Chương 2. ĐẶC ĐIỂM TẠP VĂN VÀ TẢN VĂN CỦA NGUYỄN VĨNH NGUYÊN VỀ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG
3.3. Đặc điểm ngôn ngữ tạp văn và tản văn của Nguyễn Vĩnh Nguyên
3.3.2. Sử dụng nhiều thơ, ca từ, ca khúc, thành ngữ, tục ngữ
Ngoài việc sử dụng các ngôn ngữ mang tính hiện đại, tạp văn và tản văn Nguyễn Vĩnh Nguyên còn sử dụng thơ, ca từ, ca khúc, thành ngữ, tục ngữ trong tác phẩm, hình thức này đem lại cho tác phẩm của anh một sự lôi cuốn nhẹ nhàng, hấp dẫn.
Trong Vườn ơi là vườn, để tìm về nghĩa của vườn, ngoài nghĩa đen là khu đất quanh nhà để trồng cây cối, thì vườn còn là nơi để hưởng nhàn, lánh xa “lao xao” thị phi. Trong tiếng Việt người ta gọi về hưu, xa rời quan trường, sự nghiệp, bon chen mưu sinh là “về vườn”. Về với khu vườn của mình cũng có nghĩa là trở về tìm sự an nhàn, điều kiện sống thanh cao, giữ gìn khí tiết quân tử lánh xa cõi đời ô trọc. Nguyễn Vĩnh Nguyên đã mƣợn bài thơ Nhàn của Nguyễn Bĩnh Khiêm để góp thêm ý nghĩa của điều muốn nói:
Một mai một cuốc một cần câu Thơ thẩn dù ai vui thú nào Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao.
(Nhàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Hay bài Như cỏ, tác giả đã mở đầu bài viết của mình bằng câu thơ của Nguyễn Du : Cỏ non xanh tận chân trời ...
(Nguyễn Du)
Cũng vậy, bài Tự Thuật IX của Nguyễn Trãi cũng đƣợc Nguyên đƣa vào bài viết, để nói lên sức sống mãnh liệt của loài cỏ với triết lý ngầm trước sự chua chát về thế sự nhiễu nhương :
Phượng những tiếc cao, diều hãy liệng Hoa thì hay héo, cỏ thường tươi.
(Tự thuật IX, Nguyễn Trãi)
Cả bài Phú đắc cổ nguyên thảo tống biệt (Tiễn người trên đồng cỏ xưa) của Bạch Cƣ Dị cũng đƣợc tác giả vận dụng vào trong bài viết :
Dã hỏa thiêu bất tận Xuân phong xuy hựu sinh.
(Lửa hoang thiêu bất tận Gió xuân lại hồi sinh)
Ở Chuyện đời nằm trong xó bếp, Nguyễn Vĩnh Nguyên cũng trích dẫn hai câu thơ trong bài Giang hồ rất nổi tiếng của Trần Hữu Quang:
Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà
Với Đọc báo giấy, để nói về sự mạt thời của báo giấy ngày nay và sự hành xử vô văn hóa của con người đối với nó, Nguyễn Vĩnh Nguyên đã dùng lời bài thơ Lịch sử báo chí của nhà thơ Ba Lan Jerzy Ficowski để bày tỏ thái độ của mình. Bài thơ là những suy tư trí thức trước cảnh tượng những tờ báo được dùng để đậy lên trên xác những người Do Thái không danh tính bị bọn mật vụ Đức quốc xã và những kẻ Do Thái khát máu bí mật thủ tiêu trên lề đường ở những khu ổ chuột.
TỪ LỊCH SỬ BÁO CHÍ
Những người chết không có tên trên những vỉa hè khu Do Thái
được phủ lên người với những tờ báo cho tới khi xe bò đến chở đi
báo chí từ đấy
tăng số lượng phát hành chăm chỉ dùng váo việc che đậy cái sự thật
đang nằm ngửa cho người ta đánh tới chừng nào nó không còn thở và không ngẩng đầu lên
nêu không đám ong những chữ đám ruồi xanh, ruồi nhặng những từ
sẽ vùng dậy kêu vo ve từ những tờ giấy hoảng hốt đi tìm con mồi khác
(Hoàng Ngọc biên dịch)
Trong Người Sài Gòn đọc nhựt trình, để hoài niệm về sự đọc của người Sài Gòn xưa, Nguyễn Vĩnh Nguyên đã mượn lời ca khúc Kỷ Niệm của Phạm Duy khi anh vẽ ra khung cảnh sinh hoạt đêm về của một gia đình trí thức Hà Nội đầu thế kỷ hai mươi thật dung dị và đầm ấm:
Cho tôi lại ngày nào Trăng lên bằng ngọn cau Mẹ tôi ngồi khâu áo Bên cây đèn dầu hao Cha tôi ngồi xem báo Phố xá vắng hiu hiu Trong đêm mùa khô ráo Tôi nghe tiếng còi tàu.
