VÀ KẾT CẤU HÀNG BÁN
Chương 5. QUYẾT ĐỊNH VỐN ĐẦU TƯ
5.1. NHẬN DIỆN THÔNG TIN THÍCH HỢP CỦA QUYẾT ĐỊNH NGẮN HẠN
5.1.1. Khái niệm quyết định ngắn hạn
Quyết định là sự lựa chọn từ các phương án. Đặc điểm của quyết định là gắn liền với các hành động tương lai và không thể làm cho có hiệu lực ngược trở lại.
Xét về mặt thời gian, một quyết định được xem là ngắn hạn nếu nó chỉ liên quan đến một thời kỳ hoặc ngắn hơn, nghĩa là kết quả của nó thể hiện rõ trong một kỳ kế toán.
Xét về mặt vốn đầu tư thì quyết định ngắn hạn là quyết định không đòi hỏi vốn đầu tư lớn.
Vì vậy, quyết định ngắn hạn có tính dễ thay đổi hơn nhiều so với quyết định dài hạn và mục tiêu của quyết định ngắn hạn là nhằm phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu lâu dài của quyết định dài hạn.
5.1.2. Tiêu chuẩn chọn quyết định ngắn hạn
Tiêu chuẩn về mặt kinh tế của việc chọn quyết định ngắn hạn đơn giản là chọn hành động được dự tính là sẽ mang lại thu nhập cao nhất (hoặc có chi phí thấp nhất) cho doanh nghiệp. Việc vận dụng nguyên tắc này để chọn quyết định đúng đắn không phải lúc nào cũng đơn giản nên còn có 2 nguyên tắc bổ sung để chọn các khoản thu và chi phí thích hợp cho quá trình ra quyết định.
Các khoản thu và chi phí duy nhất thích hợp cho việc ra quyết định là các khoản thu và chi phí ước tính khác với các khoản thu và chi phí có trong các phương án sẵn có khác. Những khoản này thường được gọi là các khoản thu chênh lệch và chi phí chênh lệch.
Các khoản thu đã thu được hoặc các khoản chi phí đã chi thì không thích hợp cho việc xem xét quyết định. Cách sử dụng duy nhất đối với các khoản này là căn cứ trên đó để dự toán các khoản thu và chi trong tương lai.
5.1.3. Phân tích thông tin thích hợp
- Bước 1: Tập hợp tất cả các thông tin thu nhập, chi phí liên quan đến từng phương án kinh doanh được xem xét, so sánh lựa chọn. Thu nhập, chi phí không những bao gồm thu nhập, chi phí thực tế, ước tính mà còn cần phải bao gồm thu nhập, chi phí tiềm ẩn, chi phí cơ hội
- Bước 2: Loại bỏ các khoản chi phí chìm, là những chi phí đã phát sinh luôn tồn tại ở tất cả các phương án kinh doanh.
- Bước 3: Loại bỏ khoản thu nhập, chi phí sẽ phát sinh như nhau trong tương lai ở tất cả các phương án kinh doanh.
- Bước 4: Tổng hợp những thông tin còn lại sau khi thực hiện bước 2 và bước 3 chính là thông tin thích hợp cho quyết định chọn lựa phương án kinh doanh.
Chi phí chìm: là chi phí đã xảy ra, luôn tồn tại và lưu lại ở tất cả các phương án kinh doanh khác nhau mà nhà quản trị không thể tránh được dù quyết định tiến trình hành động nào hoặc phương án kinh doanh nào.
Ví dụ: công ty A đang nghiên cứu phương án mua thiết bị mới thay thế thiết bị cũ đang được sử dụng tại xưởng sản xuất. Tài liệu như sau:
Chỉ tiêu Sử dụng Đầu tư
thiết bị cũ thiết bị mới Nguyên giá thiết bị (đồng) 100.000.000 120.000.000 Giá trị còn lại của thiết bị (đồng) 80.000.000 -
Thời gian sử dụng thiết bị (năm) 5 5
Giá bán hiện tại của thiết bị (đồng) 60.000.000 - Giá bán sau 4 năm của thiết bị (đồng) - - Biến phí hàng năm (đồng) 40.000.000 25.000.000 Thu nhập hàng năm (đồng) 70.000.000 70.000.000 Nhà quản trị nên bán thiết bị đang sử dụng để mua thiết bị mới hay không?
