Tản văn, tạp văn Nguyễn Vĩnh Nguyên - tản văn, tạp văn của một người đọc sách

Một phần của tài liệu Đặc điểm tản văn và tạp văn của nguyễn vĩnh nguyên (Trang 57 - 60)

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM TẠP VĂN VÀ TẢN VĂN CỦA NGUYỄN VĨNH NGUYÊN VỀ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG

2.2. Đi sâu kiến giải tâm tính người Việt đương đại thông qua các hiện tượng xã hội

2.2.1. Tản văn, tạp văn Nguyễn Vĩnh Nguyên - tản văn, tạp văn của một người đọc sách

Dịch giả Lâm Vũ Thao khi viết lời giới thiệu cho cuốn sách Tivi, xe máy, nhạc chế, chày cối, karaoke, tăm xỉa răng và những thứ khác đã gọi tản văn Nguyễn Vĩnh Nguyên là tản văn của một người đọc sách. Quả thực là nhƣ vậy. Không chỉ cuốn Tivi, xe máy, nhạc chế, chày cối, karaoke, tăm xỉa răng và những thứ khác mà dường như tất cả các tác phẩm của anh đều cho thấy một sự đọc rất đặc biệt, cái kiểu đọc có gạch chân, bôi vàng, ghi chú, của một người đọc sách rất nhiều và kỹ lưỡng chứ không phải đọc qua loa, đại khái.

Thường thì trong một thế giới ngày càng bị xô lệch bởi internet và các phương tiện nghe nhìn, sự thất thế của sách thể hiện rõ ngay trên các trang báo. Trong số hàng trăm đầu báo ngày, tuần, tháng trên cả nước, không quá nhiều tờ dành đất và dành sự chăm chút cho sách nhƣ Sài Gòn tiếp thị - một trong hiếm hoi có mục điểm sách nghiêm túc và đầy đặn. Người chủ lực đằng sau nỗ lực đáng quý ấy là tác giả của các tập Tivi, xe máy, nhạc chế, chày cối, karaoke, tăm xỉa răng và những thứ khác; Những đồ vật trò chuyện cùng chúng ta; … nhà văn - nhà báo Nguyễn Vĩnh Nguyên.

Nguyễn Vĩnh Nguyên là một nhà báo ham đọc sách. Đều đặn hàng tuần, Nguyễn Vĩnh Nguyên xông pha giữa thế giới sách: khi là vài mẩu tin sách, khi là bài phỏng vấn một tác giả hay dịch giả của một cuốn sách mới ra

lò. Nhưng thường hơn cả là các bài điểm sách - rất nhiều trong số đó là bài viết về các cuốn sách nặng ký cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nhƣ Vũ trụ của Carl Sagan, Đường sống của Lev Tolstoy hay Adolf Hitler - Chân dung một trùm phát xít của John Toland. Để viết từng ấy bài điểm sách, hẳn nhiên Nguyễn Vĩnh Nguyên đã đọc rất nhiều, trải rộng qua nhiều lĩnh vực văn học, văn hóa, lịch sử, địa lý,… vì ham đọc sách mà Nguyễn Vĩnh Nguyên luôn có những bài điểm sách sắc sảo.

Trong các tập tạp văn và tản văn của Nguyễn Vĩnh Nguyên, gần nhƣ bài nào cũng trích dẫn một cuốn sách nào đó. Chẳng hạn, để định nghĩa về nghĩa của vườn, trong bài Vườn ơi là vườn, tác giả viết: “Cuốn Đại từ điển tiếng Việt (do Nguyễn Nhƣ Ý chủ biên, Bộ Giáo dục & Đào tạo phối hợp với Trung tâm Ngôn ngữ & Văn hóa Việt Nam phối hợp ấn hành, NXB Văn hóa Thông tin, 1999) định nghĩa vườn là “khu đất quanh nhà để trồng cây cối”

[66; 51]. Lý giải cho “nhạc chế”, Nguyên lần ngƣợc về những ngày đầu tân nhạc và trích dẫn bài Bài ta theo điệu Tây của Phạm Duy để chứng minh rằng

“nhạc chế” ngày nay, ví dụ bài hát rất nổi tiếng Hà Nội mùa này phố cũng như sông nhại theo Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa là có truyền thống.

Hay ở một bài khác, Người Việt ngậm tăm, Nguyên dẫn cả Xa lộ từ điển trên mạng lẫn Freud để truy tận gốc thói quen ngậm tăm của người Việt. Trong ghi chú ngắn về đọc và viết, khi nói về quyền của người đọc, Nguyên trích dẫn: “trong tiểu luận Tình thế “buộc phải diễn giải” của nhà văn, Salman Rushdie viết: Thật sự, rất hiếm có một tác giả nào bị yêu cầu phải liên tục giải thích về cuốn sách của mình một cách chi tiết, tỉ mỉ và …” [61;152].

