SẢN XUẤT KINH DOANH
6.3 QUÁ TRÌNH DỰ TOÁN
Quá trình lập dự toán ở các tổ chức không giống nhau, tuy nhiên quá trình dưới đây trình bày các bước tiến hành được nhiều tổ chức áp dụng.
Quá trình dự toán gồm các bước sau:
- Truyền đạt các chi tiết của chính sách dự toán và các hướng dẫn - Xác định các nhân tố giới hạn kết quả
- Soạn thảo dự toán doanh thu - Phác thảo các bản dự toán
- Thảo luận các bản dự toán với cấp trên - Phối hợp và kiểm tra các bản dự toán - Phê chuẩn cuối cùng các bản dự toán - Kiểm tra dự toán
6.3.1 Dự toán tiêu thụ
Dự toán tiêu thụ là dự toán được lập đầu tiên và là căn cứ để xây dựng các dự toán còn lại trong dự toán tổng thể.
Dự toán tiêu thụ xây dựng căn cứ trên chỉ tiêu lượng tiêu thụ với giá bán kỳ vọng.
Khi lập dự toán tiêu thụ, doanh nghiệp cũng dự kiến dòng tiền thu từ hoạt động bán hàng thu tiền ngay và bán hàng trả chậm. Bảng dự kiến dòng tiền thu này là cơ sở để xây dựng dự toán tiền mặt.
Ví dụ: Dự toán tiêu thụ năm N của công ty Trường Thành được lập như sau:
Bảng 6.1 Dự toán tiêu thụ năm N
Doanh nghiệp Trường Thành Dự toán tiêu thụ năm N
(Đơn vị tính: 1.000đ)
Quý Cả năm
I II III IV
Mức tiêu thụ
kế hoạch 15.000 45.000 60.000 30.000 150.000
Đơn giá bán x 50 x 50 x 50 x 50 x 50
Doanh thu 750.000 2.250.000 3.000.000 1.500.000 7.500.000 Lịch thu tiền dự kiến
Quý IV/N-1 200.000 200.000
Quý I 450.000 300.000 750.000
Quý II 1.350.000 900.000 2.250.000
Quý III 1.800.000 1.200.000 3.000.000
Quý IV 900.000 900.000
Cộng 650.000 1.650.000 2.700.000 2.100.000 7.100.000
Giả định 60% doanh thu là bán thu tiền ngay, 40% thu ở quý sau 6.3.2 Dự toán sản xuất
Căn cứ trên dự toán tiêu thụ, lập dự toán sản xuất. Khi lập dự toán nhu cầu sản xuất, cần cân đối với lượng tồn kho đầu kỳ, đồng thời cũng phải dự trù một lượng tồn kho nhất định cuối kỳ để đảm bảo không bị tồn đọng quá nhiều và cũng không bị thiếu sản phẩm khi đã sản xuất xảy ra sự cố bất thường.
Nhu cầu sản
xuất = Nhu cầu tiêu
thụ kế hoạch + Nhu cầu tồn
kho cuối kỳ - Tồn kho đầu kỳ Ví dụ: Dự toán sản xuất năm N của công ty Trường Thành được lập như sau:
Bảng 6.2 Dự toán sản xuất năm N
Doanh nghiệp Trường Thành Dự toán sản xuất năm N
(Đơn vị tính: 1.000đ)
Quý Cả
I II III IV năm
Mức tiêu thụ kế hoạch 15.000 45.000 60.000 30.000 150.000
Cộng: Tồn kho cuối kỳ 9.000 12.000 6.000 3.000 3.000
Tổng nhu cầu 24.000 57.000 66.000 33.000 153.000
Trừ: Tồn kho đầu kỳ 3.000 9.000 12.000 6.000 3.000
Nhu cầu sản xuất 21.000 48.000 54.000 27.000 150.000
Giả định chính sách tồn kho của công ty là giữ tỷ lệ tồn kho cuối kỳ bằng 20% nhu cầu tiêu thụ của kỳ sau
6.3.3 Dự toán nguyên vật liệu trực tiếp
Căn cứ vào nhu cầu sản xuất trong kỳ để tính nhu cầu nguyên vật liệu trực tiếp kế hoạch. Nhu cầu nguyên vật liệu trực tiếp kế hoạch phải thỏa mãn nhu cầu nguyên liệu trực tiếp để đáp ứng mức sản xuất dự toán và nhu cầu nguyên liệu trực tiếp dự trữ.
