Đề cao thái độ ứng xử có văn hóa của người đọc với sách, báo

Một phần của tài liệu Đặc điểm tản văn và tạp văn của nguyễn vĩnh nguyên (Trang 60 - 65)

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM TẠP VĂN VÀ TẢN VĂN CỦA NGUYỄN VĨNH NGUYÊN VỀ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG

2.2. Đi sâu kiến giải tâm tính người Việt đương đại thông qua các hiện tượng xã hội

2.2.2. Đề cao thái độ ứng xử có văn hóa của người đọc với sách, báo

Trong bài Ghi chú ngắn về đọc và viết, Nguyễn Vĩnh Nguyên đề cao vai trò của việc đọc. Trong suy nghĩ của anh, đọc sách là một phương tiện bồi dƣỡng trí nhớ và tƣ duy, là biểu tƣợng của văn hóa và văn minh, là nhu cầu phát triển ý thức của cá nhân và xã hội… Chính vì vậy anh luôn trân trọng và đề cao vai trò của người đọc, anh nói “Những người lặng lẽ chú mục vào trang sách dù trên ga tàu hay trong thƣ viện, với tôi, những hình ảnh đó đều tỏa ra một thứ ánh sáng hiền hòa và lộng lẫy, nó làm cho cuộc sống đƣợc neo giữ, không trôi truột đi; làm cho cái cõi người hỗn loạn này không trở nên lạnh lùng, huyên náo và tàn nhẫn như người ta nghĩ” [66; 150].

Bởi thế, trong bài Đọc sách thì được cái gì? Nguyễn Vĩnh Nguyên luôn lặp đi lặp lại câu hỏi “Đọc sách, thì đƣợc cái gi?”. Anh cho rằng, bên ngoài trang sách là một thế giới đời sống có những điều phi lý, tráo trở, trắng trợn thách thức cái biết, trêu ngươi đối với sự suy tư, phỉ báng những giá trị tinh thần tốt đẹp mà sách vở mách bảo. Chính vì vậy, tác giả yêu cầu, người đọc

sách, khi đọc phải có sự khảo nghiệm qua lại với thực tế, sự đọc sách cần được tiến hành trong tương quan với quá trình “đọc đời sống”. Thế nhưng một thực tế đang diễn ra trong đời sống tinh thần của người đọc sách trí thức hôm nay là thái độ dễ dàng chấp nhận những tri thức dường như có thể xài ngay vào thực tế để đổi đời, làm giàu, chẳng hạn các kiểu sách về nghệ thuật sống, các bước để làm giàu, làm sao để chinh phục trái tim người yêu hay bí quyết lên giường… rồi tự giới hạn nhận thức, tự che mắt, bịt tai trước cái biết để khỏi rước vào thân phiền não, đau buồn, tránh đưa mình vào tình thế khó xử trước thực tại. Điều này đang khiến cho đời sống trí thức tự triệt tiêu.

Trước thực tế đó, Nguyễn Vĩnh Nguyên đã nói rằng: “Khốn khổ thay, kẻ ấy, người đọc ấy nhìn thấy điều đó, cảm nhận điều đó như cách một con rắn quằn quại trong hân hoan khi nuốt dần cơ thể của chính mình” [66; 219]. Và đáng lên án nữa đó là tình trạng xuất bản sách ồ ạt nhƣ hiện nay, mà nhƣ tác giả viết: “có khi lại là một sự tố cáo, lăng nhục xã hội (theo cách nói của George Eliot nguyên văn:”sản xuất dư thừa các tác phẩm văn chương là một sự lăng nhục xã hội”) khi mà sách học thuật, kích hoạt khả năng trí thức nơi người đọc chỉ chiếm một phần rất nhỏ, phát hành rất yếu so với các loại sách giải trí như truyện khiêu dâm, văn chương bột nở… dễ tiêu hóa và đạt được định mức khuây khỏa cần thiết” [66; 221]. Cuối cùng câu hỏi “Đọc sách, thì đƣợc cái gì?” là một truy vấn báo trước những thách đố, sự lâm nguy của việc đọc trong tình cảnh mà cái biết và việc làm theo mách bảo của cái biết, cái nghĩ và việc nói điều trung thực với cái nghĩ khiến người ta dùng dằn, dằn vặt, khó tương thích với hiện thực đời sống.

Trong bài Giấy nói (dài 18 trang). Nguyễn Vĩnh Nguyên bất lực để nói rằng: Tờ báo là tờ giấy. Báo chí cũng chỉ là những tờ giấy mà thôi, dù chúng đứng dưới bất kỳ một măng - sét nào. Người ta khổ công tìm tòi, khảo sát, vận dụng tri thức để viết ra một bài báo, họ đã rất chật vật để bảo vệ chúng đƣợc xuất hiện một cách trọn vẹn trên mặt báo. Thế nhƣng trong xã hội hôm nay, nhiều người dùng những từ báo đó để gói bánh mì, gói hoa, lót nồi, dọn

cơm hay kể cả gói cứt cho con. Toàn là những bài báo lớn, toàn là thứ cứt sệt và lỏng. Có thể thấy, Với bài viết này Nguyễn Vĩnh Nguyên đã lên án thói hành xử cũng như bày tỏ thái độ bức xúc trước một thực tế đang diễn ra trong xã hội của một đám đông đang dẫm đạp lên tri thức của nhân loại. Qua đó, phê phán thái độ ứng xử vô văn hóa của người đọc đối với sách, báo trong xã hội hôm nay.

