Chương 2. ĐẶC ĐIỂM TẠP VĂN VÀ TẢN VĂN CỦA NGUYỄN VĨNH NGUYÊN VỀ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG
3.1. Kết cấu văn bản tạp văn và tản văn Nguyễn Vĩnh Nguyên
3.1.3 Kết cấu theo thủ thuật liên văn bản
Xuất phát điểm của văn bản tạp văn, tản văn Nguyễn Vĩnh Nguyên cũng nhƣ bất cứ văn bản nào đều đƣợc tạo nên nhƣ một bức tranh khảm chứa đựng các trích dẫn, các văn bản cùng mang dấu vết của sự hấp thụ và chuyển thể từ văn bản khác.
Có thể nói sự hấp thụ và chuyển thể từ một văn bản khác trong tác phẩm của anh đƣợc thể hiện rất rõ, ví nhƣ nhiều tên bài đƣợc anh phiêu từ những cuốn sách khác: Vườn ơi là vườn (Tình ơi là tình của Elfriede Jelinek), Vì sao "sát thủ" thì "đầu mưng mủ?" (Sát thủ đầu mưng mủ của Thành Phong), Mình nói gì khi mình nói? (Mình nói gì khi mình nói chuyện tình của
Raymond Carver), Cho tôi mua một vé đi ... chết thử (Cho tôi mua một vé đi tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh)...
Sử dụng liên văn bản trong tạp văn, tản văn Nguyễn Vĩnh Nguyên muốn nhắc nhở cho người đọc nhận biết một cách có ý thức rằng, mỗi văn bản tồn tại trong sự liên hệ với văn bản khác, có thể xuất hiện trước hoặc cùng thời, thực tế, văn bản lệ thuộc vào những văn bản khác còn nhiều hơn vào chính người tạo ra nó. Nếu so sánh thủ thuật liên văn bản của Nguyễn Vĩnh Nguyên với các trích dẫn bên kia trang bìa ghi ra tựa đề cuốn sách, bắt đầu từ những dòng đầu tiên cho đến khi cuốn sách ngƣng lại ở dấu chấm cuỗi cùng, làm cho tác phẩm vƣợt ra ngoài cấu trúc nội tại và hình thức tự thân của cuốn sách ấy; thực chất cuốn sách bị trói chặt vào một mạng lưới các trích dẫn từ nhiều cuốn sách khác, những văn bản khác hay những dòng văn lắng lại trong ký ức thu nhận đƣợc trong nhiều quá trình đọc trước đây. Cuốn sách chỉ là một điểm nối kết nhỏ bé trong một mạng lưới vô cùng rộng lớn. Lúc này, cuốn sách không phải là một vật thể độc lập mà người ta có thể cầm nắn một cách tách biệt trên tay mình, tính chỉnh thể thống nhất của nó rất mong manh, dễ thay đổi và hết sức tương đối. Văn bản đƣợc đóng khung và tái tạo từ những văn bản khác bằng những yếu tố, phần lớn những sự vay mƣợn hay hóa thân của một văn bản này sang văn bản khác ít khi đƣợc thừa nhận một cách chính thức bởi người viết, ngoại trừ các nhà nghiên cứu có tính chất hàn lâm. Nguyễn Vĩnh Nguyên, luôn ý thức đƣợc sự vay mƣợn kiến thức, sử dụng kết cấu liên văn bản trong tạp văn của mình vì thế, những trích đoạn, thơ, truyện, điển... đƣợc anh ghi ra khá chi tiết. Nguyễn Vĩnh Nguyên trong các bài viết luôn trích dẫn cụ thể, chi tiết các ghi chú một cách đầy đủ, chẳng hạn, khi nói về phong tục lễ tết trong bài Tết riêng, tác giả trích dẫn một đoạn trong An Nam phong tục sách của cụ Mai Viên Đoàn Triển ("tr.23, sđd, Nguyễn Tô Lan dịch, NXB Hà Nội, 2008)" hay trong Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính "(tr.55, sđd, NXB Văn hóa thông tin, 2005)"; Ở bài
Cuộc trò chuyện trên yên xe máy, tác giả trích dẫn bài viết "xemayvietnam:
Ngạc nhiên chưa?" của tác giả Nguyễn Mỹ trên tờ Thể thao Văn hóa, số ra ngày 16. 3. 2012; Ở Giải thiêng chày cối để nói về biểu tƣợng chày và cối tác giả đã trích dẫn những lí giải từ cuốn Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới của Jean Chevalier và Alain Gheerbrant (NXB Đà Nẵng và Trường viết văn Nguyễn Du, 2002); trích lời của Phan Cẩm Thƣợng trong cuốn Văn minh vật chất của người Việt (NXB Tri thức, 2011)... Nguyễn Vĩnh Nguyên luôn ý thức đƣợc sự vay mƣợn các văn bản khác, anh trích đoạn, ghi chú một cách rõ ràng và sau những liên tưởng đó Nguyễn Vĩnh Nguyên không bao giờ đánh mất dấu ấn của mình theo những trích dẫn, ngƣợc lại tạo đƣợc ấn tƣợng riêng trong giọng văn của mình, cho thấy ngòi bút rất tỉnh táo, ý thức cao của nhà văn có trách nhiệm, có vốn kiến thức rộng lớn.
