Quyết định sản xuất hay mua ngoài

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TỎNG hợp (Trang 99 - 104)

VÀ KẾT CẤU HÀNG BÁN

Chương 5. QUYẾT ĐỊNH VỐN ĐẦU TƯ

5.2.2. Quyết định sản xuất hay mua ngoài

Để có được sản phẩm cung ứng trên thị trường các doanh nghiệp đôi khi phải trải qua một quá trình sản xuất phức tạp gồm nhiều công đoạn nhiều bộ phận tham gia. Sự hợp nhất tất cả các công đoạn, các bộ phận trong tiến trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo cho doanh nghiệp một thế mạnh bởi vì:

- Doanh nghiệp ít phụ thuộc vào các doanh nghiệp bên ngoài về tình hình cung ứng nguyên vật liệu, bán thành phẩm, …tạo điều kiện cho tiến trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục

- Doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn chất lượng hệ thống sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Sự hợp nhất các công đoạn, các bộ phận đôi khi giúp cho doanh nghiệp giữ được bí quyết công nghệ trong tiến trình sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, sự hợp nhất đôi khi cũng gây cho doanh nghiệp nhiều cản trở như đòi hỏi đầu tư vốn lớn, khi một công đoạn bị gián đoạn sẽ phá vỡ cả hệ thống sản xuất kinh doanh, khi có nhu cầu sản xuất kinh doanh lớn hơn hoặc nhận một hợp đồng đặt hàng lớn sẽ không đáp ứng được kịp thời. Mặt khác, sự hợp nhất dễ làm cho doanh nghiệp bị cô lập với khách hàng, rất khó kêu gọi sự giúp đỡ của khách hàng.

Với những lợi ích và hạn chế của sự hợp nhất cho nên các nhà quản trị đôi khi cũng vấp phải có sự chọn lựa, cân nhắc nên sản xuất hay mua ngoài. Trên phương diện kinh tế, để xem xét việc sản xuất hay nên mua ngoài, nhà quản trị cần phải xem xét những ảnh hưởng của thu nhập, chi phí của từng phương án đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Ví dụ: công ty có 2 bộ phận, bộ phận 1 sản xuất bán thành phẩm để cung cấp cho bộ phận 2 tiếp tục chế biến thành sản phẩm tiêu thụ ngoài thị trường. Tài liệu báo cáo từ bộ phận 1

Chỉ tiêu Chi phí tính cho

1 sản phẩm (đ/sp)

Chi phí tính cho 1.000 sản phẩm

(đ/1.000sp) 1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 20.000 20.000.000

2. Chi phí nhân công trực tiếp 10.000 10.000.000

3. Biến phí sản xuất chung 5.000 5.000.000

4. Định phí sản xuất chung

- Lương quản lý, phục vụ PX 5.000 5.000.000

- Khấu hao máy móc thiết bị 12.000 12.000.000

- Phân bổ định phí cấp trên 8.000 8.000.000

Tổng cộng 60.000 60.000.000

Công ty nhận được lời chào hàng bán loại bán thành phẩm với cùng chất lượng như bán thành phẩm được sản xuất ở bộ phận 1 của một khách hàng bên ngoài với giá cung ứng là 45.000đ/sản phẩm. Công ty tiếp tục sản xuất hay mua ngoài?

Trường hợp 1: Bộ phận 1 đã hoạt động hết công suất và không có mặt hàng khác sản xuất thay thế khi nhận sản phẩm bên ngoài cung ứng.

Bước 1: Khi thực hiện sản xuất 1.000 bán thành phẩm, công ty chịu khoản chi phí như sau

1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 20.000.000

2. Chi phí nhân công trực tiếp 10.000.000

3. Biến phí sản xuất chung 5.000.000

4. Định phí sản xuất chung

- Lương quản lý, phục vụ phân xưởng 5.000.000

- Khấu hao máy móc thiết bị 12.000.000

- Phân bổ định phí cấp trên 8.000.000

Tổng cộng 60.000.000

Nếu công ty huỷ bỏ việc sản xuất để mua ngoài sẽ phát sinh các khoản chi phí liên quan như sau

- Khấu hao máy móc thiết bị 12.000.000

- Định phí phân bổ cấp trên 8.000.000

- Lương quản lý, phục vụ phân xưởng 5.000.000 - Giá mua bán thành phẩm bên ngoài 45.000.000

Bước 2: Loại bỏ chi phí chìm đây chính là chi phí khấu hao máy móc thiết bị 12.000.000

Bước 3: Loại bỏ thu nhập, chi phí như nhau ở hai phương án, đây chính là định phí phân bổ cấp trên 8.000.000

Bước 4: Sau khi thực hiện các bước trên thông tin còn lại của hai phương án chính là thông tin thích hợp cho quyết định sản xuất hay mua ngoài.

BÁO CÁO THÔNG TIN THÍCH HỢP

Chỉ tiêu Mua ngoài bán

thành phẩm (Phương án

so sánh)

Sản xuất bán thành phẩm

(Phương án gốc)

Thông tin thích hợp

1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - (20.000.000) 20.000.000 2. Chi phí nhân công trực tiếp - (10.000.000) 10.000.000

3. Biến phí sản xuất chung - (5.000.000) 5.000.000

4. Định phí sản xuất chung -

- Lương quản lý, phục vụ PX - (5.000.000) 5.000.000

- Khấu hao máy móc thiết bị (12.000.000) (12.000.000) -

- Phân bổ định phí cấp trên (8.000.000) (8.000.000) -

5. Chi phí mua bán thành phẩm (45.000.000) (45.000.000)

Kết quả so sánh (5.000.000)

Kết quả phân tích trên, nếu mua ngoài bán thành phẩm chi phí của công ty tăng 5.000.000, đồng nghĩa với lợi nhuận giảm 5.000.000. Sự gia tăng chi phí này chính là chênh lệch giữa giá mua ngoài với phần biến phí sản xuất bán thành phẩm và định phí gắn liền với sự tồn tại hoạt động sản xuất của bộ phận sản xuất bán thành phẩm.

