CHƯƠNG 1 ỨNG DỤNG MS EXCEL 2010 TRONG PHÂN TÍCH KINH DOANH
1.1. THỐNG KÊ – DỰ BÁO KINH DOANH
1.1.2. Sử dụng nhóm hàm thống kê
MS Excel 2010 có khoảng trên 50 hàm thống kê bao gồm các hàm như: hàm xác định giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, giá trị trung bình, đến các hàm tính phương sai, độ lệch chuẩn, số trung vị, số yếu vị,…
Tập bài giảng này liệt kê một số hàm thống kê thường sử dụng sau đây 1.1.2.1. Hàm tính giá trị trung bình (trung bình mẫu)
=AVERAGE(number1, number2, ….)
- Number1, number2, …: số, vùng chứa số, địa chỉ ô, vùng chứa giá trị số.
- Trong tính toán hiệu quả tài chính của dự án, thường dùng hàm AVERAGE để xác định khả năng trả nợ trung bình của dự án.
Ví dụ: =AVERAGE(A2:A6) trả về trung bình cộng trong vùng A2:A6
=AVERAGE(A2:A6, 5) trả về trung bình cộng trong vùng A2:A6 và số 5.
Lưu ý: Để tính trung bình cộng của các giá trị kể cả giá trị logic (True được tính là 1, False được tính là 0), MS.Excel 2010 cung cấp hàm AVERAGEA
=AVERAGEA(number1, number2, ….)
1.1.2.2. Hàm tính giá trị trung bình có điều kiện a. Hàm tính giá trị trung bình có một điều kiện
=AVERAGEIF(range, criteria, [average_range]) Tính giá trị trung bình cộng theo 1 điều kiện.
- range: vùng chứa các giá trị so sánh với criteria.
- criteria: chuỗi ( địa chỉ ô) chứa điều kiện tính trung bình.
- average_range: vùng chứa giá trị số để tính trung bình. Nếu bỏ qua average_range thì range là vùng tính trung bình.
b. Hàm tính giá trị trung bình có nhiều điều kiện
=AVERAGEIFS(average_range, criteria_range1, criteria1,
[criteria_range2, criteria2], ...) Tính giá trị trung bình cộng theo nhiều điều kiện. (tối đa 127 điều kiện) - average_range: vùng chứa giá trị số để tính trung bình.
- criteria_range1: vùng chứa các giá trị so sánh với điều kiện tính trung bình thứ nhất.
- criteria1: điều kiện tính giá trị trung bình thứ nhất
- criteria_range2, criteria2,…: điều kiện tính giá trị trung bình thứ hai, … Lưu ý:
- Điều kiện tính trung bình được dùng ký tự đại diện: dấu ? đại diện một ký tự bất kỳ, dấu * đại diện nhiều ký tự.
- Mỗi ô trong vùng average_range chỉ được tính giá trị trung bình nếu thỏa tất cả điều kiện cho ô đó.
- Mỗi vùng chứa điều kiện criteria_range phải có cùng kích thước với average_range (tương đương số dòng, số cột).
- Nếu 1 ô trong average_range rỗng hoặc chứa giá trị chuỗi hay không có ô nào trong range thỏa các điều kiện, hàm AVERAGEIF và AVERAGEIFS trả về lỗi #DIV/0.
1.1.2.3. Hàm tính giá trị cực đại
=MAX(number1, number2, …) Tính giá trị cực đại (lớn nhất) của tập hợp.
Ví dụ xác định khả năng trả nợ của dự án năm nào là lớn nhất thường dùng hàm MAX.
Lưu ý: để tính giá trị lớn nhất của một tập hợp bao gồm cả giá trị logic và chuỗi, MS Excel 2010 cung cấp hàm MAXA.
1.1.2.4. Tính giá trị cực tiểu
=MIN(number1, number2, …) Tính giá trị cực tiểu (nhỏ nhất) của một tập hợp.
Ví dụ trong tính toán hiệu quả tài chính của dự án, để xác định năm dự án có khả năng trả nợ thấp nhất thường dùng hàm MIN
Lưu ý: để giá trị nhỏ nhất của một tập hợp bao gồm cả giá trị logic và chuỗi, MS.Excel 2010 cung cấp hàm MINA.
1.1.2.5. Đếm số phần tử trong tập hợp
=COUNT(number1, number2, …)
Lưu ý: Để đếm số phần tử trong tập hợp bao gồm cả giá trị logic và chuỗi, … MS Excel 2010 cung cấp hàm COUNTA
1.1.2.6. Đếm số phần tử trong tập hợp có điều kiện
a. Hàm đếm số phần tử trong tập hợp có một điều kiện
=COUNTIF(range, criteria)
Đếm số phần tử trong tập hợp có một điều kiện.
- range: vùng chứa các giá trị so sánh với criteria - criteria: chuỗi ( địa chỉ ô) chứa điều kiện đếm.
b. Hàm đếm số phần tử trong tập hợp có nhiều điều kiện
=COUNTIFS(criteria_range1, criteria1, [criteria_range2, criteria2], ...) Đếm số phần tử trong tập hợp có nhiều điều kiện (tối đa 127 điều kiện).
