chủ sở hữu.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần truyền thông kim cương thông qua các chỉ tiêu chủ yếu trên báo cáo tài chính (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)