Tiếp cận tạp văn, tản văn Nguyễn Vĩnh Nguyên từ gốc độ liên kết văn bản, cho ta nghe thấy những tiếng vọng đan bện vào nhau. Các hình thức nghệ thuật, thể loại, các văn bản đƣợc trích dẫn, vận động trong mối quan hệ hữu cơ với hệ thống mà nó bện buộc vào nhau, là một biểu hiện cụ thể của sự tiến triển văn chương hiện đại. Thể hiện năng lực, tài năng của một người viết có lương tâm trách nhiệm trong việc viết văn và nổ lực trong cách tìm tòi cái mới. Sử dụng kết cấu liên văn bản giúp bộc lộ tính chất đa tầng của văn bản, trong đó, văn bản này sẽ trở thành một ngữ cảnh để một văn bản khác đƣợc tạo dựng.
3.2. Giọng điệu của tạp văn và tản văn Nguyễn Vĩnh Nguyên
Theo Từ điển thuật ngữ văn học giọng điệu là "Thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xƣng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm ... Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, nó có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà
văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chƣa thể viết ra đƣợc tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp trong hệ thống nhân vật" [54; 112].
Với tư cách là một yếu tố thẩm mĩ, một phương tiện nghệ thuật, giọng điệu không chỉ tham gia trực tiếp vào việc cấu trúc dòng thơ, câu văn mà nó còn là thành tố hình thức mang tính nội dung, có nghĩa là thông qua giọng điệu, chủ thể sáng tạo truyền đi một tín hiệu nội dung và người đọc cũng dựa trên tín hiệu ấy để nắm bắt, giải mã thế giới nghệ thuật của tác phẩm.
Giọng điệu thể hiện bản sắc riêng của nhà văn, giúp nhận ra "cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kỳ một người nào khác" (M. Khrapchenkô). Nếu như trong đời sống, ta thường chỉ nghe giọng nói nhận ra con người thì trong văn học, giọng điệu giúp chúng ta nhận ra tác giả. Người đọc có thể nhận thấy tất cả chiều sâu tư tưởng thái độ, vị thế, phong cách, tài năng cũng như sở trường ngôn ngữ, cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ thông qua giọng điệu. Nền tảng của giọng điệu là cảm hứng chủ đạo của nhà văn.
Khảo sát hai tập tản văn Tivi, xe máy, nhạc chế, chày cối, karaoke, tăm xỉa răng và những thứ khác, và tạp văn Những đồ vật trò chuyện cùng chúng ta của Nguyễn Vĩnh Nguyên, ta thấy xuất hiện nhiều kiểu giọng điệu: Giọng giễu nhại, giọng phê phán, giọng hài hước, mỉa mai, cả giọng suy tư chiêm nghiệm. Nguyễn Vĩnh Nguyên không sử dụng đơn nhất một giọng điệu mà luôn có sự đan xen, hòa trộn một cách khéo léo để không gây cảm giác đơn điệu, nhàm chán ở độc giả. Chúng tạo nên một âm hưởng chung của giọng điệu tạp văn Nguyễn Vĩnh Nguyên. Thông qua đó nhà văn muốn đề xuất quan điểm, lập trường tư tưởng tình cảm và thái độ của mình đối với các vấn đề xã hội và nhân sinh, mong muốn một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Mặc dù viết với giọng điệu gì tạp văn Nguyễn Vĩnh Nguyên cũng xuất phát từ trái tim nống hổi hơi thở của cuộc sống, với những tâm tư nguyện vọng tin tưởng vào giá trị đích thực của cuộc đời và của xã hội.