Đề cao thái độ ứng xử có văn hóa của người viết

Một phần của tài liệu Đặc điểm tản văn và tạp văn của nguyễn vĩnh nguyên (Trang 65 - 73)

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM TẠP VĂN VÀ TẢN VĂN CỦA NGUYỄN VĨNH NGUYÊN VỀ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG

2.2. Đi sâu kiến giải tâm tính người Việt đương đại thông qua các hiện tượng xã hội

2.2.3. Đề cao thái độ ứng xử có văn hóa của người viết

Khi phỏng vấn Nguyễn Vĩnh Nguyên về dự án viết 100 tạp văn kiến giải tâm tính của người Việt đương đại thông qua thế giới đồ vật quen thuộc và các hiện tượng xã hội xung quanh, có người đã hỏi anh rằng: Có cảm giác văn của anh, không chỉ tạp văn mà ngay trong các sáng tác văn chương thuần túy cũng đầy những nghiên cứu, sự quan sát, phân tích lý giải các hiện tƣợng, thông tin, dưới con mắt của một nhà báo, nhà nghiên cứu. Vì sao anh chọn hướng đi này, đó cũng là một thiệt thòi cho anh khi bạn đọc vài năm gần dây thích đọc những gì nhẹ nhàng, kiểu nhƣ những dòng tâm sự trên facebook hoặc những tản văn bâng quơ, lãng mạn, đèm đẹp? Nguyễn Vĩnh Nguyên đã trả lời phỏng vấn rằng: “Nói nghiên cứu thì rất to tát và quá mức với tôi. Và thực tình tôi không hề có tham vọng đó. Nhƣng để nói sâu hơn, thấu đáo hơn một điều gì đó, nhất là cái cách lý giải đó chưa hẳn tương thích với số đông, thì còn cách nào khác hơn là bảo vệ cho mình bằng việc tận dụng những tri thức mà mình sở đắc! Ít ra, nếu số đông quay lƣng, thì mình cũng đã làm

đƣợc một quá trình đối thoại thẳng thắn, sòng phẳng với bản thân. Nghĩ nhƣ thế sẽ chẳng có gì thiệt thòi cả. Tôi vẫn quan niệm, viết trung thực với chính mình thì quan trọng hơn là làm vừa lòng cả thiên hạ. ai muốn đèm đẹp cứ việc đèm đẹp, ai muốn “tự kỷ” thì cứ việc “tự kỷ”… [46]. Trên trang http://motsach.vn/khi-do-vat-noi-ve-su-phu-phiem.html, Nguyên cũng nói rằng “Nhà văn hay không không quan trọng, tôi chỉ muốn là một người viết nghiêm túc” [44]. Điều này cho thấy, trong quan niệm của Nguyễn Vĩnh Nguyên, viết phải luôn trung thực với chính mình và đã là một người sáng tác thì phải là một người viết nghiêm túc. Chính vì là một người viết trung thực nên trong tác phẩm của mình anh đã có những phản ánh sát thực về thái độ của người viết trong xã hội hôm nay.

Trong bài Ghi chú ngắn về đọc và viết, Nguyễn Vĩnh Nguyên đã có cái nhìn rất thực tế về tinh thần và thái độ của các nhà văn Việt Nam đương đại.