Nhu cầu nguyên liệu trực tiếp
trong kỳ
=
Nhu cầu nguyên liệu trực tiếp cho
sản xuất
+
Nhu cầu nguyên liệu trực tiếp tồn
kho cuối kỳ -
Nguyên liệu trực tiếp tồn kho đầu kỳ Ví dụ: Dự toán nguyên liệu trực tiếp năm N của công ty Trường Thành được lập như sau:
Bảng 6.3 Dự toán nguyên liệu năm N
Doanh nghiệp Trường Thành Dự toán nguyên liệunăm N
(Đơn vị tính: 1.000đ)
Quý Cả năm
I II III IV
Nhu cầu sản xuất sản phẩm 21.000 48.000 54.000 27.000 150.000 Định mức lượng nguyên vật liệu/sp x 2,5 x 2,5 x 2,5 x 2,5 x 2,5 Nhu cầu NLTT cần cho sản xuất (kg) 52.500 120.000 135.000 67.500 375.000 Cộng: nhu cầu tồn kho cuối kỳ (kg) 6.000 6.750 3.375 3.000 3.000
Tổng cộng nhu cầu 58.500 126.750 138.375 70.500 378.000
Trừ: NLTT tồn kho đầu kỳ (kg) 2.625 6.000 6.750 3.375 2.625
Nhu cầu mua vào (kg) 55.875 120.750 131.625 67.125 375.375
Định mức giá (2ngđ/kg) x 2 x 2 x 2 x 2 x 2
Thành tiền 111.750 241.500 263.250 134.250 750.750
Lịch thanh toán dự kiến
Quý IV/N-1 132.000 132.000
Quý I 67.050 44.700 111.750
Quý II 144.900 98.600 241.500
Quý III 157.950 105.300 263.500
Quý IV 80.550 800.550
Cộng 199.050 1.650.000 2.700.000 2.100.000 7.100.000
Nhu cầu tồn kho cuối kỳ 5% tổng nhu cầu quý sau
Quý I: 60% phải thanh toán ngay trong quý đầu, 40% sẽ trả ở quý sau 6.3.4 Dự toán chi phí nhân công trực tiếp
Dự toán chi phí nhân công trực tiếp cũng cần căn cứ trên dự toán sản xuất. Nhu cầu lao động trực tiếp phải tính sao cho đáp ứng đúng và đủ đối với nhu cầu sản xuất.
Dự toán chi phí nhân công trực tiếp có tác dụng giúp doanh nghiệp chủ động về lao động, không bị tình trạng thừa hoặc thiếu lao động, đồng thời sử dụng lao động hiệu quả nhất.
Nhu cầu lao động trực tiếp được tính căn cứ trên nhu cầu sản xuất và định mức hao phí lao động trực tiếp để hoàn thành 1 đơn vị sản phẩm. Sauk hi xác định nhu cầu lao động trực tiếp, căn cứ trên định mức giá của một giờ lao động trực tiếp, dự toán chi phí nhân công trực tiếp.
