2.2. Thực trạng phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Trển Hà Thành
2.2.2. Quy trình cho vay đối với DNV&N tại NHĐT&PT chi nhánh Hà Thành
2.2.2.2. Các điều kiện vay vốn của DNV&N
Ngân hàng xem xét quyểt định cho vay đối với các DNV&N cũng như đối với tất cả các doanh nghiệp khác khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:
Có năng lực pháp luật dân sự , năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật .
Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
Có khả năng tài chính đảm bao trả nợ trong thời hạn cam kết.
Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ khả thi có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi phù hợp với quy định của pháp luật .
Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ , của NHNN.
Cụ thể như sau:
- Những nhu cầu vốn không được vay
Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luận cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi.
Để thành toán các chi phí cho việc thực hiện các giáo dịch mà luật pháp cấm.
Để nốp thuế trực tiếp cho Ngân sách Nhà nước trừ số tiền thuế xuất nhập khẩ mà khách hàng phải nộp làm thủ tục xuất nhập khẩu.
Để trả nợ gốc, lãi vốn vay cho ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác trừ trường hợp cho vay số tiền lãi vay trả cho ngân hàng trong thời hạn thi công, chưa bàn giao và đưa vào sản cố định sử dụng đối với cho vay trung, dài hạn để đầu tư tài sản cố định mà khoản lãi tiền vay được tính vào giá trị tài sản cố định đó.
Để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm.
- Đối tượng bị hạn chế cho vay hoặc không được cho vay:
Ngân hàng không cho vay với những đối tượng sau: thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giảm đốc(giám đốc), phó tổng giám đốc(phó giám đốc) của ngần hàng, người thẩm định xét duyệt cho vay, bố mệ, vợ chồng và con cái của họ.
Ngân hàng không cho vay khi không có bảo đảm bằng tài sản, không cho vay với những điều kiện ưu đại về lãi suất và mức cho vay đối với những đối tượng sau: Kiểm toán viên đang kiểm toán tại ngân hàng, kế toán trưởng tại ngân hàng, thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại ngân hàng.
Các đối tượng khác thuộc diện NHNN Việt Nam quy định hạn chế và không cấp tín dụng từng thời kỳ.
2.2.2.3 Quy trình nghiệp vụ cho vay:
Quy trình nghiệp vụ cho vay của chi nhánh NHNTTC tương tự như quy trình cho vay của NHNN Việt Nam gồm 4 phần tương ứng với 4 giai đoạn của quá trình cho vay gồm: quy tình xét duyệt cho vay, quy trình phát tiền vay, quy trình kiểm tra sử dụng vốn vay, quy trình thu hồi nợ vay. Quy trình cho vay này được áp dụng như sau:
Quy trình xét duyệt cho vay:
Thứ nhất, nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn của káhc hang:
- Tư vấn, thương thảo điều kiện vay vốn:
Khi khách hàng đề xuất vay vốn, cán bộ tín dụng ( hoặc trương/phó trường phòng tín dụng) thông báo cho khách hàng biết về chính sách cho vay mà ngân hàng hiện đang áp dụng, tham vấn cho khách hàng lựa chọn loại hình cho phù hợp, thương thảo sơ bộ các điều kiện vay mà ngân hàng có thể đáp ứng ( lãi suất, thời hạn, hình thức bảo đảm, điều kiện ràng buộc…).
Giải thích hướng dẫn cụ thể cho khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo quy định hiện hành của pháp luật.
Các trường hợp từ chối khách hàng cần phải có ý kiến của trương/phó phòng tín dụng hoặc giám đốc/phó giám đốc chi nhánh.
- Nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn:
Cán bộ ngân hàng nhận hồ sơ xinh vay vốn của khách hàng, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp và tính đúng đắn của bộ hồ sơ để tránh tình trạng khach hàng phải giải trình, bổ sung hồ sơ và đi lại nhiều lần. Các loại giấy tờ trong hồ sơ vay vốn gồm có:
Các loại giấy tờ phản ánh tư cách pháp lý bên vay.
Các loại giấy tờ phản ánh tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh bên vay.
Các loại giấy tờ phản ánh phương án/dự án vay vốn.
Các loại giấy tờ phản ánh tài sản bảo đảm tiền vay.
