Phân tích hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần truyền thông kim cương thông qua các chỉ tiêu chủ yếu trên báo cáo tài chính (Trang 33 - 37)

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.3. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.3.5. Phân tích hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực của doanh nghiệp để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. Hiệu quả kinh doanh được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, vì thế cũng có nhiều chỉ tiêu khác nhau phản ánh.

- Các chỉ tiêu đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh sau:

+ Tỷ suất sinh lời của tài sản: Trong quá trình tiến hành những hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp mong muốn mở rộng qui mô sản xuất, thị trường tiêu thụ, nhằm tăng trưởng mạnh. Do vậy, nhà quản trị thường đánh giá hiệu quả sử dụng các tài sản đã đầu tư, có thể xác định bằng công thức sau:

Trong đó: Tài sản bình quân = (Tài sản đầu kỳ + Tài sản cuối kỳ)/2 Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ phân tích doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng tài sản đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản tốt.

Để tăng sức sinh lời của tổng tài sản và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp thích hợp để tăng số vòng quay của tài sản và suất sinh lời của doanh thu. Để tăng suất sinh lời của tài sản mà vẫn tăng được số vòng quay của tài sản và suất sinh lời của doanh thu, đòi hỏi các nhà quản lý phải có các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng sản

phẩm, dịch vụ để sao cho lượng hàng hóa bán ra vẫn tăng (tăng doanh thu) không phải giảm giá bán.

Tỷ suất sinh lời của tài sản có thể được viết lại như sau:

+ Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu: Khả năng tạo ra lợi nhuận của vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh là mục tiêu mà mọi nhà quản trị hướng đến.

Trong đó:

Vốn chủ sở hữu bình quân = (Vốn chủ sở hữu đầu kỳ + Vốn chủ sở hữu cuối kỳ)/2 Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng vốn chủ sở hữu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của chủ doanh nghiệp, đây là nhân tố giúp nhà quản trị tăng vốn chủ sở hữu phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Công thức này có thể được viết lại như sau:

+ Tỷ suất sinh lời của doanh thu: Khả năng tạo ra doanh thu của doanh nghiệp là những chiến lược dài hạn, quyết định tạo ra lợi nhuận và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Song mục tiêu cuối cùng của nhà quản trị không phải là doanh

tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí, khi đó mới có sự tăng trưởng bền vững. Mặt khác, chỉ tiêu này cũng thể hiện trình độ kiểm soát chi phí của các nhà quản trị nhằm tăng sự cạnh tranh trên thị trường, chỉ tiêu này được xác định như sau:

Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp thu được 100 đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí càng tốt.

- Chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí bao gồm:

+ Tỷ suất giá vốn hàng bán (GVHB) trên doanh thu thuần (DTT): Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng số doanh thu thuần thu được giá vốn hàng bán chiếm bảo nhiêu phần trăm (%). Khi tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần càng nhỏ cho thấy việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại.

+ Tỷ suất chi phí bán hàng (CPBH) trên doanh thu thuần (DTT): Chỉ tiêu này phản ánh để thu được 100 đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí bán hàng là bao nhiêu. Tỷ suất này càng nhỏ thì thể hiện doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí bán hàng => kinh doanh có hiệu quả và ngược lại.

+ Tỷ suất chi phí quản lý (CPQL) trên doanh thu thuần (DTT): Chỉ tiêu này phản ánh để thu được 100 đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp

phải bỏ ra chi phí quản lý doanh nghiệp là bao nhiêu. Tỷ suất này càng nhỏ thì hiệu quả quản lý các khoản chi phí quản trị doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

- Chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh bao gồm:

+ Tỷ suất lợi nhuận (LN) thuần từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần: Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, cứ 100 đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng từ hoạt động kinh doanh.

+ Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần (DTT): Chỉ tiêu này phản ánh kết quả của các hoạt động mà doanh nghiệp tiến hành, cứ 100 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.

+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần: Chỉ tiêu này phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh, cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần truyền thông kim cương thông qua các chỉ tiêu chủ yếu trên báo cáo tài chính (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)