Với Người Sài Gòn đọc nhựt trình, Nguyễn Vĩnh Nguyên đề cao thói quen đọc nhựt trình của người dân Sài Gòn. Theo anh, thói quen đọc nhựt trình của người Sài Gòn luôn được duy trì trong sinh hoạt đời sống xã hội, từ bình dân đến công chức, giới văn phòng, trí thức, từ trẻ đến già nhƣ một tập quán văn hóa mang dấu ấn đô thị phương Nam. Trong bài Nguyên cũng cho ta thấy người Sài Gòn có thể đọc báo bất cứ mọi lúc mọi nơi, trong bất cứ tư thế nào, không chỉ đọc báo lúc rảnh rỗi mà còn tranh thủ trong công việc, bữa ăn, bữa chuyện trò, lúc bận rộn. Trong bài, Nguyên còn trích dẫn cả lời ông Đoàn Thêm để nói lên tầm quan trọng cũng nhƣ thói quen cố hữu của người dân Sài Gòn đối với việc đọc báo: "Báo hằng ngày cần như nước uống, nên dù đau ốm không xem lấy được, tôi cũng phải cậy người đọc báo cho nghe. Cơm có thể nhịn, tin tức thì không" [67; 231]. Quả thực đọc báo là một thói quen đáng ca ngợi của người dân Sài Gòn, thói quen đó đã vẽ lên những hình ảnh đẹp góp phần tô điểm thêm cho phẩm chất thị dân hướng ngoại ở một thành phố cởi mở. Tuy nhiên, bên cạnh sự ngợi ca, Nguyễn Vĩnh Nguyên hôm nay còn xót xa, tiêc nuối cho những hình ảnh đẹp một thời đang mất dần trước làn sóng đô thị hóa, trước thời đại toàn cầu hóa với đời sống truyền thông mạng nở rộ đang làm thay đổi thói quen đọc báo giấy của đọc giả báo chí trên toàn cầu, và tất nhiên là cả ở Sài Gòn. Báo chí thế giới đang chứng kiến sự ra đi vĩnh viễn của nhiều thương hiệu lớn, ví như: tạp chí Newsweek sau gần 80 năm hoạt động đã phải treo lên bìa của mình bức ảnh trắng đen chụp cảnh tòa soạn với dòng tựa Lats print isue (Ấn bản cuối cùng) ... Có thể nói, sự phát triển rầm rộ của phương tiện nghe nhìn, cùng với sự ra

đời của các thiết bị công nghệ hiện đại hỗ trợ cho việc đọc qua mạng nhƣ máy tính cá nhân, điện thoại, Ipad... Thông tin có sẵn, gọn gàng và đầy đủ, thao tác đọc đơn giản, chỉ cần mở thiết bị đọc và lướt ngón tay trỏ nhẹ nhàng trên màn hình công nghệ retina cảm ứng người ta đã có thể đọc những gì mình thích. Chính điều này đã khiến cho báo in rơi vào những cuộc khủng hoảng trầm trọng. Và thay thế nó là một hình ảnh đọc nhựt trình mới lên ngôi.

Cũng tinh thần đó, Đọc báo giấy là nỗi xót xa, tiếc nuối của tác giả trước sự chết đi của một hình thái báo chí từng giữ vai trò là phương tiện truyền thông quan trọng của con người - loại hình báo giấy.

Trong nhịp sống hối hả hôm nay, cùng với sự lên ngôi của thời đại công nghệ thông tin, dường như con người ta không còn thói quen ngồi chờ nhân viên giao báo đến gõ cửa nhà mỗi sáng, bỏ thói quen ghé sạp báo vớ tờ báo trên đường đi làm, không còn cảnh nhâm nhi ly cà phê sáng bên một xấp nhật trình nóng hổi. Thay vào đó là mở điện thoại, máy tính bảng ra là face book, là blog cá nhân, là báo mạng, là truyền hình trực tuyến, truyền hình số... Lề trái, lề phải các thứ, nóng hơn, đa chiều hơn, trực diện hơn, tương tác tốt hơn. Nguyễn Vĩnh Nguyên tiếc thương cho sự mạt thời của báo giấy trên đất nước Việt Nam ta. Và càng đau xót hơn khi anh nhận ra một sự thật rằng, cái chết đau đớn nhất của những tờ báo giấy không phải là chúng bị đình bán, thua lỗ phải đóng cửa, mà là ngày ngày chúng vẫn cứ đƣợc in ra thật đẹp, design thật lộng lẫy để những chủ shop bán hoa sử dụng tôn thêm giá trị của các bó hoa đƣợc bán đi " khổ càng to, giấy càng tốt, gói đồ càng thích''. Quả thật, báo chí thực sự mạt thời khi nó không còn đƣợc sự kí thác với đời sống, người làm báo đánh mất phẩm chất trí thức và sự tồn tại của các tờ báo giấy đã trở nên vô vị, lạc hậu khi nó không còn đƣợc dùng hoàn toàn cho việc đọc nữa. Có thể thấy, ngày nay, khi phương thức tiếp cận thông tin thay đổi, thời đại truyền thông thay đổi thì những tờ báo giấy chẳng còn đất sống, chẳng còn nghĩa lý để tồn tại. Độc giả, nhất là độc giả trẻ hôm nay có lẽ cũng chẳng

