Chương 1. TẠP VĂN, TẢN VĂN NGUYỄN VĨNH NGUYÊN TRONG BỨC TRANH CHUNG CỦA TẠP VĂN, TẢN VĂN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
1.3. Hành trình sáng tác của Nguyễn Vĩnh Nguyên
1.3.1. Vài nét về tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên
Nguyễn Vĩnh Nguyên sinh năm 1979, tại Cam Ranh. Năm 1985 gia đình chuyển vào Ninh Thuận sống và anh đƣợc lớn lên tại đây. Anh sinh ra trong một gia đình làm nông và buôn bán nhỏ. Cha anh gốc ở Quảng Trị, từng học ngành triết, Văn Khoa Huế; sau đó, đang học sĩ quan (chế độ cũ) thì
xảy ra sự kiện 30 tháng 4. Ông bị cải tạo và sau đó trở về Cam Ranh sinh sống bằng nghề làm nông, đốn củi. Mẹ anh là người Quy Nhơn, sau năm 1975 từng đi hát tuyên truyền. Nguyễn Vĩnh Nguyên là anh cả trong gia đình năm anh em. Tuổi thơ nhiều nỗi muộn phiền bởi vì cha mẹ trái ngƣợc quan điểm đời sống, chính trị...
Nguyên mê đọc sách từ nhỏ. Nguồn sách thường là thuê ở những tiệm sách cũ ở quê nhà (Quảng Sơn, Ninh Sơn, Ninh Thuận) và đọc ở thƣ viện trường, thư viện huyện. Bắt đầu với thơ. Lớp 11 anh đã có thơ đăng trên báo tỉnh Ninh Thuận và sau đó xuất hiện trên vài tờ báo khác dành cho tuổi học trò.
Anh học ngành Ngữ văn Sƣ phạm Đại học Đà Lạt (khóa 1997 - 2001).
Trong thời gian này, ngoài làm thơ, anh còn viết truyện ngắn và các thể tài báo chí khác. Tác phẩm của anh đƣợc đăng khá đều trên báo Tuổi trẻ, Thanh Niên, Tiền phong, Tạp chí Lang Bian, Văn nghệ TP. HCM, Văn nghệ trẻ...
Và anh đã kiếm sống bằng nghề viết báo suốt bốn năm đại học. Khi ra trường, anh được nhận vào thực tập ở báo Lâm Đồng. Nhưng sau một năm thì bị thôi việc vì có viết một truyện ngắn (Vào đời, đăng trên tạp chí Kiến thức ngày nay) liên quan đến những tiêu cực trong nghề báo.
Năm 2002: Làm biên kịch cho hãng phim đài truyền hình Bình Dương;
và anh từng có phim tài liệu đoạt huy chương vàng, huy chương bạc tại liên hoan phim truyền hình.
Năm 2003: Làm biên tập viên báo Công giáo và Dân tộc.
Năm 2004 - 2014: Làm báo Sài Gòn tiếp thị, trong vai trò phóng viên mảng du lịch, tổ chức nội dung và viết bài cho mục điểm sách. Ngoài ra anh còn viết điểm sách và nhận định văn học, bình luận văn hóa cho nhiều tờ báo tại thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2015 đến nay là phóng viên, bình luận văn hóa xã hội cho nhóm báo Saigon Times.