Họ bị chi phối bởi một đời sống “văn chương tập quyền”, quen được dẫn dắt, lắm hội hè thù tạc, nhiều hội nhóm nhƣng ít những khuyến khích giá trị sáng tạo độc lập của cá nhân. Hội nhà văn Việt Nam với gần một nghìn hội viên một năm đến tối quay cuồng với các hoạt động hội nghị, tọa đàm, trại sáng tác, gặp gỡ giao lưu, chưa kể hoạt động các hội văn nghệ địa phương luôn có sức hấp dẫn kỳ lạ, khiến những nhà văn bị cuốn hút, dồn sức vào cái gọi là không gian nghề nghiệp, mê đắm trong tâm tình, giai thoại nghề nghiệp mà quên mất công việc chính là viết. Họ dành thời gian và tâm sức cho những hoạt động hướng tha, đàn đúm, xây dựng giai thoại và khẩu văn hơn là những cuộc hướng nội kiếm tìm giá trị mới cho trang viết. Họ để thời gian, sức lực tuổi trẻ và sáng tạo trôi qua trong hoang phí. Qua đây, Nguyên phê phán lối viết của các nhà văn thời bây giờ, tác giả yêu cầu người viết hôm nay phải biết đóng cửa với trang viết, không nên bị chi phối bởi những thứ màu mè, phù phiếm bên ngoài. Viết là không chờ đợi để đƣợc in, không bị quyền lực truyền thông và thị trường bên ngoài tác động lên trang viết. Anh nói, có nhiều nhà văn vẫn viết đều đặn hai năm một cuốn sách, hầu hết các bản thảo

đều có sức nặng đáng kể, đƣợc các công ty sách tranh giành nhau ký hợp đồng tác quyền, song mãi vẫn không xin đƣợc giấy phép xuất bản. Tác phẩm đóng kho vẫn không ngăn đƣợc sức viết ngày càng mạnh mẽ của anh ta.

Nguyên lấy lời của tiểu thuyết gia Alessandro Baricco, trong cuộc trò chuyện với nhà báo Hungary Lesvai Balázs khi nói về nghề viết, ứng với trường hợp này: “Viết văn, tự nó đã là một quá trình kỳ lạ, nó cho anh sự tự do tuyệt đối.

Chỉ mình anh tồn tại. Ngay cả độc giả anh cũng không nghĩ tới” [66; 163].

Nguyên cho rằng: “Sáng tạo trong cô đơn và ký thác chƣa đủ, đôi khi phải biết dùng phép thắng lợi tinh thần để cười mỉa đời sống kiểm duyệt cũng là cách giúp nhà văn đứng vững với trang viết của mình” [66; 163].

Trong Chụp ảnh nhà văn, Nguyên phê phán thái độ, lối diễn xuất ngụy tạo của các nhà văn trước ống kính để cốt sao có một hình ảnh, diện mạo đẹp trong mắt người đọc. Mà theo tác giả “Một chân dung đẹp của nhà văn, hẳn, là điều đọc giả không mong đợi. Một cách chân chính và bảo thủ, người ta chỉ mong ở anh ta một vẻ đẹp tinh thần trong những trang viết” [67; 182].

Thế nhưng, dưới sự chi phối của các phương tiện nghe nhìn cũng như chịu sự tác động của quy luật thị trường, các nhà văn và những giá sách không ngừng bị đem ra làm diễn viên. Nó len lỏi và làm thay đổi đời sống, cách hành xử của người viết. Tệ hại hơn là đa số họ cho đó là một cơ hội và họ tìm mọi cách chủ động để đƣợc diễn. Nguyên cho rằng khi xu thế chân dung nhà văn đƣợc chọn làm trung tâm sự kiện, sách đƣợc chọn làm phông nền trang trí, thì chẳng mấy khó hiểu về sự thiếu vắng dòng tác phẩm thực sự hướng nội.

Trong Giấy nói, Nguyên viết: “Tôi đã chán ngấy mấy bài báo đả kích.

Chẳng có gì khiến người ta mệt mỏi hơn những kẻ viết thời luận được trả lương chỉ để càu nhàu, những kẻ noi gương anh thợ mỏ Xô Viết Stakhanov về khoản nghiến răng ken két. Các tạp chí đầy rẫy những nhà báo viết gì hưởng nấy ít nhiều có danh tiếng, những kẻ sẵn sàng nổi cơn thịnh nộ theo đơn đặt hàng. Có thể thấy ảnh họ ở góc trái phía trên trang báo. Họ nhíu mày nhằm nhấn mạnh vẻ tức tối của mình. Họ đƣa ra ý kiến cá nhân về mọi thứ,

dưới góc nhìn độc đáo vờ vịt (mà trên thực tế là sao chép lại của các đồng nghiệp); họ khua môi múa mép ồn ào, ái ái ái, ta sẽ thấy những gì ta phải thấy” [67; 200]

