Triển khai xử lý biến

Một phần của tài liệu Bài giảng tin học nâng cao trường đại học tài chính marketing (Trang 98 - 103)

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU SƠ CẤP VỚI PHẦN MỀM SPSS

2.1. TỔNG QUAN PHẦN MỀM SPSS

2.1.3. Nguyên tắc mã hóa, điều chỉnh và nhập dữ liệu

2.1.3.1. Triển khai xử lý biến

- Trong cửa sổ Data viewVariable view: chọn menu ViewFont, chọn Font bắt đầu Vni (font Vni-Windows).

- Trong cửa sổ xuất kết quả xử lý (Output)

Chọn menu Edit  Option  Hộp thoại Options hiển thị  chọn Pivot Tables/ TableLook/ Browse  chọn Font “Boxed_vni_v16.stt”

Hình 2-5: Định dạng tiếng Việt trong Data view và Variable view

Hình 2-6: Định dạng tiếng Việt trong cửa sổ xuất kết quả xử lý

- Trong cửa sổ đồ thị: mở đồ thị cần chỉnh sửa tiếng Việt, mở đối tượng cần thay đổi tiếng Việt  nhập nội dung mới (Bảng Mã: Unicode)

Khái niệm biến

- Biến phụ thuộc (Dependent variable): là mục tiêu quan tâm chính của việc nghiên cứu, là vấn đề cần phải hiểu rõ, dự đoán, giải thích sự biến thiên của nó.

- Biến độc lập (Independent variable): là biến có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Sự thay đổi của biến phụ thuộc được giải thích bởi sự thay đổi của biến độc lập.

Ví dụ:

- Nhu cầu mua sắm cá nhân bị phụ thuộc vào giới tính nhưng giới tính không bị phụ thuộc vào nhu cầu mua sắm cá nhân.

- Mật độ khoáng trong xương của bệnh nhân có thể thay đổi theo tuổi tác nhưng tuổi của bệnh nhân không bị chi phối bởi mật độ khoáng trong xương bệnh nhân.

Thao tác xử lý biến

- Xác định biến: khi khai báo biến phải xác định số lượng biến cần tạo cho một câu hỏi, số lượng biến sẽ phụ thuộc vào loại câu hỏi.

 Câu hỏi có một trả lời: chỉ tạo 1 biến cho dạng câu hỏi này

Ví dụ: “Bạn vui lòng cho biết độ tuổi của bạn thuộc nhóm nào sau đây

Độ tuổi Mã hóa

Dưới 18 1

19 – 30 2

31 – 45 3

46 – 60 4

Trên 60 5

 Câu hỏi nhiều trả lời: tạo nhiều biến, mỗi biến ứng với một biểu hiện trả lời.

Ví dụ: “Hãy cho biết bạn đã sử dụng qua những loại điện thoại nào sau đây

Loại ĐT Mã hóa

Nokia 1

Samsung 2

Ericsion 3

Motorola 4

Siemen 5

- Tạo biến: chọn tab Variable view, xuất hiện cửa sổ như sau

Hình 2-7: Cửa sổ tạo biến trong SPSS - Các thành phần của một biến:

 Tên biến (Name): tối đa 8 ký tự, không khoảng trắng, không ký tự đặc biệt, không bắt đầu bằng chữ số.

 Kiểu biến (Type): qui định kiểu dữ liệu và thường được chọn là kiểu Numeric, Date, String.

 Độ rộng biến (Width): qui định số lượng chữ số.

 Số chữ số lẻ (Decimal): qui định số lượng chữ số thập phân.

 Nhãn biến (Label): chú thích ý nghĩa của biến, tối đa 255 ký tự.

 Giá trị biến (Values): mã hóa các biểu hiện trả lời cho một câu hỏi.

Hình 2-8: Các thành phần của biến

 Giá trị khuyết (Missing): là giá trị mà biến sẽ không xử lý. Giá trị này dành cho các trường hợp vì lý do tế nhị (sức khỏe yếu, riêng tư,…) nên có thể từ chối trả lời ở một vài câu hỏi, tất cả các giá trị khuyết sẽ không tham gia vào quá trình phân tích.

Thao tác thực hiện: chọn

Missing  hộp thoại Missing Values hiển thị.

Ý nghĩa hộp thoại Missing Values

Discrecte missing values: đặt các trị missing values vào các ô trống, trị được nhập tại các ô trống sẽ đại diện cho những giá trị khuyết.

Range plus one optional discrete missing value: đặt giá trị khuyết theo một khoảng giá trị nào đó.

 Độ rộng cột dữ liệu (Column): qui định độ rộng của một biến khi nhập liệu thường được chọn là 8.

 Canh lề (Align): chế độ canh lề khi nhập liệu vào cột, thường được chọn là Right.

Hình 2-9: Hộp thoại Missing Values

 Thang đo (Measure): qui định loại thang đo thể hiện cho dữ liệu, có 3 dạng thang đo:

 Nominal (định tính): Các mã số khai báo trong Value chỉ dùng phân loại, gọi tên, không có ý nghĩa so sánh.

 Ordinal (định tính): Các mã số khai báo trong Value có thể dùng so sánh, xếp thứ bậc, nhưng không biết mức độ hơn kém như thế nào.

 Scale (định lượng): Không có mã số khai báo trong Value, giá trị sẽ nhập trực tiếp vào Data View và có thể dùng so sánh, xếp thứ bậc, lấy tỷ lệ, tính Mean.

 Vai trò (role): thường được chọn là Input

- Sao chép thuộc tính: click phải vào dòng chứa thuộc tính cần sao chép  chọn Copy  click phải vào dòng nhận kết quả  chọn Paste.

- Sao chép biến: click phải vào dòng chứa biến cần sao chép  chọn Copy  click phải vào dòng nhận kết quả  chọn Paste Variable.

- Xoá biến: click phải vào dòng chứa biến cần xóa  chọn Clear.

- Chèn biến: click phải vào dòng chứa biến nằm sau biến cần chèn  chọn Insert Variable.

- Phương pháp ghép File: Chọn menu DataMerge FileAdd cases  chọn File cần ghép  Open  chọn Continue  chọn OK.

Hình 2-10: Ghép file trong SPSS

Một phần của tài liệu Bài giảng tin học nâng cao trường đại học tài chính marketing (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(273 trang)