Công việc hiện tại: viết phê bình văn hóa, xã hội thường xuyên trên các tờ báo: Thời báo kinh tế Sài Gòn, Tuổi trẻ, Người lao động... Đặc biệt, những tiểu luận chuyên sâu thường xuyên đăng trên tạp chí Tia sáng. Bên cạnh đó, anh còn tham gia giảng dạy chuyên đề Tạp văn tại khoa Báo chí trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Nguyễn Vĩnh Nguyên là người ưa xê dịch, cuộc đời anh gắn liền với những chuyến đi. Anh lang thang nhiều nơi, chụp hình và ghi nhớ bằng bao lần ngồi tốc ký ven đường. Hình ảnh người đàn ông bé nhỏ, mặc bộ quần áo bạc trên vai đeo chiếc ba lô sờn mép, cứ thong thả đi từng bước, ngắm nhìn, thu vén từng chi tiết cảnh vật vào não bộ mà sung sướng vì được sống thực, sống giao hòa với thiên nhiên. Khác với những trang viết đầy gai góc, sắc lẹm, thẳng thừng, Nguyễn Vĩnh Nguyên ngoài đời là người hiền lành, nhân hậu, đặc biệt anh rất yêu thương trẻ nhỏ. Trong lời đề tựa của cuốn Tivi, xe máy, nhạc chế, chày cối, karaoke, tăm xỉa răng và những thứ khác, Nguyễn Vĩnh Nguyên đã viết "Dành tặng con trai Harin thân yêu để con hiểu thêm về những gì đang diễn ra trong thế giới mình đang sống", có thể thấy đƣợc tình yêu bao la của người cha dành cho cậu con trai hai tuổi của mình.
1.3.2. Sự đa dạng trong thể loại ở sáng tác của Nguyễn Vĩnh Nguyên Với khả năng tự trang bị vốn đọc, vốn trải nghiệm phong phú, cùng sự thông minh và năng khiếu viết văn. Nguyễn Vĩnh Nguyên đã ít nhiều tạo ra được giọng điệu riêng cho mình. Và dường như anh đến với văn chương như là một sự trải nghiệm, một sự giãi bày những gì anh cảm nhận, anh tư tưởng, chiêm nghiệm. Chính vì thế mà khi đọc tác phẩm của anh, độc giả cảm thấy hết sức gần gũi và thân thiện nhƣ những gì đâu đó xung quanh mình. Với cách viết, cách xây dựng nhân vật của mình, tác giả đã thổi vào tác phẩm của mình một sức sống mãnh liệt.
Nguyễn Vĩnh Nguyên bắt đầu hành trình sáng tác của mình bằng những thể nghiệm, tìm tòi ở thơ. Các bài thơ của anh đều được viết dưới hình thức thơ tự do. Thơ anh đề cập đến nhiều vấn đề của xã hội và nhất là giới trẻ hiện
đại. Có thể điểm qua một số bài thơ tiêu biểu của anh nhƣ Mặc xác; Vãn xuân; Sài Gòn kết tủa;... đáng chú ý là bài thơ Online giao thừa:
"Mình sẽ chọn giao thừa để online
hỏi thăm người ngoài hành tinh về tết nhất
mới biết "ở trển" còn đốt pháo chuột , treo câu đối, ăn bánh tét với thịt mỡ dƣa hành
(nghe bảo thêm rằng có vài nhà thơ xứ mình trên đó!) ba tôi thắp nén hương lên bàn thờ
khói trầm không online mà sao vời vợi
mẹ tôi khóc đứa con xa quê về (vì mãi chát chít với người ngoài hành tinh) online giao thừa
có thể anh sẽ lạc mất em
trên đại lộ ảo, những nicknam xa nhà đều sáng họ nổ nhƣ pháo chuột và khóc nhƣ ma hời
họ tán tỉnh nhau giòn giã cho quên những giọt nước mắt dài rơi trên bàn phím.
họ nói vơi nhau người ngoài hành tinh về một đêm trắng trong năm, nói không với pháo chuột, thịt mỡ dƣa hành và câu đối đỏ
chỉ có căn phòng trọ khô khóc tiếng mƣa phím nhặt thƣa...
em hun hút xa ngoài vòng phủ sóng giao thừa online
người ngoài hành tinh nói rằng, họ cũng đang tha hương và tương tự mặt đất
những nhà thơ ấy nói rằng, họ cũng đang ngồi trước computer, mơ tết quê nhà!" [25; 8].
Bài thơ đúng nhƣ lời nhà văn Hồ Anh Thái đã nhận xét "Nguyễn Vĩnh Nguyên đang gắng chuyển động để tự làm mới".