tổn hao năng lực để mà hoài niệm. Chỉ có một vài người như Nguyễn Vĩnh Nguyên, dạng người đọc chịu sự dẫn dắt của thói quen, vẫn tạt qua sạp báo mỗi sáng trên đường đi làm để thõa mãn cảm giác vân vê mặt giấy mới, cảm nhận mùi chữ còn nóng, để tìm một cảm xúc thân quen và đôi khi cả sự bực bội.

Trong bài Italo Calvino, Jorge Luis Borges giá 5, 10 ngàn đồng, Nguyễn Vĩnh Nguyên muốn nói đến số phận bi đát của những đầu sách kinh điển, tác phẩm giá trị đang nằm lăn lóc trong đống sách xả co chất đống đƣợc cắm bảng Đại hạ giá, Sách đồng giá 5 ngàn, 10 ngàn đồng/quyển.

Nguyễn Vĩnh Nguyên vẽ ra vòng đời của những quyển sách có giá trị ấy đƣợc đi từ nhà in  nhà sách  kho chứa hàng tồn  sạp bán hàng đại hạ giá  cân giấy vụn. Sự luân chuyển đó diễn ra một cách nhanh chóng.

Tác giả cho rằng, những sách kinh điển, những quyển nặng về học thuật, những tác phẩm văn chương thuộc nhóm hàn lâm hầu hết đều được gán nhãn từ khi chƣa ra đời, rằng đây lá thứ khó nhằn, kén độc giả. Chính vì thế, ngay từ lúc ra đời, cuốn sách không đƣợc chăm chút kỹ lƣỡng về truyền thông, không nằm trong nỗ lực tiếp thị của chính người làm sách. Và nó rơi tõm vào im lặng, tiến thẳng về phía những kho sách tồn nhƣ chƣa từng có mặt, trở thành sách cũ ngay khi vừa là sách mới. Tác giả cũng nói rằng, một điều bất lợi cho những cuốn sách này đó chính là sinh khí đời sống học thuật, văn chương, báo chí không đủ sức mạnh và sự nhiệt tâm chia sẻ, khích lệ để đảy chúng vào những sự kiện gây sự chú ý với cộng đồng trog khi đó những cuốn sách son phấn thị trường đang làm mưa làm gió trên từng cây số, từ mạng xã hội cho đến những tờ lá cải. Trong suy nghĩ của Nguyễn Vĩnh Nguyên, phần lớn những quyển sách đáng đọc vẫn nằm lẫn đâu đó trong những đống tồn kho mà người ta muốn bán tống tháo trong các dịp hội sách, bên dưới những tấm bảng "Sách đại hạ giá" hay "Đồng giá 5 - 10 ngàn đồng". Nguyên nói:

"Umberto Eco, Italo Calvino, Ernest Hemingway hay Jorge Luis Borges, Milan Kundera và cả Franz Kafka nữa ... chỉ ngang ngửa giá giấy vụn ở xứ

sở này" [67; 275]. Thực tế đó cho thấy, ở đất nước này quả thật đang thiếu vắng lớp người đọc biết tôn trọng giá trị đích thực của sách quý.

Trước những vấn nạn đang diễn ra trong văn hóa đọc của người Việt, Nguyễn Vĩnh Nguyên - một người đọc chân chính luôn băn khoăn, trăn trở trước sự thờ ơ, lạnh nhạt đối với sách báo của người Việt hôm nay và xót xa tình trạng phá giá đối với những cuốn sách giá trị, những cuốn sách dịch thuật mang tầm thế giới lại trở nên mất giá, vô nghĩa đối với người Việt, đặc biệt giới trẻ, nền móng của tri thức Việt. Những bài viết về lối đọc cũng nhƣ cách hành xử với sách báo của người Việt đương đại trong tạp văn của Nguyễn Vĩnh Nguyên là sự phản ánh mang tính thời sự, nó gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho xã hội, cho giới tri thức trẻ về sự tụt dốc của văn hóa đọc hôm nay, đồng thời thiết tha tác động vào nhận thức của người đọc một lối ứng xử mới, một thái độ sống mới, biết trân trọng và hướng về những giá trị tốt đẹp.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tản văn và tạp văn của nguyễn vĩnh nguyên (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)