Thứ hai, thẩm định cho vay:
Bước thẩm định cho vay thường được thực hiện sau khi nhận đầy đủ hồ sơ tài liệu do khách hàng cung cấp để xem khoản vay có đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định cho vay của pháp luật hay không, khoản vay có mang tính khả thi và hiệu quả không, khách hàng có đủ khả năng trả nợ cả gốc lẫn lãi theo kỳ hạn đã định không, trường hợp xấu nhất xẩy ra rủi ro dự kiến ở mức nào… Tuy nhiên, tuy từng trường hợp cụ thể, CBTD có thể thực hiện thẩm định cho vay song song với quá trình hoàn tất hồ sơ của khách hàng.
CBTD thực hiện thẩm định và viết báo cáo thẩm định trình trưởng phóng/phó trưởng phòng tín dụng.
Trưởng phòng/phó trường phòng tín dụng kiểm tra lại các thông tin nêu tại báo cáo thẩm định: hoặc là nhất trí với các nội dung nêu tại báo cáo, hoặc là đề nghị CBTD làm rõ hoặc bổ sung thêm một số nội dung, hoặc là do nhận thấy báo cáo thẩm định không đạt yêu cầu hoặc do khoản vay quá phức tạp vượt khả năng làm việc của CBTD mà giao cho CBTD khác thực hiện viẹc tải thẩm định khoản vay.
Sau khi nhất trí với báo cáo thẩm định, trường/phó phòng tín dụng kí tên và trình giám đốc/phó giám đốc chi nhánh.
Thẩm định cho vay thực hiện trên cơ sở 3 nguồn thông tin: hồ sơ tài liệu do khách hàng cung cấp, khảo sát thực tế và các nguồn khác như từ trung tâm thông tin, từ các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế khác…
Thứ ba, quyết định cho vay:
Sau khi nhận được báo cáo thẩm định cùng toàn bộ hồ sơ vay vốn do phòng tín dụng trình giám đốc/phó giám đốc chi nhánh kiểm tra lại thông tin nêu tại tờ tình, đánh giá tính thuyết phục của khoản vay, căn cứ phạm vi quyền hạn được phân công, ra quyết định và ghi rõ trên tờ trình thẩm định: đồng ý cho vay, từ chối cho vay hoặc yêu cầu bổ sung/kiểm tra lại thông tin.
Trong trường hợp đồng ý cho vay thì CBTD phải dự thảo và trình cấp trên hợp đồng tín dụng kèm theo lịch rút vốn, hợp đồng bảo đảm tiền vay hoặc thông báo gửi khách hàng thực hiẹn các điều kiện để chấp nhận cho vay (nếu có). Việc cho vay
của tổ chức tín dụng và khách hàng vay phải được lập thành hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng phải có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn vay, phương thức cho vay, số vốn vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và các cam kết khác được các bên thoả thuận.
Nếu từ chối cho vay, CBTD thông báo trả lời từ chối khách hàng, nêu rõ lý do từ chối cho vay và gửi trả lại khách hàng toàn bộ hồ sơ mà khách hàng đã cung cấp đính kèm theo thư và công văn từ chối trong thời gian sớm nhất. Còn trường hợp bổ sung, kiểm tra lại thông tin thì CBTD phải tìm hiểu các thông tin theo yêu cầu của giám đốc/phó giám đốc chi nhánh đồng thời lập tờ trình báo cáo bổ sung.
Quy trình phát tiền vay:
Thứ nhất, hướng dẫn, nhận hồ sơ phát tiền vay:
Khi khách hàng yêu cầu phát tiền vay, tuỳ từng mục đích sử dụng vốn vay như đã thoả thuận tại hợp đồng tín dụng, CBTD hướng dẫn khách hàng thực hiện thủ tục phát tiền vay như lập giấy uý nhiệm chi, lập các giấy nhận nợ/yêu cầu phát tiền vay theo mẫu, cung cấp các giấy tờ chứng minh việc sử dụng vốn vay…
Thư hai, xét duyệt phát tiền vay:
CBTD chuyền hồ sơ cho bộ phận kế toán để thực hiện phát tiền vay theo yêu cầu của khách hàng và phải ghi, theo dõi tình hình phát tiền vay. Sau khi phát tiền vay, CBTD phải kiểm tra số liệu trên máy tính có khớp đúng với hồ sơ phát tiền vay hay không, cập nhận số liệu vào bảng theo dõi thực hiện hợp đồng tín dụng, tập hợp các chứng từ, hoá đơn, bản sao sổ phụ, phiếu chuyển khoản kế toán và các giấy tờ liên quan khác để lưu giữ trong hồ sơ vay vốn.