Ví dụ: Dự toán chi phí nhân công trực tiếp năm N của công ty Trường Thành được lập như sau:
Bảng 6.4 Bảng dự toán nhân công trực tiếp
Doanh nghiệp Trường Thành Dự toán nhân công trực tiếp năm N
(Đơn vị tính: 1.000đ)
Quý Cả năm
I II III IV
Nhu cầu sản xuất sản phẩm 21.000 48.000 54.000 27.000 150.000
Định mức thời gian hao phí/sp (giờ) x 3 x 3 x 3 x 3 x 3
Tổng nhu cầu thời gian hao phí cho sản xuất (giờ)
63.000 144.000 162.000 81.000 450.000
Định mức giá của 1 giờ x 6 x 6 x 6 x 6 x 6
Chi phí nhân công trực tiếp 378.000 864.000 972.000 468.000 2.700.000 6.3.5 Dự toán chi phí sản xuất chung
Dự toán chi phí sản xuất chung được xây dựng theo hai yếu tố biến phí và định phí sản xuất chung, căn cứ trên đơn giá phân bổ kế hoạch chi phí sản xuất chung và mức hoạt động kế hoạch.
Khi lập dự toán chi phí sản xuất chung cũng tính chi phí sản xuất chung bằng tiền mặt. Khoản chi phí sản xuất chung bằng tiền mặt sẽ là căn cứ để lập dự toán tiền mặt. Điều cần lưu ý khi tính khoản chi phí sản xuất chung bằng tiền mặt là phải khấu trừ chi phí khấu hao vì chi phí khấu hao là một khoản chi phí ghi sổ, không có chi tiền mặt.
Ví dụ: dự toán chi phí sản xuất chung năm N của công ty Trường Thành được lập như sau:
Bảng 6.5 Dự toán chi phí sản xuất chung
Doanh nghiệp Trường Thành Dự toán chi phí sản xuất chung năm N
(Đơn vị tính: 1.000đ)
Quý Cả năm
I II III IV
Tổng nhu cầu thời gian hao phí cho sản xuất (giờ)
63.000 144.000 162.000 81.000 450.000 Đơn giá biến phí sản xuất chung x 1,5 x 1,5 x 1,5 x 1,5 x 1,5 Tổng biến phí sản xuất chung kế hoạch 94.500 216.000 243.000 121.000 675.000 Định phí sản xuất chung phân bổ kế
hoạch 393.750 393.750 393.750 393.750 1.575.750
Tổng cộng chi phí sản xuất chung kế hoạch
488.250 609.750 636.750 515.250 2.250.000 Trừ: chi phí khấu hao 100.250 100.250 100.250 100.250 401.000 Tổng cộng chi phí sản xuất chung bằng
tiền mặt 388.000 509.500 536.500 415.000 1.849.000
Định phí kế hoạch phân của cả năm được phân bổ đều cho 4 quý
450.000 giờ lao động trực tiếp x 3,5ngđ = 1.575.000ngđ: 4 = 393.750ngđ 6.3.6 Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
Dự toán chi phí bán hàng và quản lý bao gồm những khoản chi phí được ước tính sẽ phát sinh trong kỳ dự toán ở khâu bán hàng và quản lý doanh nghiệp
Ví dụ: dự toán chi phí bán hàng và quản lý năm N của công ty Trường Thành Bảng 6.6 Dự toán chi phí bán hàng và quản lý
Doanh nghiệp Trường Thành
Dự toán chi phí bán hàng và quản lý năm N
(Đơn vị tính: 1.000đ)
Quý Cả năm
I II III IV
Mức tiêu thụ kế hoạch 15.000 45.000 60.000 30.000 150.000
Biến phí bán hàng và quản lý kế
hoạch/sp x 2 x 2 x 2 x 2 x 2
Tổng biến phí kế hoạch 30.000 90.000 120.000 60.000 300.000 Định phí bán hàng và quản lý kế
hoạch
- Quảng cáo 5.000 5.000 5.000 5.000 20.000
- Lương quản lý 50.000 50.000 50.000 50.000 200.000
- Bảo hiểm 12.000 12.000 12.000 12.000 48.000
-Thuê tài sản cố định - 8.000 - 22.000 30.000
Tổng chi phí bán hàng và quản lý kế
hoạch 97.000 165.000 187.000 149.00
0 598.000