Tiếp theo Nguyễn Vĩnh Nguyên đã đánh dấu hành trình sáng tạo theo hướng mới của mình với văn xuôi bằng tập truyện ngắn đầu tay Phù du của
núi. Đặc biệt Năm mười mười lăm hai mươi là kết quả của quá trình "nung nấu quyết tâm, tự thay đổi, tự làm mới, tự vƣợt qua cái nhàn nhạt của buổi đầu. Sự chuyển động ấy hẳn đi qua một giai đoạn dằn vặt trí não, đầy tự ái và không ít tổn thương. Cái tự ái của những người rốt cục bứt hẳn lên bao giờ cũng quý" (lời đề tựa tập Năm mười mười lăm hai mươi của Hồ Anh Thái).
Và "nếu coi sự ráo riết làm mới chính mình của Nguyễn Vĩnh Nguyên bây giờ chỉ là khởi đầu cho một cuộc đổi mới khác, ở đó anh có thể khuấy vỡ tan cả cái ly và nước sẽ bắn tung tóe lên đến tận mặt trời (lời đề tựa tập Năm mười mười lăm hai mươi của Hồ Anh Thái).
Hành trình sáng tạo ấy tiếp tục đƣợc Nguyễn Vĩnh Nguyên thể hiện trong bốn tập truyện ngắn Khu vườn lưu lạc, Động vật trong thành phố, Đi tìm hoang dã, Ở lưng chừng nhìn xuống đám đông. Nguyễn Vĩnh Nguyên đang từng bước khẳng định tài năng và bản lĩnh của một cây bút chuyên nghiệp.
Tuy nhiên cũng đã có không ít những tranh cãi với các tập truyện ngắn của Nguyễn Vĩnh Nguyên: Năm mười mười lăm hai mươi (bị hủy giải ở giải Văn học tuổi 20 do có ý kiên cho rằng nhạy cảm chính trị), Khu vườn lưu lạc (Cục xuất bản cấm tái bản vì cho rằng nhạy cảm văn hóa) và ồn ào nhất là Ở lưng chừng nhìn xuống đám đông với lệnh cấm phát hành trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đƣợc ban ra từ Sở Thông tin Truyền thông, quy tội "truyền bá văn hóa phẩm đổi trụy" (dù giới chuyên môn lên tiếng phản bác điều này).
Không dùng lại ở thơ, truyện ngắn, truyện dài, Nguyễn Vĩnh Nguyên còn tìm đến thể loại tạp văn nhƣ là sự trải nghiệm. Với tạp văn, anh có các tác phẩm đã xuất bản nhƣ: Giỡn với số (NXB Trẻ, 2006); Tivi, xe máy, nhạc chế, chày cối, karaoke và những thứ khác (NXB Lao động Xã hội, 2012);
Những đồ vật trò chuyện cùng chúng ta (NXB Trẻ, 2014); Với Đà Lạt ai cũng là lữ khách (NXB Trẻ, 2014). Có thể nói, dự án tạp văn viết về đồ vật sử dụng hằng ngày, tâm tính và những tiếp biến văn hóa trong đời sống người Việt Nam đương đại đã gây được sự chú ý nhất định của truyền thông qua
nhiều bài điểm sách và ý kiến độc giả đăng trên mạng, trên báo chí chính thống. Điều này cũng giúp cho tác giả xác lập nên hướng đi mới trong cách viết văn phản ánh hiện thực đời sống.
1.3.3. Nhìn chung về tạp văn và tản văn của Nguyễn Vĩnh Nguyên Độc giả có thể đã biết đến một Nguyễn Vĩnh Nguyên nhạy cảm và ma mị trong từng câu chữ với hai tập truyện Khu vườn lưu lạc và Năm mười mười lăm hai mươi, hay một Nguyễn Vĩnh Nguyên gai góc, táo bạo trong ở lƣng chừng nhìn xuống đám đông. Song khi đọc xong hai cuốn tạp văn Tivi, xe máy, nhạc chế, chày cối, karaoke, tăm xỉa răng và những thứ khác và Những đồ vật trò chuyện cùng chúng ta chắc hẳm độc giả sẽ biết thêm một Nguyễn Vĩnh Nguyên luôn hướng đến những thể nghiệm đa dạng trong sáng tạo.
