Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hang thương mại đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Hà Thành.doc (Trang 23 - 28)

1.3. HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI DNV&N

1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hang thương mại đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Có rất nhiều nhân tố tác động tới quyết định cho vay đối với các DNV&N của ngân hàng thương mại . Bởi các nhân tố này có thể từ môi trường vĩ mô , từ phía doanh nghiệp hoặc bản thân từ phía ngân hàng.

1.3.2.1. Các nhân tố khách quan

Về phia Ngân hàng Nhà nước

Hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại chịu sự kiểm soát chặt chẽ của ngân hàng Trung Ương và Chính phủ , trong đó hoạt động cho vay của ngân hàng chịu tác động trực tiếp của các công cụ chính sách tiền tệ: Tài cấp vốn, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất tín dụng ...v.v....

+ Tài cấp vốn: Là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng Trung Ương đối với các ngân hàng thương mại, khi đó lượng tiền cung ứng đã tăng lên làm tăng khả năng cho vay của ngân hàng thương mại.

+ Tỷ lệ dự trữ bắt buộc : Là tỷ lệ giữa số lượng phươngtiện thanh toán cần vô hiệu hóa trên tổng số tiền gửi huy động. Thông qua đó ngân hàng Trung Ương tác động tới cả giá cả và khối lượng tín dụng từ đó ảnh hưởng đến khả năng cho vay của ngân hàng thương mại.

+ Nhiệp vụ thị trường mở : Là hoạt động mua, bán các giấy tờ có giá, như: Trái phiếu Chính phủ, Tín phiếu kho bạc , v.v.... trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu giấy tờ có giá, ảnh hưởng tới dự trữ của các ngân hàng thương mại, tác động đến khả năng cho vay của ngân hàng thương mại .

+ Lãi suất tín dụng : Sự tăn giảm lãi suất có thể tác động đến cung cầu về vốn vay, gây ảnh hưởng tới khả năng cho vay của ngân hàng. Nếu lãi suất huy động cao sẽ khuyến khích khách hàng gửi tiền tại ngân hàng, ngân hàng sẽ chủ động được nguồn vốn để mở rộng cho vay.

Các nhân tổ từ phía DNV&N

Đầy là nhân tố tác động quan trọng nhất tới chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp luôn mong muốn vay được vốn và tìm mọi cách để có được nguồn vốn từ phía ngân hàng.Các ngân hàng chỉ quyết định cho vay sau khi đã phân tích ký khách hàng về các yếu tố liên quan: Năng lực pháp luật dân sự, mục đích sử dụng món vay hợp pháp, có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ, có dự án đầu tư và phương án sản xuất kinh doanh khả thi, thực hiện các quyết định về bảo đảm tiền vay theo đúng quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam . Tuy nhiên tính chân thật của thông tin tài chính, khả năng trả nợ của các doanh nghiệp cũng thay đổi sau khi vay được thực hiện. Có những doanh nghiệp sử dụng biện pháp không tích cực làm sai lệch báo cáo tài chính, không cung cấp đầy đủ các thông tin trung thực và cần thiết cho ngân hàng.

Nhiều doanh nghiệp sau khi vay được tiền thì sử dụng sai mục đích,cố tính lừa đảo chiếm dụng vốn của ngân hàng... Điều này không chỉ tác động tới chất lượng của món vay, mà còn làm mất lòng tin từ phía ngân hàng, Khiến cho các ngân hàng phải áp dụng nhiều biện pháp bảo đảm hơn, và sẽ tác động trở lại làm hạn chế khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp chân chính.

Ngoài ra, uy tín của doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp . Những doanh nghiệp có uy tín lớn trên thị trường thì sẽ có cơ hội hưởng nhiều chính sách ưu đãi của ngân hàng về quy mô vốn vay, thời hạn vay, lãi suất,... làm giảm bớt chi phí vay vốn của doanh nghiệp.

Các nhân tố thuộc về môi trường kinh tế

Sự phát triển của nền kinh tế có tác động trực tiếp đến hoạt động tín dụng và nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế. Nếu môi trường kinh tế ổn định, một nền kinh tế đang trên đà phát triển , môi trường kinh doanh thuận lợi, nhu cầu tiêu dùng của dân cư tăng,v.v... sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong kinh doanh và đạt lợi nhuận cao, nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất, làm

cho nhu cầu tíndụng tăng lên.Đồng thời, nền kinh tế phát triển.Thu nhập tăng cao, tiết kiệm tăng, nguồn cung ứng vốn cho thị trường tăng.Hai điều kiện này là điều kiện thuận lợi để mở rộng cho vay của ngân hàng thương mại .Ngược lại , nếu nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái, kém phát triển, lạm phát, đầu tư không mang lại hiệu quả , các hoạt động sản xuất bị thu hẹp, nhu cầu đầu tư giảm, các nguồn vốn cho đầu tư cũng vị thu hẹp ...thì ngân hàng cũng không thể mở rộng hoạt động cho vay được.

Hiện nay, khi Việt Nam đã chính thức là thành viên của WTO, sự hội nhập kinh tế thế giới và khu vực sẽ mở ra nhiều cơ hội tốt cho các ngân hàng . Các ngân hàng có thể mở rộng cho vay cả bằng ngoại tệ và nội tệ đối với cả doanh nghiệp trong nước cũng như các daonh nghiệp nước ngoài.

