Chính sách về giáo dục và đào tạo công nhân

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu xây dựng và phát triển văn hóa của giai cấp công nhân việt nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế (Trang 166 - 171)

Chương VI QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG

6.2. KIẾN NGHỊ VỀ CÁC GIẢI PHÁP

6.2.3. Chính sách về giáo dục và đào tạo công nhân

Trình độ học vấn và trình độ tay nghề của số đông công nhân ở nước ta hiện nay, như đã nói ở phần trên, còn rất thấp so với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung, cho các khu công nghệ cao nói riêng.

Qua kết quả khảo sát về trình độ học vấn của công nhân có tới 0,28%

công nhân không biết chữ, 10,5% có trình độ tiểu học; 43,7% có trung học cơ sở và 45,5% có trình độ trung học phổ thông.

Về trình độ chuyên môn, tay nghề: Hiện nay số công nhân kỹ thuật chiếm 9,5%; 7,3% công nhân có trình độ trung cấp; chỉ có 3,0% có trình độ cao đẳng và trình độ đại học. Những công nhân được đào tạo cơ bản từ cao đẳng, đại học hầu hết đều được giao đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong bộ máy quản lý các cấp, hoặc đảm nhận công việc kỹ thuật của doanh

nghiệp. Nếu tính chung số công nhân được đào tạo nghề (cả ở các cơ sở và doanh nghiệp), thì tỷ lệ công nhân bậc cao rất ít, trong số 900 công nhân trả lời phiếu hỏi thì đã có tới 680 công nhân tay nghề từ bậc 1 đến bậc 3; số có bậc 4 chiếm 8,4%, bậc 6 và bậc 7 chỉ chiếm 3,2%.

Đa số công nhân có nhận thức về chính trị và về công cuộc đổi mới của đất nước: 74,2% số người được hỏi trả lời họ tự hào mình trở thành công nhân; 67,3% tin tưởng rằng công cuộc đổi mới đất nước sẽ đem lại đời sống cho công nhân tốt hơn, nền kinh tế nước ta sẽ hội nhập và phát triển; 47% cho rằng đổi mới sẽ giúp cho Việt Nam tiếp thu được nhiều vốn và khoa học công nghệ. Tuy nhiên, vẫn còn một số công nhân hạn chế về tư tưởng và nhận thức: chỉ có 37,7% cho rằng công cuộc đổi mới của đất nước sẽ thành công;

30% trả lời là sau này không muốn con mình trở thành công nhân; 11,6% có nguyện vọng trở thành đảng viên…

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đặt ra nhiều vấn đề mới về xây dựng giai cấp công nhân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực từ giai cấp công nhân. Để thực hiện mục tiêu: “Từ nay đến năm 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, chúng ta phải hết sức coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực từ giai cấp công nhân - lực lượng chủ đạo của Cách mạng Việt Nam, của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Xây dựng đời sống văn hóa cho công nhân cũng đồng nghĩa với yêu cầu giáo dục và đào tạo toàn diện đội ngũ công nhân.

Hiện nay, kinh tế tri thức đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Trong khi đó, công nhân là đại diện cho lực lượng lao động tiên tiến, và công nhân trí thức xuất hiện ngày càng đông đảo, là nhân tố quyết định, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Về vấn đề này, Đại hội X của Đảng nêu rõ: “Phải tranh thủ thời cơ thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn liền với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa”1.

Về vấn đề đào tạo và đào tạo lại đối với giai cấp công nhân, ngay từ Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ VII (khóa VII) Đảng ta đã xác định: “Tổ chức tốt việc đào tạo và nâng cao trình độ học vấn, trình độ nghề nghiệp cho công nhân. Khuyến khích công nhân tự học tập nâng cao trình độ về mọi mặt. Đẩy mạnh công tác giáo dục - đào tạo, đặc biệt là đào tạo tại nơi

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006, tr. 87.

làm việc, đào tạo gắn với lao động sản xuất”1. Đến Đại hội Đảng lần thứ X, Đảng ta tiếp tục khẳng định “Đẩy mạnh đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho công nhân, đặc biệt là công nhân trẻ, công nhân từ nông dân, công nhân nữ, nhằm phát triển về số lượng, bảo đảm về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, để nước ta có một đội ngũ công nhân có trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp ngày càng cao, có khả năng tiếp thu nhanh và làm chủ công nghệ mới, nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh”2.