Trong văn bản Hoa vải, nhang đèn điện, mâm quả nhựa và lòng thành, để định nghĩa về bàn thờ, Nguyên trích dẫn: “Trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới hai tác giả Chevalier và Alain Gheerbrant định nghĩa: Bàn thờ (autel): “Một vũ trụ vi mô và một tác nhân của cái thiêng. Tất cả mọi động tác khấn vái, tụng kinh, … (trang 58)” [67; 54]. Rồi ở Ký ức không dừng lại, để tìm hiểu về sự xuất hiện của thanh bookmark, Nguyên đã trích dẫn từ một

trang wep trên mạng: “Theo Wikipedia, bookmark xuất hiện từ thời trung đại, ở châu Âu, cụ thể là cuối thế kỷ XVI, nữ hoàng Elizabeth I chính là người dùng đến bookmark đầu tiên.” [66; 59-60]. Cũng vậy, trong Chén nước mắm như muốn nói, Nguyên trích: “Từ điển mở (WEKIPEDIA), trong mục

“Nước mắm” có viết: “Chén nước mắm dùng chung giữa mâm cơm được coi là nét đặc trƣng cho văn hóa chia sẻ trong ẩm thực Việt Nam” [61; 120]. Ở bài Thời gian đông cứng, khi định nghĩa về loa phóng thanh, Nguyên trích:

“Trang từ điển mở http://vi.wikipedia.org định nghĩa: “Loa phóng thanh là một loại thiết bị truyền thông thường được dùng để khếch đại âm thanh của một diễn giả hướng về một công chúng nào đó” [67; 100].

Không những trích dẫn từ các cuốn sách mà cái đọc kỹ của anh còn dừng lại cả ở bài viết báo chí, ví nhƣ, trong bài Cuộc trò chuyện trên yên xe máy, Nguyên viết: “Tác giả Nguyễn Mỹ trên tờ Thể thao Văn hóa, số ra ngày 16/3/2012 có bài viết nhìn lại “Xemayvietnam: Ngạc nhiên chƣa? Mô tả chuyện dân Hà Nội thường ra đường đi “bát phố” cuối tuần bằng xe máy…”

[66; 101]; hay trong bài Tư duy theo mặt bằng, Nguyên viết: “Một cái lẫu kiến trúc” - KTS Olivier Souquet đã nói nhƣ thế về kiến trúc TP.HCM trên tạp chí Kiến trúc số 203, tháng 03. 2012” [66; 42]. Ở Báo động về sự lạc quan, cũng là một trích dẫn trên báo chí, Nguyên viết: “Thâu tóm tinh thần kết quả của đề tài nghiên cứu về mức sống và môi trường sống của người dân TP.HCM do Viện nghiên cứu thực hiện công bố đầu năm 2010, Ths. Lê Văn Thành, chủ nhiệm công trình lý giải vì sao thu nhập đầu người tăng mà chất lƣợng sống lại giảm, rằng: “nói về mức sống tính theo thu nhập thì nó cụ thể nhƣng chất lƣợng sống - vừa mang tính vật chất vừa có khái niệm về tinh thần - lại không đơn thuần có nhiều tiền là có cuộc sống tốt. Chất lƣợng cuộc sống của người dân TP.HCM có thể nói là giảm,” (Tuổi trẻ 25.1.2010)”

[66; 135]. Các trích dẫn ấy, với một liều lƣợng vừa phải, không quá nhiều đến nỗi làm bạn đọc hoa mắt, không quá ít để có thể bị rơi vào cảnh vô tình mượn ý người khác, đã mang đến cho tạp văn của Nguyễn Vĩnh Nguyên một

chút riêng. Chút riêng ấy, thiết nghĩ, là điều quan trọng, nhất là trong thời đại mà hầu như ai cũng có thể viết “tạp văn” dưới dạng note trên Facebook hoặc entry trên blog.

Qua những phân tích trên, chúng tôi muốn khẳng định lại một điều rằng tản văn, tạp văn của Nguyễn Vĩnh Nguyên thật không hổ là tản văn, tạp văn của một người đọc sách như cái tên mà dịch giả Lâm Vũ Thao đã đặt. Có thể nói, Nguyễn Vĩnh Nguyên thực sự là một người đọc nhiều và kỹ, một người có vốn kiến thức phong phú trên mọi lĩnh vực của cuộc sống. Chúng tôi cho rằng, cái kiểu đọc nhâm nhi, đọc kỹ và ghi nhớ kỹ nhƣ Nguyễn Vĩnh Nguyên thì thật hiếm có trong thời buổi hôm nay.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tản văn và tạp văn của nguyễn vĩnh nguyên (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)