Đây thực sự là những trang viết đắng lòng về nghề báo mà chính Nguyễn Vĩnh Nguyên đang ngụp lặn trong đó. Tác giả cho rằng, trong khi bản năng về nhận thức của con người luôn khao khát muốn biết chuyện gì xảy ra ở ngọn đồi bên kia thì họ lại bất an, hoang mang và mất chủ động vì đọc báo và xem truyền hình với thông tin nhiễu loạn quá nhiều. Diễn viên X, nghệ sĩ Y cứ thay nhau ngồi hết bìa báo này đến bìa báo khác, với các phát ngôn, đại ngôn. Họ đứng đứng đứng, họ cười cười cười, họ ngồi ngồi ngồi, họ nằm nằm nằm, họ chào chào chào, họ hở hở hở, họ thả rông thả rông thả rông, họ nói nói nói… nhƣ những món ăn trong bếp tập thể đƣợc dọn lên trước cơn đói đại chúng. Và anh viết: “Báo chí chỉ là những tờ giấy, dù đứng dưới bất kỳ một măng-set nào. Điều tôi viết lên tờ giấy hẳn quan trọng hơn tờ giấy, nhƣng điều tôi không muốn viết lên tờ giấy còn quan trọng hơn cả những gì đã viết lên tờ giấy” [67; 197]. Trong một xã hội thừa mứa thông tin bề mặt ở đây, những nhà văn, nhà báo, những lao động thực sự là sự lưu đày cô đơn đã bị lấn át trước sự lấn át của toan tính phù phiếm, và thật ít người có thể nói không để thỏa hiệp dễ dàng với đời sống kia. Tác giả nói: “Chƣa bao giờ bạn cần đến một sự chậm rãi, một độ lùi trước những cánh rừng thông tin sốt dẻo lao xao bất chấp sự chính xác như lúc này”. Có thể thấy, trước những bất cập của xã hội, người viết - kể cả người sáng tác văn học hay người viết báo, tạp chí… đều phải có một sự nhìn lại để tự suy và thay đổi theo hướng tích cực đúng với vị trí và vai trò của một người viết đích thực, phản ánh đúng, phản ánh đủ những gì đã và đang diễn ra trong đời sống, không giấu diếm, không thêu dệt, không chạy theo xu thế thì may ra mới sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị, mang lại những điều tốt đẹp nhất cho tri thức nhân loại. Điều này, đòi hỏi ở người viết một thái độ ứng xử có văn hóa, trung thực, nghiêm túc.

2.3. So sánh tạp văn, tản văn Nguyễn Vĩnh Nguyên với các tác giả khác về phương diện nội dung

Mỗi nhà văn có một cá tính sáng tạo riêng, một cái tôi riêng và một phong cách thể hiện riêng. Chính vì vậy, mỗi nhà văn tự lựa chọn cho mình một đề tài, chủ đề riêng để thể hiện. Cũng giống nhƣ các thể loại văn học khác, tạp văn là những tác phẩm văn học có tính chất đánh giá, bình luận, trực tiếp, vì thế việc lựa chọn đề tài, chủ đề rất quan trọng. Một bài tạp văn có mang đúng màu sắc của thể loại hay không phụ thuộc rất lớn vào việc lựa chọn đề tài. Nhà văn Lỗ Tấn từng nói:'' Mỗi khi chọn đề tài, tôi đều chọn những người bất hạnh trong xã hội bệnh tật với mục đích lôi hết bệnh tật của họ ra, làm cho mọi người tìm cách chạy chữa" [25]. Chính từ quan điểm đó đề tài trong tạp văn Lỗ Tấn đậm chất chính trị, phê phán xã hội nhƣ đề tài chống phong kiến, đế quốc, phê phán bệnh trạng xã hội: Mê muội, tê liệt, bảo thủ, tự kiêu, tự mãn, a dua, mù quáng; đấu tranh chống bọn bồi bút chó săn;