Trường hợp 2: Bộ phận 1 đã hoạt động hết công suất và có mặt hàng sản xuất thay thế khi nhận hàng bên ngoài cung ứng.

Bộ phận 1 không sản xuất bán thành phẩm thì vẫn có thể sản xuất nguyên vật liệu để bán ra ngoài trên cơ sở vật chất, cán bộ quản lý thiết bị đang có. Nếu sản xuất nguyên vật liệu, bộ phận 1 sẽ phát sinh những thu nhập, chi phí như sau

1. Doanh thu 70.000.000

2. Biến phí sản xuất

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 20.000.000

- Chi phí nhân công trực tiếp 14.000.000

- Biến phí sản xuất chung 6.000.000

3. Định phí sản xuất

- Lương quản lý, phục vụ phân xưởng 5.000.000

- Khấu hao máy móc thiết bị 12.000.000

- Phân bổ định phí cấp trên 8.000.000

Theo mô hình phân tích thông tin thích hợp, chúng ta có bảng tóm tắt như sau BÁO CÁO THÔNG TIN THÍCH HỢP

Chỉ tiêu Mua ngoài bán

thành phẩm (Phương án

so sánh)

Sản xuất bán thành phẩm

(Phương án gốc)

Thông tin thích hợp

1. Doanh thu 70.000.000 70.000.000

2. Biến phí sản xuất

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (20.000.000) (20.000.000)

- Chi phí nhân công trực tiếp (14.000.000) (10.000.000) (4.000.000) - Biến phí sản xuất chung (6.000.000) (5.000.000) (1.000.000)

3. Định phí sản xuất chung

- Lương quản lý, phục vụ (5.000.000) (5.000.000) 5.000.000

- Khấu hao máy móc thiết bị (12.000.000) (12.000.000) -

- Phân bổ định phí cấp trên (8.000.000) (8.000.000) -

4. Chi phí mua bán thành phẩm (45.000.000) (45.000.000)

Kết quả so sánh 20.000.000

Với kết quả phân tích, nếu bộ phận 1 sản xuất mặt hàng mới và mua bán thành phẩm từ bên ngoài thì giúp cho công ty tiết kiệm được 20.000.000đ. Kết quả này chính là sự so sánh thông tin thích hợp

Trường hợp 3: Bộ phận 1 chưa hoạt động hết công suất và không có phương án kinh doanh thay thế.

Trong trường hợp này, thông tin thích hợp để chọn phương án kinh doanh giống như trường hợp 1. Nghĩa là so sánh

- Biến phí sản xuất khi tiếp tục sản xuất bán thành phẩm

- Định phí gắn liền với sự tồn tại của việc sản xuất bán thành phẩm - Giá mua ngoài

Nếu tổng biến phí sản xuất khi tiếp tục sản xuất bán thành phẩm và định phí gắn liền liền với sự tồn tại của việc sản xuất bán thành phẩm thấp hơn giá mua ngoài nên duy trì sản xuất và ngược lại.

Trường hợp 4. Bộ phận 1 chưa hoạt động hết công suất và có phương án kinh doanh thay thế. Trong trường hợp này, thông tin thích hợp để chọn lựa phương án kinh doanh tương tự như trường hợp 2, nghĩa là so sánh

- Thu nhập của phương án kinh doanh thay thế

- Chênh lệch biến phí sản xuất kinh doanh giữa 2 phương án - Chênh lệch định phí sản xuất kinh doanh giữa 2 phương án

Một khi phương án kinh doanh mới làm tăng thu nhập hay giảm chi phí thì được chọn và ngược lại nếu phương án kinh doanh mới làm giảm lợi nhuận, tăng chi phí thì không nên chọn.

Trường hợp 5: Xem xét chi phí cơ hội của vốn, tài sản, thiết bị, khi ngưng sản xuất để mua ngoài và sự chọn lựa nên sản xuất hay mua ngoài

Các trường hợp trên đây, chúng ta xem xét cụ thể thu nhập, chi phí từ các phương án để chọn lựa thông tin thích hợp. Một điểm cơ bản mà nhà quản trị dễ vướng phải sai lầm khi lựa chọn nên sản xuất hay mua ngoài, đó là chi phí cơ hội của vốn, tài sản, thiết bị,

… khi huỷ bỏ sự sản xuất để mua ngoài, chi phí này không bao giờ xuất hiện trên báo cáo các phương án, trong các sổ kế toán mà chúng ta phải ước lượng để đưa vào. Căn cứ vào

các trường hợp trên, kết hợp với chi phí cơ hội, để xem xét và đánh giá toàn diện hơn kết hợp với các mô hình thông tin thích hợp để lựa chọn phương án. Thông tin cần quan tâm

- Chênh lệch biến phí sản xuất kinh doanh giữa 2 phương án - Chênh lệch định phí sản xuất kinh doanh giữa 2 phương án - Thu nhập khi tiến hành phương án mới khi nhận mua ngoài - Giá mua ngoài các bán thành phẩm, sản phẩm từ bên ngoài

- Chi phí cơ hội gắn liền với việc huỷ bỏ công việc sản xuất để mua ngoài.

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TỎNG hợp (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w