Nếu quan sát một cách đơn giản nhà quản trị sẽ trả lời không vì nếu bán thiết bị đang sử dụng công ty sẽ bị lỗ 60tr – 80tr = 20tr.
Khảo sát và lập báo cáo kết quả kinh doanh hai phương án đầu tư thiết bị trong thời gian 5 năm vận hành chúng ta có kết quả như sau
Chỉ tiêu Sử dụng
thiết bị cũ
Đầu tư thiết bị mới
Doanh thu 350.000.000 350.000.000
Biến phí sản xuất kinh doanh 200.000.000 125.000.000
Số dư đảm phí 150.000.000 225.000.000
Khấu hao thiết bị mới - 120.000.000
Khấu hao hay giá vốn thiết bị cũ 80.000.000 80.000.000
Giá bán của thiết bị cũ - 60.000.000
Lợi nhuận 70.000.000 85.000.000
Như vậy, qua 5 năm, phương án đầu tư thiết bị mới sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn so với phương án sử dụng thiết bị cũ là 15tr. Vì vậy, phương án đầu tư thiết bị mới nên được tiến hành sẽ có lợi hơn cho công ty.
Khảo sát lựa chọn phương án kinh doanh theo mô hình thông tin thích hợp, chúng ta lần lượt thực hiện các bước sau:
Bước 1: Tập hợp thu nhập, chi phí liên quan đến hai phương án là phương án sử dụng thiết bị cũ và phương án sử dụng thiết bị mới
Chỉ tiêu Sử dụng
thiết bị cũ
Đầu tư thiết bị mới
Doanh thu 350.000.000 350.000.000 Biến phí sản xuất kinh doanh (200.000.000) (125.000.000)
Khấu hao thiết bị mới - (120.000.000)
Khấu hao hay giá vốn thiết bị cũ (80.000.000) (80.000.000)
Giá bán của thiết bị cũ - 60.000.000
Bước 2: Loại trừ chi phí chìm, theo tài liệu trên là giá trị của thiết bị cũ 80tr. Vì đây là chi phí công ty đã đầu tư vào thiết bị đang sử dụng nên nó luôn tồn tại trong cả hai phương án sử dụng thiết bị cũ hay phương án đầu tư thiết bị mới.
Bước 3: Loại bỏ các khoản thu nhập, chi phí sẽ phát sinh như nhau trong tương lai ở các phương án. Theo tài liệu trên doanh thu 350tr và mức biến phí 125tr là thu nhập, chi phí như nhau của phương án sử dụng thiết bị cũ và phương án đầu tư mua thiết bị mới.
Bước 4: Các khoản thu nhập, chi phí còn lại sau khi thực hiện bước 2 và bước 3 là thông tin thích hợp cho quyết định kinh doanh. Theo dự kiến trên, thông tin thích hợp để chọn lựa một trong 2 phương án đầu tư thiết bị của công ty chính là thông tin.
Chênh lệch giảm biến phí 75.000.000
Chênh lệch tăng chi phí đầu tư vào máy mới 120.000.000 Chênh lệch tăng thu nhập do thanh lý máy cũ 60.000.000
BÁO CÁO THÔNG TIN THÍCH HỢP
Chỉ tiêu Mua thiết
bị mới (Phương án A)
Sử dụng thiết bị cũ (Phương án B)
Thông tin thích hợp (B so với A)
1 Doanh thu 350.000.000 350.000.000 x
2. Biến phí sản xuất kinh doanh (125.000.000) (200.000.000) 75.000.000
3. Khấu hao thiết bị mới (120.000.000) - (120.000.000)
4. Khấu hao hay giá vốn thiết bị cũ (80.000.000) (80.000.000) x
5. Giá bán của thiết bị cũ 60.000.000 - 60.000.000
Kết quả so sánh 15.000.000
Như vậy, theo mô hình phân tích thông tin thích hợp chúng ta cũng đạt được một kết quả chọn lựa là nên tiến hành phương án mua thiết bị mới công ty sẽ có lợi hơn 15tr.
Kết quả chọn lựa này tương tự như kết quả chọn lựa khi dựa vào thông tin trên báo cáo kết quả kinh doanh chi tiết từng phương án. Tuy nhiên, theo mô hình thông tin thích hợp, giá
trị còn lại của máy móc thiết bị cũ – chi phí chìm không đề cập đến. Nói cách khác, chi phí chìm không phải là thông tin thích hợp, thông tin không cần thiết quan tâm trong các quyết định quản trị lựa chọn các phương án kinh doanh.