Phân loại dữ liệu và thang đo

Một phần của tài liệu Bài giảng tin học nâng cao trường đại học tài chính marketing (Trang 92 - 95)

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU SƠ CẤP VỚI PHẦN MỀM SPSS

2.1. TỔNG QUAN PHẦN MỀM SPSS

2.1.2. Phân loại dữ liệu và thang đo

Dữ liệu nghiên cứu được chia làm 2 loại:

Dữ liệu định tính: là dữ liệu dạng ký tự (kiểu chuỗi – không phải ký tự số) dùng để phân loại và định danh, có phản ánh mức độ hơn kém nhưng không tính được trị trung bình.

Ví dụ: Giới tính: nam, nữ; Thái độ: không hài lòng, hài lòng, rất hài lòng.

Dữ liệu định lượng: thuộc loại dữ liệu dạng chữ số, có phản ánh mức độ hơn kém đồng thời tính được trị trung bình, thể hiện bằng con số thu thập được trong quá trình điều tra khảo sát, các con số này có thể biến thiên liên tục hay rời rạc.

- Biến thiên liên tục: ví dụ như giá cổ phiếu trên sàn chứng khoán, chiều cao hay cân nặng của trẻ sơ sinh, thông tin về nhiệt độ theo ngày…

- Biến thiên rời rạc: ví dụ như bậc lương, nhân khẩu trong hộ gia đình…

Ví dụ: bảng khảo sát sau đây

- Dữ liệu dạng định tính: Họ và tên, SBD

- Dữ liệu dạng định lượng: Lương, Doanh số (liên tục), Khu vực (rời rạc) 2.1.2.2. Phân loại thang đo

Thang đo là công cụ dùng để qui ước (mã hóa) các đơn vị phân tích theo các biểu hiện của câu trả lời.

Có 4 loại thang đo theo thứ tự từ trên xuống và có khả năng biểu đạt thông tin tăng dần:

- Thang đo định danh (Nominal scale) - Thang đo thứ bậc (Ordinal scale) - Thang đo khoảng cách (Interval scale) - Thang đo tỉ lệ (Ratio scale)

a. Thang đo định danh

Còn gọi là thang đo danh nghĩa, các con số trong thang đo này chỉ dùng để phân loại, đặt tên các biểu hiện mà không mang ý nghĩa nào khác sau đó ấn định cho chúng 1 ký số tương ứng.

Ví dụ: “Bạn vui lòng cho biết sở thích về các loại hoa bạn thường chưng dịp Tết”

1. Hoa vạn thọ 2.Hoa mai 3.Hoa đào 4.Hoa cúc 5.Khác

Có thể qui ước các con số bất kỳ như hoa Vạn Thọ là số 1, hoa Mai là số 2,…tuy nhiên những con số này chỉ mang tính định danh vì không thể tính trung bình trên “Sở thích chưng hoa”.

Các thao tác cho “Sở thích chưng hoa” là: tính tần số hoặc tần suất của một biểu hiện nào đó, thực hiện một số phép kiểm định,…

b. Thang đo thứ bậc

Là thang đo danh nghĩa nhưng các con số sẽ được sắp xếp theo một qui ước cụ thể nào đó về thứ bậc hay sự hơn kém nhưng không cho biết khoảng cách giữa chúng là bao nhiêu.

Ví dụ: “Bạn vui lòng cho biết mức độ hài lòng của bạn dành cho bộ phim Đất Phương Nam”

1.Rất hài lòng 2.Hài lòng 3.Không hài lòng 4.Rất không hài lòng

Có thể qui ước các con số bất kỳ như “Rất hài lòng” là số 1, “Hài lòng” là số 2,

“Không hài lòng” là số 3 và cả 3 mức độ trên đều được mã hóa theo thang đo thứ bậc như sau: số 1 có mức độ yêu thích hơn số 2, số 2 có mức độ hài lòng hơn số 3,… nhưng không thể xác định được là mức độ số 1 sẽ thích hơn mức độ số 2 là bao nhiêu hay thích hơn gấp mấy lần mà chỉ biết được có sự thích hơn giữa các mức độ mà thôi.

c. Thang đo khoảng

Là một dạng đặc biệt của thang đo thứ bậc vì các con số sẽ cho biết khoảng cách giữa các thứ bậc là bao nhiêu, với thang đo này thường sẽ được biểu diễn là một dãy số liên tục, dãy số này có 2 cực ở 2 đầu và thường sẽ thể hiện 2 trạng thái đối lập nhau.

Thang đo khoảng thường được dùng để thu thập thông tin về “thái độ hay ý kiến” vì thang đo khoảng sẽ thu được nhiều thông tin hơn so với thang đo thứ bậc.

Ví dụ: “Bạn hãy đánh giá tầm quan trọng của yếu tố sau đây có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của bạn”

Không quan trọng Rất quan trọng

1. Tiền bạc 1 2 3 4 5 6 7

2. Học vấn 1 2 3 4 5 6 7

3. Địa vị 1 2 3 4 5 6 7

4. Bạn bè 1 2 3 4 5 6 7

Chỉ có thể phát biểu giá trị này lớn hơn giá trị kia bao nhiêu đơn vị (nghĩa là chỉ dùng phép cộng, trừ) nhưng không thể kết luận giá trị này lớn hơn giá trị kia bao nhiêu lần (nghĩa là không thể xác định tỷ số giữa các giá trị), do đó nếu dùng phép chia thì kết

Ví dụ: có 2 vật A và B, với thông tin như sau: “vật A có nhiệt động nóng 150C, vật B có nhiệt độ nóng 300C” thì chỉ có thể phát biểu: vật B nóng hơn A 150C nhưng không thể phát biểu là B nóng gấp hai lần A vì nếu đổi thang đo và diễn tả thang đo nhiệt độ (F) Farenhit thì con số tương ứng với 150C và 300C với là 590F và 860F. Khi này, con số 860F và 590F không biểu thị chúng gấp đôi nhau nữa.

d. Thang đo tỷ lệ

Là thang đo có đủ các đặc tính của thang đo danh nghĩa, thang đo thứ bậc và thang đo khoảng cách. Do đó ngoài khả năng tính cộng hay trừ, còn có thể xác định tỷ lệ giữa các giá trị (nghĩa là xác định được tỷ số giữa các giá trị), trường hợp này điểm 0 là có thật (điểm 0 có nghĩa).

Ví dụ: Gia đình A có thu nhập 4 triệu và gia đình B có thu nhập 8 triệu  có thể phát biểu: gia đình hộ B có thu nhập gấp đôi thu nhập gia đình hộ A hay thu nhập hộ A bằng một nửa thu nhập hộ B.

e. Mô hình phân loại dữ liệu và các loại thang đo

Một phần của tài liệu Bài giảng tin học nâng cao trường đại học tài chính marketing (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(273 trang)