Cuốn tạp văn Tivi, xe máy, nhạc chế, chày cối, karaoke, tăm xỉa răng và những thứ khác là cuốn tạp văn với tựa đề khá dài khiến cho người đọc khi tiếp xúc với bìa ngoài cuốn sách đã cảm thấy tò mò và hấp dẫn. Với 25 bài viết thú vị, cho thấy bản lĩnh, sự độc lập của nhà văn trong việc chọn lựa và tìm kiếm một gốc nhìn mới, để quan sát những vật dụng thường ngày hoặc chiêm nghiệm một hiện tƣợng xã hội.
Qua những câu văn sắc sảo, nhiều hàm ý, độc giả sẽ bất ngờ nhận thấy ở những vật dụng - từ cái tăm xỉa răng, thanh bookmark, cái tivi, con xe máy, từ chén nước mắm trên mâm cơm đến vườn tược, nhà cửa,... đâu đâu cũng là những điểm "mã hóa" câu chuyện về lịch sử, văn hóa, tâm thức, tập tính con người.
Những đồ vật tầm thường không vô tri mà trở nên có hồn, sống động và trở thành những nhân chứng của một thời đại, nhiều biến đổi. Chúng đều là những biểu tƣợng cần đƣợc chiếu rọi bằng nhãn quan mới, ngõ hầu nắm bắt, giải mã, làm sáng sủa hơn cái thực tại nhiều bất cập giữa một thời đại mà sự biến đổi diễn ra quá sức nhanh chóng.
Đối với các hiện tƣợng xã hội (nhạc chế, sự lạc quan hão, cà phê cóc vỉa hè, thói quen thích đọc hung tin, ngập nước, ngậm tăm...) nhà văn trẻ lại thể hiện thái độ bao dung tự tại, đôi khi với giọng điệu đầy hài hước, truyền tải được những dữ liệu khả tín cho thấy cái sự tồn tại phi - lý - đương - nhiên của chúng trong đời sống.
Có thể nói rằng, chúng ta sẽ gặp lại một Nguyễn Vĩnh Nguyên thật lạ và thật quen, giống nhƣ những sự vật - hiện tƣợng mà hằng ngày chúng ta vẫn tiếp xúc, thật quen ở hình hài, biểu hiện và thật lạ ở cái hàm nghĩa ẩn sâu về sự tồn tại. Tivi, xe máy, nhạc chế, chày cối, karaoke, tăm xỉa răng và những thứ khác là cuốn sách giàu tinh thần trào lộng, đôi khi không tránh khỏi những dẫn dắt cực đoan nhƣng rất nhiều khám phá, gợi mở thú vị. Cuốn tạp văn Tivi, xe máy, nhạc chế, chày cối, karaoke, tăm xỉa răng và những thứ khác đánh dấu giai đoạn đầu trong "dự án riêng" của tác giả khi thực hiện 100 tạp văn, tiểu luận về tâm tính người Việt đương đại qua thế giới đồ vật và các hiện tƣợng xã hội.
Những đồ vật trò chuyện cùng chúng ta là cuốn tạp văn thứ hai của Nguyễn Vĩnh Nguyên, ra đời đánh dấu bước tiếp theo trong "dự án riêng"
của anh. Với từng bài viết trong cuốn sách này, tác giả sinh năm 1979 đã thực hiện góc nhìn sinh động không ngờ về những đồ vật gắn bó với cuộc sống con người, thân thuộc đến nỗi tưởng chừng không còn nhiều điều để nói.
Đồ vật mà Nguyễn Vĩnh Nguyên nhắc đến là những vật dụng giản dị, từ hạt dƣa, bánh mứt ngày tết, áo dài, chiếc lồng đèn giáng sinh, chiếc điện thoại, bàn ghế, cái hộp quẹt Zippo, ca inox US, bình toong, nón sắt ....cho đến chiếc loa phường, nhà vệ sinh... Qua 31 câu chuyện, tác giả dẫn người đọc đi sâu vào thói quen, văn hóa, nếp nghĩ, cách ứng xử của người Việt thông qua việc sử dụng đồ vật. Cái hấp dẫn của từng câu chuyện là những ghi chép, tìm tòi tư liệu khá dồi dào của một người đọc rộng và sâu. Đó là khi ta cùng với tác giả quay ngƣợc trở lại những đoạn bay bổng nhất trong Kinh
thánh về "ngôi sao lạ ở phương Đông" để truy nguyên nguồn gốc của chiếc lồng đèn nan tre là sự tiếp biến văn hóa khi Công giáo du nhập vào Việt Nam.