Quy trình kiểm tra sử dụng vốn vay:
Kết quả kiểm tra khẳng định được ít nhất những nội dung sau: khách hàng sử dụng vốn vay có mục đích không, giá trị tài sản hình thành bằng vốn vay không ít hơn giá trị đã phát tiền vay, phù hợp với cam kết trên hợp đồng tìn dụng. Quy trình thực hiện như sau:
Thứ nhất, xây dựng kế hoạch kiểm tra sử dụng vố:
Căn cứ vào đặc thu cho vay trên địa bàn, trưởng phòng/phó trưởng phòng tín dụng chỉ đạo xây dựng kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay một số loại cho vay cơ bản, hay gặp. Riêng đối với những khoản vay thực hiện dự án đầu tư, các khoản vay ngắn hạ có đặc điểm riêng biệt, các khách hàng vay có phương án sản xuất kinh doanh đặc thu, CBTD cần xây dựng kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay riêng theo từng hợp đồng tín dụng chậm nhất là sau khi phát món vay đầu tiên. Sau đó CBTD trình kế hoạch cho cấp trên phê duyệt.
Thư hai, thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay:
CBTD chủ động thự hiện bản kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay. Trưogn hợp phát hiện khoản vay có dấu hiệu rủi ro, CBTD cần chủ động báo cáo trưỏng/phó phòng tín dụng tổ chức kiểm tra vốn vay đột xuất.
Thứ ba, lập biên bản hoặc báo cao kết quả kiểm tra sử dụng vốn vay:
Sau mỗi lần kiểm tra sử dụng vốn vay, CBTD cần lập biên bàn hoặc báo cáo kết quả kiểm tra sử dụng vốn vay trình trưởng/phó phòng tín dụng có ý kiến. Tại biên bản/báo cáo kiểm tra sử dụng vốn vay, CBTD phải có ý kiến rõ rang về việc: khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích như đã thoả thuận tại hợp đồng tín dụng không, giá trị tài sản hình thành từ vốn vay có cân đối với số tiền đã giải ngân không, tình hình tài sản đảm bảo, các ý kiến đề xuất kiến nghị.
Quy trình thu hồi nợ vay:
Thứ nhất, đôn đốc thu hồi nợ gốc và nợ lãi khi đến hạn:
Khin gần đên hạn tra nợ, CBTD gửi khách hàng thông báo về thời hạn trả nợ, tổng số nợ khách hàng phải trả (nợ gốc và nợ lãi), ngày đến hạn trả trình trưởng /phó phòng ký duyệt và gửi một bản sao thông báo về thời hạn trả nợ cho bộ phận kế toán để cùng theo dõi, phối hợp thu nợ đúng hạn. Nếu khách hàng có dấu hiệu trì hoãn trả nợ thì phải có phương án xử lý kịp thờig. Trương hợp khách hàng không trả nợ đúng hạn vì lý do khách quan, khách hàng có văn bản đề nghị điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc gia hạn nợ, CBTD xem xét thẩm định nhu cầu thực tế và có báo cáo trưởng/phó trưởng phòng tín dụng.
Thứ hai, thực hiện thu nợ:
Đến hạn trả nợ, CBTD phối hợp cùng bộ phận kế toán, bộ phận quỹ để thực hiện thu nợ. CBTD thu thập các chứng từ chứng minh việc trả nợ của khách hàng, lưu hồ sơ đồng thời thực hiện việc ghi chép trên phiếu theo dõi thẹ hiện hợp đồng đính kèm hợp đồng tín dụng.
Thứ ba, chuyển nợ quá hạn:
Quá ngày đến hạn trả nợ(nợ gốc và nợ lãi) mà khách hàng không trả được hay trả không đủ, CBTD phối hợp cùng bộ phận kế toán thực hiện việc chuyển nợ quá hạn, đồng thời với việc chuyển nợ quá hạn, CBTD thảo công văn gửi khách hàng.
Thông báo về việc chuyển nợ quá hạn và trình trưởng/phó phòng tín dụng ký duyệt.
Ngoài các thông tin liên quan đến việc chuyển nợ quá hạn, thông báo chuyển nợ quá hạn cần nêu rõ các biện pháp tiếp theo của ngân hàng nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn.
Thứ tư, xử lý tài sản bảo đảm đê thu nợ:
Trườn hợp khách hàng không trả nợ vay đúng thời hạn, đổi với các khoản vay có tài sản bảo đảm, CBTD có thể xem xét và đề xuất xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ.
