Nhóm hàm khấu hao tài sản cố định (TSCĐ)

Một phần của tài liệu Bài giảng tin học nâng cao trường đại học tài chính marketing (Trang 35 - 40)

CHƯƠNG 1 ỨNG DỤNG MS EXCEL 2010 TRONG PHÂN TÍCH KINH DOANH

1.2. NHÓM HÀM TÀI CHÍNH

1.2.1. Nhóm hàm khấu hao tài sản cố định (TSCĐ)

Phương pháp khấu hao đều còn được gọi là phương pháp khấu hao tuyến tính, khấu hao bình quân, khấu hao cố định hay khấu hao theo đường thẳng. Đây là phương pháp khấu hao đơn giản nhất và được sử dụng khá phố biến cho việc tính khấu hao các loại TSCĐ. Theo phương pháp này thì lượng trích khấu hao hàng năm là như nhau hay mức khấu hao và tỉ lệ khấu hao hàng năm của TSCĐ không đổi trong suốt thời gian sử dụng của TSCĐ.

Thời gian sử dụng của TSCĐ là thời gian doanh nghiệp dự kiến sử dụng TSCĐ, được xác định căn cứ vào tuổi thọ kỹ thuật và tuổi thọ kinh tế của TSCĐ.

Phương pháp khấu hao đều đơn giản và dễ tính, tổng mức khấu hao TSCĐ được phân bổ đều trong các năm sử dụng TSCĐ và không gây ra sự đột biến giá thành sản phẩm hàng năm. Tuy nhiên phương pháp này không phản ánh hết được mức độ hao mòn thực tế của TSCĐ vì không tính hết được sự hao mòn vô hình của TSCĐ.

Cú pháp: =SLN(cost, salvage, life) Trong đó:

- cost: nguyên giá của TSCĐ.

- salvage: giá trị còn lại ước tính của tài sản sau khi khấu hao.

- life: số năm trích khấu hao (tuổi thọ kinh tế của TSCĐ).

Ví dụ:

Hình 1-13: Tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đều 1.2.1.2. Phương pháp khấu hao nhanh

Phương pháp khấu hao nhanh là mức khấu hao TSCĐ sẽ được đẩy nhanh trong những năm đầu sử dụng và giảm dần theo thời gian sử dụng. Từ đó có thể nhanh chóng thu hồi lại vốn đầu tư ban đầu để đổi mới TSCĐ. Ưu điểm của phương pháp khấu hao nhanh là thu hồi vốn nhanh, giảm bớt tổn thất do hao mòn vô hình (sự giảm dần thuần túy về mặt giá trị của TSCĐ mà nguyên nhân chủ yếu là do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật). Tuy nhiên khấu hao nhanh có nhược điểm là có thể gây đột biến về giá thành sản phẩm trong những năm đầu do chi phí khấu hao lớn dẫn đến bất lợi trong cạnh tranh. Do đó đối với những doanh nghiệp kinh doanh chưa ổn định, chưa có lãi không nên áp dụng các phương pháp khấu hao nhanh.

Tập bài giảng này trình bày bốn cách tính mức khấu hao hàng năm: khấu hao theo tổng số năm sử dụng, khấu hao theo số dư giảm dần với tỷ lệ cố định, khấu hao theo

a. Khấu hao TSCĐ theo tổng số năm sử dụng

Mức khấu hao hàng năm được xác định dựa vào tỷ lệ khấu hao giảm dần qua các năm sử dụng và nguyên giá TSCĐ. Tỷ lệ khấu hao này được xác định bằng cách lấy số năm sử dụng còn lại chia cho tổng số thứ tự năm sử dụng.

Cú pháp: =SYD(cost, salvage, life, period) Trong đó:

- cost, salvage, life: ý nghĩa giống hàm SLN.

- period: kỳ tính khấu hao.

Ví dụ:

Hình 1-14: Tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao theo tổng số năm sử dụng b. Khấu hao TSCĐ theo phương pháp số dư giảm dần

Mức khấu hao hàng năm được tính bằng cách lấy giá trị còn lại của TSCĐ theo thời hạn sử dụng nhân với tỷ lệ khấu hao không đổi.

Cú pháp: =DB(cost, salvage, life, period,[month]) Trong đó:

- cost, salvage, life: ý nghĩa giống hàm SLN.

- period: kỳ tính khấu hao.

- month: số tháng sử dụng trong năm đầu tiên. Nếu bỏ qua month, Excel tự lấy giá trị month = 12.

Ví dụ:

Hình 1-15: Tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp số dư giảm dần c. Khấu hao TSCĐ theo phương pháp số dư giảm dần với tỷ lệ tùy chọn

Phương pháp này đẩy mạnh tốc độ thu hồi vốn, doanh nghiệp thường dùng phương pháp khấu hao số dư giảm dần với tỷ lệ tùy chọn.

Tỷ lệ khấu hao (r) 1 được sử dụng như sau:

- r = 1,5 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng từ 3- 4 năm.

- r = 2,0 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng từ 5- 6 năm.

- r = 2,5 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng trên 6 năm Cú pháp: =DDB(cost, salvage, life, period,[factor])

Trong đó:

- cost, salvage, life: ý nghĩa giống hàm SLN - period: kỳ tính khấu hao.

- factor: tỷ lệ trích khấu hao tùy chọn. Nếu bỏ qua factor, Excel tự lấy giá trị factor = 2.

Lưu ý: giá trị của factor dựa vào thời gian sử dụng của tài sản.

Ví dụ:

Hình 1-16: Tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp số dư giảm dần với tỷ lệ tùy chọn d. Khấu hao TSCĐ theo phương pháp kết hợp

Nhằm đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn, doanh nghiệp sử dụng phương pháp khấu hao kết hợp theo thể thức một số năm đầu sử dụng phương pháp khấu hao nhanh sau đó chuyển sang phương pháp khấu hao đều. Khi sử dụng phương pháp kết hợp, thời gian thu hồi vốn thực tế ngắn hơn tuổi thọ kinh tế dự tính.

Cú pháp:

=VDB(cost, salvage, life, start_period, end_period, [factor], [no_switch]) Trong đó:

- cost, salvage, life: ý nghĩa giống hàm SLN.

- start_period: thời điểm bắt đầu tính khấu hao.

- end_period: thời điểm kết thúc tính khấu hao.

- factor: tỷ lệ trích khấu hao tùy chọn.

- no_switch: xác định có chọn phương pháp tính khấu hao đều không khi giá trị khấu hao đều lớn hơn giá trị khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần.

no_switch=1 (True): không chuyển qua khấu hao đều.

no_switch=0 (False hoặc bỏ qua): chuyển qua khấu hao đều.

Lưu ý:

- start_period và end_period phải cùng đơn vị với life.

- Tính khấu hao kỳ đầu tiên (tháng đầu tiên sử dụng, năm đầu tiên sử dụng…) thì start_period = 0 và end_period=1

- Hàm VDB xác định số tiền khấu hao TSCĐ trong bất kỳ thời kỳ đặc biệt nào, bao gồm từng phân đoạn theo phương pháp khấu hao số dư giảm dần.

Ví dụ:

Một phần của tài liệu Bài giảng tin học nâng cao trường đại học tài chính marketing (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(273 trang)