đấu tranh cho thắng lợi của văn học cách mạng vô sản. Đề tài trong tạp văn Nguyễn Khải là những vấn đề giản dị trong cuộc sống xung quanh ông nhƣ quan niệm về nghề văn, những vấn đề về đạo đức. Đề tài tạp văn Nguyễn Ngọc Tư phản ánh cuộc sống của người dân Nam Bộ trong cơ chế thị trường, đặc biệt nổi bật là đề tài về người nông dân trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Khác với những nhà văn khác, đề tài trong tạp văn Nguyễn Vĩnh Nguyên là thế giới đồ vật, là các hiện tƣợng xã hội quen thuộc xung quanh cuộc sống con người, để từ đó có những kiến giải về tâm tính của người Việt đương đại.

Trong thời đại ngày nay, khi các phương tiện thông tin đại chúng phát triển mạnh mẽ, trình độ nhận thức và thị hiếu thẩm mĩ của người đọc được nâng cao, đòi hỏi các nhà văn phải lao động thực thụ, nỗ lực hơn trong việc làm mới văn chương, làm mới chính mình, làm mới cho cả bạn đọc. Với tác giả văn chương thì viết văn cũng như là một lối ứng xử, mà theo Phạm Thị Hoài thì: "Trước hết là ứng xử với bản thân mình, sau là ứng xử với môi

trường và môi trường ở đây là toàn bộ những gì tự nhiên và con người tạo ra, kể cả những di sản trong quá khứ và những tín hiệu còn mơ hồ về tương lai".

Cá tính sáng tạo của nhà văn với tƣ cách là một chủ thể thẩm mỹ có ảnh hưởng rất lớn đối với sự ra đời của một tác phẩm văn học. Nó giúp nhà văn sáng tạo một cách mê say. Cũng chính sự bùng nổ của công nghệ thông tin thời đại, cùng với một "gu" thẩm mĩ mới của người đọc tạp văn được đón nhận một cách hồ hởi. Các sáng tác tạp văn của nhiều nhà văn mới gần đây chủ yếu đề cập tới những vấn đề thiết yếu trong cuộc sống, những vấn đề đƣợc xã hội quan tâm.

Tạp văn Tạ Duy Anh hàm chứa thái độ kính mến, yêu thương, sự đồng cảm trân trọng, bênh vực người nông dân, ngợi ca những vẻ đẹp yên bình của làng quê, ca ngợi những giá trị nhân bản. Nhận thức về nông thôn của ông được đặt dưới sự so sánh, đối chiếu với thành phố, chính cuộc sống phồn hoa, xô bồ náo nhiệt ở thành phố đã thức tỉnh những ký ức về cuộc sống êm đềm nơi thôn dã. Tạ Duy Anh miêu tả một cách sâu sắc sự đối lập giữa nông thôn và thành phố. Nông thôn với những ký ức êm đềm tuổi thơ đã vun đắp nên nỗi nhớ, niềm thương và tâm hồn nhạy cảm, trong sáng tác của nhà văn.

Đọc tạp văn Tạ Duy Anh, một cảm giác thân thương ùa về trong những trưa hè ở làng quê ngọt lịm kẹo kéo, bát nước chè xanh thắm đượm nghĩa tình, hay đĩa rau muống luộc với bát nước canh dầm sấu màu hồng đào.

Tạp văn Nguyễn Ngọc Tƣ cũng gặp gỡ tản văn Tạ Duy Anh tại điểm nhìn cuộc sống nông dân lầm lũi, lại mang đến cho ta những cảm xúc thân thuộc dâng trào. Vẫn là giọng điệu thủ thỉ tâm tình của nhà văn vùng Đất Mũi về những câu chuyện "nhỏ xíu" quanh mình. Vẫn là chút lòng "để gió cuốn đi" của người ăn cơm nông dân, tắm nước sông và nghĩ về nông thôn với tất cả sự thuần hậu yêu thương. Bằng giọng điệu nhỏ nhẹ ấy, tạo một dư vị đằm sâu trong lòng đọc giả vốn là việc khó. Nói chuyện nhỏ mà vấn đề thực chất lại lớn, nói chuyện thời thế mà chạm đến đáy những tấm lòng thiên hạ là việc chẳng dễ dàng gì. Đọc tạp văn chị, ta cùng chị ghé những quán chợ ven