- criteria_range1: vùng chứa các giá trị so sánh với điều kiện đếm thứ nhất.
- criteria1: điều kiện đếm thứ nhất
- criteria_range2: vùng chứa các giá trị so sánh với điều kiện đếm thứ hai.
- criteria2 … điều kiện đếm thứ hai, … 1.1.2.7. Tính thứ hạng của phần tử trong tập hợp
=RANK(number, ref, order)
Trả về thứ hạng của phần tử number trong dãy số ref (ref được sắp theo thứ tự order).
- Order=0: ref sắp theo thứ tự giảm dần.
- Order<>0: ref sắp theo thứ tự tăng dần.
Ví dụ: giả sử tập hợp {3,5,2,6,4,1,4,2} tại vùng B2:B9
=RANK(3;$B$2:$B$9;0) 5
1.1.2.8. Tính phương sai
- Phương sai là số trung bình của bình phương các độ lệch so với trung bình của một phân bố.
- Phương sai đo lường mức độ phân tán (độ biến thiên) của các phần tử so với kỳ vọng của mẫu.
a. Tính phương sai mẫu
=VAR(number1, number2, …)
=VAR.S(number1, number2, …)
number1, number2,…là các đối số, tối đa là 255 tương ứng với một mẫu của một tập hợp.
Lưu ý: nếu phần tử của mẫu có cả giá trị logic (True được tính là 1, False được tính là 0), … MS Excel 2010 cung cấp hàm VARA.
b. Tính phương sai của một tập hợp
= VARP(number1, number2, …)
= VAR.P(number1, number2, …)
Lưu ý: Nếu phần tử của tập hợp có cả giá trị logic (True là 1, False là 0), … MS Excel 2010 cung cấp hàm VARPA.
1.1.2.9. Tính độ lệch chuẩn
- Độ lệch chuẩn ( ) có cùng đơn vị đo với đại lượng ngẫu nhiên do đó được dùng để nghiên cứu sự phân tán của đại lượng cần nghiên cứu theo đơn vị tính.
- Độ lệch chuẩn là căn bậc 2 của phương sai. Độ lệch chuẩn cho thấy sự chênh lệch về giá trị của từng thời điểm đánh giá so với giá trị trung bình.
a. Tính độ lệch chuẩn của một mẫu
= STDEV(number1, number2, …)
= STDEV.S(number1, number2, …)
Lưu ý: Nếu phần tử của mẫu có cả giá trị logic, … MS Excel 2010 cung cấp hàm STDEVA.
b. Tính độ lệch chuẩn của tập hợp
=STDEVP(number1, number2, …)
=STDEV.P(number1, number2, …)
Lưu ý: Nếu phần tử của tập hợp có cả giá trị logic … MS Excel 2010 cung cấp hàm STDEVPA.
1.1.2.10. Tính số trung vị (giá trị trung bình thống kê)
- Số trung vị là số mà phân nửa số phần tử của tập hợp nhỏ hơn nó và phân nửa số phần tử còn lại của tập hợp lớn hơn nó.
- Số trung vị còn được gọi là giá trị trung bình thống kê (hay giá trị kỳ vọng).
=MEDIAN(number1, number2, …) Ví dụ: =MEDIAN(1;3;9;6;8;4) 5
1.1.2.11. Tính số yếu vị
- Số yếu vị là số có tần số xuất hiện nhiều nhất trong tập hợp.
- Số yếu vị cho biết trong mẫu giá trị nào lặp lại nhiều nhất.
=MODE(number1, number2, …)
=MODE.MULT(number1, number2, …)
=MODE.SNGL(number1, number2, …) Ví dụ:
=MODE(1,5,3,4,5,3,5,7) 5 (tập hợp có 2 giá trị lặp là 5 và 3 nhưng 5 là giá trị xuất hiện trước).
=MODE.MULT(1,5,3,4,5,3,5,7) 5,3 Lưu ý:
- Nếu tập hợp không có giá trị lặp, hàm trả về thông báo lỗi #N/A.
- Hàm MODE.MULT dùng khi tập hợp có nhiều số yếu vị, kết thúc hàm bằng tổ hợp phím Ctrl+Shift+Enter.
- Hàm MODE.SNGL tương tự hàm MODE 1.1.2.12. Tính độ bất đối xứng
- Độ bất đối xứng (Sk) là độ lệch của phân phối, mô tả độ không đối xứng của phân phối quanh trị trung bình của nó.
- Nếu Sk= 0 phân bố đối xứng; Sk < 0 đường cong lệch sang trái; Sk > 0 đường cong lệch sang phải.
=SKEW(number1, number2, …) 1.1.2.13. Tính độ nhọn
- Độ nhọn mô tả mức nhọn hay mức phẳng tương đối của một phân bố so với phân bố chuẩn. Độ nhọn đặc trưng cho quan hệ của đỉnh của phân phối thực nghiệm so với phân phối chuẩn.
- Độ nhọn<0: phân bố thực nghiệm có đỉnh thấp hơn phân bố chuẩn.
=KURT(number1, number2, …) Ví dụ: nhóm hàm thống kê