2.2.3 Thực trạng hoạt động cho vay DNV&N tại chi nhánh NHNTTC:
* Về dư nợ cho vay các DNV&N:
Bảng 3: Dư nợ cho vay các DNV&N tại chi nhánh NHĐT&PT G Hà Thanh Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng dư nợ
1,133,814 100 1,228,704 100 1,998,308 100
DN lớn 747,169 66 862,630 70 1,429,008 72
DNV&N 291,893 26 332,630 27 425,648 21
Cho vay khác
94,752 8 114,840 3 143,652 7
Qua bảng số liệu và bảng trên ta thấy:
Dư nợ cho vay các DNV&N cũng như dư nợ cho vay qua các năm đều tăng. Cụ thể cho vay DNV&N năm 2005 là 291,893 triệu đồng tương đương 26% tổng dư nợ cho vay của chi nhánh. Năm 2006 dư nợ cho vay DNV&N của chi nhánh tăng 40,737 triệu đồng so với năm 2005, chiếm 27% tổng dư nợ. Cho đến năm 2007, sự nợ cho vay đối với các DNV&N đã là 425,648
triệu đồng, chiếm 21% tổng dư nợ cho vay của chi nhánh. Như vậy, dư nợ cho vay đối với các DNV&N không chỉ tăng về số mà còn tăng về tỷ trọng so với tổng dư nợ cho vay của toàn chi nhánh trong năm 2006, nhưng đến năm 2007 lai giảm về tỷ trọng. Việc tăng số lượng cũng như tỷ trọng cho vay DNV&N đã phần nào tthể hiện sự chuyển dịch cơ cấu cho vay, giảm tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp lớn), mở rộng cho thành phần doanh nghiệp năng động là DNV&N. Tuy tỷ trọng cho vay DNV&N so với các doanh nghiệp lớn còn nhỏ hơn nhưng với một tỷ trọng như trên thì đối với một chi nhánh cấp 2 như vay vậy là một kết quả không nhỏ bé.
Về cơ cấu du nợ cho vay các DNV&N
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Dư nợ cho vay DNV&N
1,133,814 100 1,228,704 100 1,998,308 100
Cho vay Ngắn hạn
DNV&N
823,416 73 1,096,075 89 1,688,308 84
Cho vay trung và dài hạn DNV&N
310,398 27 132,629 11 310,000 16
Biểu đồ 2: Dư nợ cho vay DNV&N phân theo thời hạn tại chi nhánh NHĐT&PTVN Hà Thành
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy: Dư nợ cho vay ngắn hạn, trung và đai hạn đối với các thành phần kinh tế cũng như đối với các DNV&N qua các năm: Dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2005 là 823,416 triệu đồng, tương đưong trỷ trọng 75% so với tổng dư nợ, năm 2006 lên 1,096,075 triệu đồng , tương đương tỷ trọng 89% so với tổng dư nợ, còn đến năm 2007 tăng lên 1,688.308 triệu đồng, tương đương tỷ trọng giảm dến 84% so với tổng dư nợ.
Bên cạnh đó cho vay trung và dài hạn qua các năm là: năm 2005 đạt được 310,398 triệu đồng, tương đương 27% so với tổng dư nợ, năm 2006 lại giảm đến 132,629triệu đồng, tương đương 11% so với tông dư nợ còn đến năm 2007 đã tăng lên và đạt 310,000 triệu đồng, tương đương với 16% so với tổng dư nợ.
Như vây sự tăng lên về dư nợ cho vay trung và dài hạn cả về số lượng lẫn tỷ trọng không chỉ đối với toàn bộ khách hàng mà còn đối với các DNV&N đây là tín hiệu đáng mừng cho DNV&N cũng như đối với nền kinh tế, đáp ứng được yêu câu mua sắn tài sản cố định, đầu tư đổi mới máy móc thiệt bị cộng nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh cảu các DNV&N bằng vốn trung và dài hạn đối với các DNV&N của chi nhánh NHĐT&PTVN Hà Thành vẫn còn chua cao.
Bảng 7: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế tại NHĐT&PT Hà Thành
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Dư nợ cho vay DNV&N
1,133,814 100 1,228,704 100 1,998,308 100 Cho vay
DNV&N quốc doanh
88495 8 81101 7 126421 6
Cho vay DNV&N ngoài
quốc doanh
1,045,319 92 1,147,603 93 1,871,887 94
Biểu đồ 3: Cơ cấu dư nợ cho vay DNV&N theo thành kinh tế tại Chi nhánh