Trong Gánh đừng để rơi, để nói về đời sống cần lao trong xã hội nông nghiệp xƣa, Nguyễn Vĩnh Nguyên đã mƣợn lời ca khúc Vợ chồng quê của nhạc sĩ Phạm Duy để tìm lại cái cảm giác tâm tình thong dong bay bổng, tìm cái sự yên thân, lạc nghiệp trong xã hội nông thôn thanh bình. Đồng thời tác giả cũng mƣợn ca từ “gánh đừng để rơi ” trong ca khúc để đặt nhan đề cho bài viết của mình:
Hỡi anh gánh gạo trên đường
Gạo Nam, gạo Bắc, đòn miền Trung, gánh đừng để rơi Chàng chàng ơi, gánh đừng để rơi
Trong Vườn ơi là vườn, Nguyễn Vĩnh Nguyên cũng đƣa ca khúc Phôi pha của Trịnh Công Sơn vào trong bài:
Có nhiều khi từ vườn khuya bước về Bàn chân ai rất nhẹ
Tựa hồ những năm xưa
Và cả câu hát Vườn yêu của Lã Văn Cường:
Lúc vui buồn đừng ngại đến vườn yêu Chốn hẹn hò chiều sang có em về Em sẽ trồng lại cây xanh tường nhỏ Chốn thiên đường ngập ngời lá và hoa…
Bên cạnh việc sử dụng thơ, ca khúc vào trong tác phẩm, thì tạp văn của Nguyễn Vĩnh Nguyên còn sử dụng rất thành thục vốn ngôn ngữ dân gian.
Khảo sát tạp văn, Nguyễn Vĩnh Nguyên ta thấy xuất hiện các thành ngữ, tục ngữ nhƣ: “Thịt mỡ dƣa hành câu đối đỏ/ Cây nêu tràng pháo bánh chƣng xanh” [67; 121] (Chân dung hạt dưa); “Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa” [67; 149] (Con vua từ chối ngôi vua); “Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng” [67; 178] (Hôi nào cũng là hôi); “im lặng là vàng”
[66; 19] (Người Việt ngậm tăm); “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, “Một tấc không đi một ly không rời” [66; 32], “Thừa giấy vẽ voi” [66; 34], “Cha chung không ai khóc” [66; 36], “Nhà ổ chuột”, “Nhà rách vách nat”, “nhà
xiêu vách đổ”, “nhà dột cột xiêu”, “nhà tranh đổ sậy”, “kín cổng cao tường”,
“nhà cao cửa rộng”, “nhà vàng gác tía”, “màn trời chiếu đất”, “nhà ngang dãy dọc” [66; 39] (Tư duy theo mặt bằng); “Một vụ dưa bằng mười vụ lúa”
[67;89] (Chân dung hạt dưa); “Vườn cau ao cá”, “vườn trên ao dưới”, “vườn rộng công nhiều” [66; 51] (Vườn ơi là vườn); “an cƣ lạc nghiệp”, “không một tấc đất cắm dùi” (Lạc nghiệp)… Có thể thấy, ngôn ngữ dân gian đƣợc Nguyễn Vĩnh Nguyên sử dụng một cách linh hoạt và hiệu quả, góp phần làm tăng sắc thái biểu cảm của câu văn, lời văn.
Việc sử dụng thơ, ca từ, ca khúc, thành ngữ, tục ngữ vào trong tác phẩm của mình, khiến cho tạp văn và tản văn của Nguyễn Vĩnh Nguyên vừa quen vừa mới mẻ, hấp dẫn và độc đáo. Điều này cũng cho thấy một sự cách tân mới trong cách tìm tòi, sáng tạo không ngừng của nhà văn. Qua đó, cũng tạo nên sự đa dạng trong phương thức trần thuật của các nhà văn thuộc thế hệ trẻ - hậu hiện đại.