Người đọc cũng được quay trở lại môi trường giáo dục ngày xưa, khảo sát một buổi dạy chữ của thầy đồ, rồi lại vào một trường đại học hiện đại để ƣớm thử quy cách của một chiếc bàn chiếc ghế, rồi từ đó đặt vào hệ quy chiếu của văn hóa, giáo dục qua các thời kỳ (Nào bàn nào ghế). Khi tham gia ký ức chiếc đồng hồ và những đồ vật thông dụng khác nhƣ viên thuốc uống dở, sách báo, kính đeo mắt của người cha đã yên nghỉ dưới lòng đất, người đọc lại thấu đáo một sự thật: Mỗi con người, dù còn sống hay đã chết, luôn có một ký ức thời gian, một nhịp sinh học âm ỉ, dù ta cố lãng quên nó (Thời gian tìm thấy)...
Đồ vật trong câu chuyện của Nguyễn Vĩnh Nguyên luôn đƣợc đặt trong hệ quy chiếu đa chiều. Chiếc áo dài Việt trong 5 ghi chú bất lợi cho áo dài được phân tích trong tương quan so sánh với những trang phục truyền thống Á Đông khác, trong quan niệm xưa, trong trào lưu cách tân nay để đưa ra những cái nhìn, dù đối lập nhƣng hữu tình hữu lý: "Khi viết những dòng ghi chú này, tôi tự dán lên trán mình hai chữ "cụ non", cùng 4 chữ "đồ đạo đức giả". Một gã cụ non đầy mâu thuẫn: Vừa thích sexy tươi mát, tân thời, vừa yêu sự kín đáo, cầu kỳ của truyền thống". Người đọc dễ dàng bắt gặp những đoạn tự trào. Bởi, với tác giả, khi tự trào là khi con người ta nhìn thấy bản thân mình.
Trong Những đồ vật trò chuyện cùng chúng ta, có những câu chuyện như các tiểu luận về thái độ và sự lựa chọn con người trong thời khủng hoảng kinh tế (Lạc nghiệp), cách người Sài Gòn linh hoạt trong việc tiếp thị hàng hóa, dưới góc độ văn hóa - lịch sử (Chơi biểu tượng trên vỉa hè) như mảnh bìa trải lề cỏ công viên, khi bán cà phê bệt, cái ca nhựa úp trên bình trà đá miễn phí, tờ giấy xếp hình phễu cắm trên cục gạch để bán xăng lẻ... Những
"biểu tƣợng vỉa hè" ấy, khi đƣợc Nguyễn Vĩnh Nguyên giải mã, không những
thú vị hơn mà còn góp phần giúp ta hiểu hơn về thái độ sống, thái độ văn hóa của một vùng đất.
Quan sát những người trẻ hiện đại, sẵn sàng từ bỏ sự gắn kết với ngày hôm qua để tự mình đứng trên đôi chân của mình trong tạp văn Con vua từ chối ngai vàng hay sự "kế vị" trong kinh tế, Nguyễn Vĩnh Nguyên nhìn ra sự thay đổi trong nhiều lĩnh vực: "Thế giới ngày nay mở ra quá nhiều lựa chọn, để những kẻ lẽ ra được số phận an bài phải tự tìm cách bước vào một cuộc khai phóng, khẳng định vị thế và vai trò cá nhân trong một con đường hoàn toàn mới". Đọc Những đồ vật trò chuyện cùng chúng ta, ta có thêm các góc nhìn mới, sâu hơn và giá trị hơn vê cuộc sống đang hiện diện quanh mình.