đường với những buổi họp chợ dường như "chỉ để trao đổi, san sẻ với nhau những gì mình có", để trò chuyện, tâm tình. Nét mới lạ nổi bật trong tập tạp văn này là giọng điệu chính luận kiểu Nguyễn Ngọc Tƣ khi bàn về những vấn đề thiết thực, sát sườn với quê mình. Đó là Ngậm ngùi Hưng Mỹ với tôm chết, hệ thống thủy lợi trục trặc, nợ ngân hàng chất chồng lên vai người nông dân. Tính chính luận đó thể hiện nhẹ nhàng mà có phần nghiêm khắc trong Kính thưa anh nhà báo. "Đoản khúc kính thƣa" này có thể làm giật mình nhiều nhà báo nhiều tờ báo khi chị "nhắc nhở" rằng xin anh nhà báo đừng chỉ viết toàn tiêu cực về một vùng đất bởi vì vẫn còn đó những tấm lòng, những con người tốt đẹp đang vun đắp xây dựng.

Tạp văn Hồ Anh Thái cho ta cái nhìn sắc lẹm tỉ mẩn có vẻ nhƣ tác giả không buông tha bất cứ điều gì, chuyện học thuật phong cấp phong hàm, chuyện gái trai nhà nghỉ nhà trọ, chuyện hát hò, vẽ tranh nặn tƣợng, chữ nghĩa văn chương, cả chuyện đái đường và du lịch rác... đến chuyện cô gái tuổi ba mươi "chưa chồng vì quá chín chắn", chuyện các doanh nhân thời mở cửa "đã yêu là yêu tỉnh táo", chuyện các mađam quyền cao chức trọng dắt nhau tìm đất trang trại lập hội khai hoang, chuyện ông Vip đƣợc voi đòi Hai Bà Trƣng... đều có đủ, nhƣ chính cuộc sống vội vã này.

Khác với các nhà văn trên, tạp văn, tản văn Nguyễn Vĩnh Nguyên lại dùng thế giới đồ vật quen thuộc và các hiện tƣợng xã hội xung quanh để đi sâu kiến giải tâm tính của người Việt đương đại. Qua đó để đánh giá, suy xét và lột trần cái thực trạng của xã hội đương thời. Nguyễn Vĩnh Nguyên đã cho người đọc thấy được cái thái độ đáng phê phán sau hành động ngậm tăm của người Việt, sau cái đáng cười, đáng lên án của người Việt với xe máy, của người Việt với karaoke, với chứng nói luôn mồm và cả sự lạc quan hão... đặc biệt là cách hành xử với sách báo nay. Trong tạp văn và tản văn của anh, từ việc ăn uống, hát hò, học hành, buôn bán, ăn mặc, tham gia giao thông,... Tất tần tật những thứ xung quanh đều đƣợc thu vào tầm mắt của tác giả, chính vì thế tạp văn , tản văn của anh thể hiện một cái nhìn rất sát sao về hiện thực.

Nguyễn Vĩnh Nguyên là nhà văn luôn viết bằng lý trí, chính vì thế, tạp văn và tản văn của anh dù nhẹ nhàng, dí dỏm nhưng không khỏi khiến người đọc day dứt, thấm thía về những lí lẽ và bài học cuộc sống mà anh đƣa ra. Tạp văn và tản văn của Nguyễn Vĩnh Nguyên cung cấp cho ta cái nhìn đa thanh, đa diện của cuộc sống. Một lần nữa cho ta thấy sự phức tạp ngổn ngang của hiện thực đời sống, con người phải đối diện bao khó khăn, được đi vào văn học như những thước phim tỉ mỉ.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tản văn và tạp văn của nguyễn vĩnh nguyên (Trang 65 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)