Như vậy, để xây dựng và phát triển đời sống văn hóa cho giai cấp công nhân nước ta hiện nay và sau này, điều trước tiên phải xây dựng đội ngũ công nhân Việt Nam tiên tiến, đáp ứng được nhiệm vụ của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Đội ngũ công nhân tiên tiến phải đáp ứng được các yêu cầu: Có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng; có ý thức học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp; có ý thức chấp hành pháp luật và các quy định của doanh nghiệp, địa phương nơi cư trú; có tác phong lao động công nghiệp, kỷ luật, hợp tác, đảm bảo nâng suất, chất lượng hiệu quả, có ý chí vượt khó, vươn lên, lập thân lập nghiệp; có nếp sống văn hoá lành mạnh, không mắc các tệ nạn xã hội.

Để xây dựng đội ngũ công nhân tiên tiến, trước hết Đảng, Nhà nước và các tổ chức đoàn thể phải coi trọng việc giáo dục chính trị, tư tưởng cho công nhân, nâng cao vị thế người công nhân xứng đáng với những đóng góp của họ cho xã hội. Điều đầu tiên cần phải nâng cao về mặt tinh thần bằng sự trân trọng của xã hội đối với giai cấp này. Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn cần đẩy mạnh việc giáo dục, hướng nghiệp, tuyên truyền, đề cao vai trò

“người thợ” và thực hiện bình đẳng trong hưởng thụ văn hóa; sắp xếp lại thang bậc giá trị xã hội và dành vị trí xứng đáng cho giai cấp công nhân.

Đối với người công nhân, các cấp, các ngành nhất là các doanh nghiệp và tổ chức Công đoàn cần tăng cường công tác giáo dục truyền thống cho họ về những giá trị được đúc kết trong lịch sử, nhất là truyền thống yêu nước, lòng nhân ái đối với cộng đồng và ý chí vươn lên thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu. Vấn đề trọng tâm là tạo sự chuyển biến quan trọng trong việc xây dựng người công nhân, viên chức, lao động mới: Lao động sáng tạo; vươn lên làm chủ tri thức và làm chủ bản thân; có lối sống văn minh, lành mạnh, tiến bộ;

có ý thức và tác phong công nghiệp.

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII (Lưu hành nội bộ). Hà Nội 1994, tr. 99.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Sđd, tr.

- Nâng cao dân trí, trình độ học vấn và định hướng nghề nghiệp là vấn đề quan trọng quyết định đến việc làm và mức độ sáng tạo, hưởng thụ văn hóa của công nhân. Trình độ học vấn nói chung là nền tảng cho việc tiếp thu các kiến thức khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề nghiệp, là định hướng cho nhận thức xã hội. Ngành giáo dục - đào tạo cần tiếp tục cải cách chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy, gắn giáo dục đại học và dạy nghề với thực tiễn của doanh nghiệp, của nền kinh tế và của xã hội.

- Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho công nhân lao động ngày càng trở nên quan trọng trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của đất nước, bộ phận khá lớn công nhân có trình độ chuyên môn tốt, ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật cao. Tuy vậy, ý thức chấp hành pháp luật nói chung, kỷ luật lao động nói riêng của công nhân lao động nhìn chung còn hạn chế. Số người bị kỷ luật lao động hàng năm chiếm tới hơn 6% tổng số lao động, số cuộc đình công và tranh chấp lao động diễn ra ngày càng nhiều và đa phần là không đúng trình tự quy định của pháp luật.

Để giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỷ luật lao động cho công nhân, Nhà nước phải xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, các luật ban hành cần phải đảm bảo tính khả thi, dễ hiểu, cụ thể; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, giải thích, giáo dục pháp luật để công nhân hiểu và tự giác chấp hành.

Công đoàn các doanh nghiệp, nhất là Công đoàn các khu chế xuất, khu công nghiệp (kết hợp với công đoàn cơ sở ở những đơn vị có Công đoàn cơ sở) phổ biến, trang bị cho người lao động những nội dung cơ bản của Luật Lao động, Luật Công đoàn…, tập huấn ý thức kỷ luật và tác phong lao động công nghiệp (đúng giờ, nhanh nhẹn, kỷ luật…) dưới dạng trực tiếp phổ biến hoặc in, phát các loại sổ tay (“Sổ tay Pháp luật lao động”, “Sổ tay Bảo hiểm xã hội”,

Sổ tay Bảo hiểm thất nghiệp”, tờ gấp…), đồng thời đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, đấu tranh chống vi phạm pháp luật. Làm được như vậy sẽ góp phần rất lớn thay đổi nề nếp, thói quen của người lao động, nâng cao giá trị và cải thiện cách đánh giá của giới chủ đối với công nhân.

Đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cho công nhân là nhiệm vụ thường xuyên và cần kíp. Đảng, Nhà nước và các doanh nghiệp phải có chính sách đầu tư nhiều hơn cho việc đào tạo, bồi dưỡng công nhân lao động; tăng quy mô học nghề bằng nhiều hình thức; khuyến khích dạy nghề tại xí nghiệp; gắn việc đào tạo với lao động sản xuất; hướng việc đào tạo công nhân lao động vào mục tiêu phục vụ cho sự nghiệp chuyển đổi cơ cấu lao động, cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đáp ứng yêu cầu của các nghề mũi nhọn, công nghệ mới, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công

nghệ cao và tính đến cả nhu cầu xuất khẩu lao động, thị trường lao động quốc tế. Cụ thể cần thực hiện các biện pháp sau:

- Nâng cao chất lượng đào tạo chuyên môn- kỹ thuật. Đào tạo nghề phải phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm mới và tự tạo việc làm cho người lao động; hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành với ba cấp trình độ: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề; coi trọng chất lượng đào tạo, xây dựng hệ thống trường chất lượng cao. Tập trung nâng cấp, phát triển các trung tâm đào tạo, các trường dạy nghề, hiện đại hóa các cơ sở vật chất của trường nghề.

- Đổi mới nhận thức về hệ thống giáo dục nghề. Đào tạo nghề phải đảm bảo hợp lý về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu khu vực; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và sử dụng lao động; kết hợp giữa đào tạo nghề ngắn hạn với đào tạo công nhân có trình độ cao; phải gắn đào tạo nghề với và theo nhu cầu của doanh nghiệp. Đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện hiệu quả khi có sự phối hợp giữa Nhà nước, nhà trường với doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải được tham gia vào quá trình đào tạo qua việc xây dựng danh mục đào tạo, tiêu chuẩn nghề nghiệp, giảng dạy, đánh giá học viên…

- Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề về cả hai phương diện quy mô và chất lượng. Đây là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển đội ngũ công nhân chất lượng cao. Nhà nước cần có kế hoạch, chương trình thường xuyên đào tạo, nâng cao, chuẩn hóa giáo viên theo yêu cầu chức danh ở các cấp đào tạo, tăng cường năng lực nghiên cứu, tự đào tạo của giáo viên.

- Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo chuyên môn, kỹ thuật theo hướng hiện đại hóa, nâng cao kỹ thuật thực hành. Cần thiết phải từng bước xây dựng chương trình đào tạo theo môđun để đảm bảo liên thông giữa đào tạo nghề với các chương trình đào tạo khác trong hệ thống giáo dục đào tạo quốc dân. Nội dung đào tạo nghề trình độ cao cần xây dựng hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

- Xây dựng giai cấp công nhân là nhiệm vụ của toàn xã hội, nên cần thực hiện xã hội hóa sự nghiệp đào tạo; khuyến khích mọi người, mọi thành phần kinh tế, mọi tổ chức xã hội tham gia đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công nhân lao động nước ta theo yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhà nước cần đầu tư có trọng điểm vào các ngành nghề mũi nhọn, có kế hoạch đào tạo đồng bộ, đưa người đi đào tạo tại nước ngoài, xây dựng lại các trường bổ túc văn hóa, bổ túc nghiệp vụ, dạy nghề, công nghệ, đãi ngộ hợp lý lực lượng lao động đã và đang được đào tạo.

Cùng với việc đào tạo nghề trong nước, Nhà nước cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo, nhất là đào tạo lao động chất lượng cao thông qua các dự án, liên kết đào tạo. Hình thức hợp tác đào tạo thông qua việc cử người đi học, trao đổi tài liệu giảng dạy, hội thảo, tọa đàm khoa học, áp dụng chương trình đào tạo tiên tiến của nước ngoài, mời giáo viên nước ngoài đến giảng dạy những chuyên đề cần thiết.

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu xây dựng và phát triển văn hóa của giai cấp công nhân việt nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế (Trang 166 - 171)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(206 trang)