Các nhân tố thuộc về môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý trong kinh doanh là tổng hợp tất cả các yếu tố pháp lý tác động tới hoạt động kinh doanh , bao gồm: Hệ thống pháp luật, các biện pháp thi hành và chấp hành nghiêm chỉnh luật của các chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trường . Môi trường pháp lý chặt chẽ và ổn định sẽ là điều kiện thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp , tạo ra một điều kiện thuận lợi hơn để doanh nghiệp có điều kiện vay vốn tại ngân hàng.

Ngược lại, khi môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh, đồng bộ, liên tục có thay đổi nào đó trong các nghị định, quyết định, hiệp định, thương mại được ký kết, ... tất cả đều tác động đến quyết định cho vay đối với DNV&N của ngân hàng.

Các nhân tố thuộc về môi trường an ninh, chinh trị, xã hội Đây là nhân tố vô cùng quan trọng, không thể rời nhân tố ổn đinh và phát triển kinh tế. Một quốc gia muốn có nền kinh tế phát triển thì phải có sự ổn định về an ninh, chinh trị, xã hội. Có thể nói, Việt Nam hiện nay là nước có tình hình trị ổn định , an ninh quốc phòng được giữ vững được thế giới đánh giá là nước có độ an toàn cao, là điều kiện căn bản để phát triển kinh tế đất nược .

1.3.2.2. Các nhân tố chủ quan

Chính sách cho vay của ngân hàng: Đây được coi là hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng nhân viên của ngân hàng, góp phần tăng cường chuyên môn hóa và tạo sự thống nhất chung trong hoạt động cho vay của chuyên môn hóa và tạo sự thông nhất chung trong hoạt động cho vay của ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lợi. Bao gồm:

+ Chinh sách khách hàng: Khách hàng vay vốn của ngân hàng rất đa dạng , từ các doanh nghiệp , cơ quan Nhà nước, cá nhân, người tiêu dùng , v.v...

Ngân hàng sẽ phân loại khách hàng truyền thống và quan trọng , khách hàng khác. Nếu một DNV&N thuộc loại khách hàng truyền thống và quan trọng sẽ được hưởng chính sách ưu đãi trong cho vay của ngân hàng.

+ Chính sách quy mô và giới hạn cho vay

+ Chính sách lãi suất: Ngân hàng có các mức lãi suất cho vay khác nhau, tùy theo kỳ hạn, loại tiền vay, loại khách hàng. Nếu chính sách lãi suất linh hoạt cho phép cán bộ tín dụng được thay đổi trong giới hạn nhất nhất định, hoặc cho phép khách hàng được lựa chọn mức lãi suất . Điều này làm tăng khả năng tiếp cận với vốn ngân hàng của DNV&N.

+ Chính sách về thời hạn cho vay và kỳ hạn nợ: Nếu thời hạn cho vay và kỳ hạn nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hội vốn đầu tư của dự án, khả năng trả nợ của doanh nghiệp , sẽ làm tăng hiệu quả cho vay đối với cả ngân hàng và doanh nghiệp, từ đó mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp noi chung, DNV&N nói riêng.

Quy mô nguồn vốn của ngân hàng

Quy mô nguồn vốn của ngân hàng, đặc biệt là quy mô vốn chủ sở hữu là một nhân tố quan trọng quyết định đến quyết định cho vay của ngân hàng.

Vì theo khoản 1 Điều 18 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định 1627/2..1/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN: Dư nợ cho vay tối đa đôi với một khách hàng không được

vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ nguồn ủy thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng là tổ chức tín dụng khách.

Chất lượng và tính đa dạng của các hình thức cho vay

Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay của ngân hàng . Một ngân hàng có những sản phẩm cho vay qua đơn điệu, chất lượng không cao thì sẽ ít có những khả năng lớn mạnh, khả năng mở rộng cho vay.

Vì khách hàng vay, họ sẽ tìm đến với những ngân hàng nào có dịch vụ và chất lượng phục vụ tốt nhất để vay vốn. Do đó, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như vậy, buộc các ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và thực hiện đa dạng hóa sản phẩm để mở rộng thị phần, tăng khả năng cho vay là vai trò quan trọng trong các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

Trình độ của cán bộ nhân viên trong ngân hàng

Nhân tố con người đóng vai trò quan trọng trong các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, trong đó trình độ của cán bộ, nhân viên là nhân tố quan trọng nhất. Ảnh hưởng đến hoạt động cho vay trực tiếp nhất là can bộ tín dụng. Họ là người trực tiếp xúc với khách hàng, hình ảnh của ngân hàng được gây dựng trong tâm trí khách hàng vay vốn bởi các cán bộ tín dụng.

Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin đã đem lại lợi ích to lớn cho rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực, trong cả sản xuất và đời sống vật chất cũng như tinh thần của con người. Với việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào tất cả các khâu trong hoạt động kinh doanh đã giúp cho các ngân hàng: cập nhật, thu thập . xử lý và phân tích thông tin nhanh, giúp ngân hàng đơn giản hóa các quá trình làm việc, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm.

CHƯƠNGII

THỨC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNV&N TẠI NHÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ THÀNH

2.1. KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Hà Thành.doc (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w