MỘT SỐ ỨNG DỤNG KHÁI NIỆM THÔNG TIN THÍCH HỢP ĐỂ RA QUYẾT ĐỊNH KINH DOANH

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TỎNG hợp (Trang 95 - 98)

VÀ KẾT CẤU HÀNG BÁN

Chương 5. QUYẾT ĐỊNH VỐN ĐẦU TƯ

5.2. MỘT SỐ ỨNG DỤNG KHÁI NIỆM THÔNG TIN THÍCH HỢP ĐỂ RA QUYẾT ĐỊNH KINH DOANH

5.2.1. Quyết định loại bỏ hay kinh doanh một bộ phận

Trong hoạt động quản trị, nhà quản trị thường phải đương đầu với việc xem xét nên tiếp tục hay loại bỏ một dây chuyền sản xuất, một bộ phận kinh doanh đang trong tình trạng thua lỗ. Đây là một trong những vấn đề phức tạp đối với nhà quản trị. Quyết định này chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, xét về phương diện kinh tế, quyết định cuối cùng của nhà quản trị là sự tồn tại hay huỷ bỏ một dây chuyền sản xuất, một bộ phận kinh doanh,... ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu một sự huỷ bỏ mà tạo nên sự gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp thì việc huỷ bỏ sẽ được chấp nhận. Ngược lại, nếu sự huỷ bỏ đem lại cho doanh nghiệp một sự thua lỗ thêm thì không nên huỷ bỏ.

Ví dụ: Có tình hình các bộ phận sản xuất ở công ty A như sau:

Chỉ tiêu Toàn công ty Các loại sản phẩm

X Y Z

1. Doanh thu 11.000.000 2.000.000 4.000.000 5.000.000

2. Biến phí sản xuất KD 6.300.000 1.000.000 2.500.000 2.800.000 3. Số dư đảm phí 4.700.000 1.000.000 1.500.000 2.200.000 4. Định phí SXKD bộ phận 3.650.000 700.000 1.400.000 1.550.000

- Lương quản lý bộ phận 630.000 100.000 250.000 280.000

- Khấu hao MMTB 1.170.000 250.000 500.000 420.000

- Thuê cửa hàng ngắn hạn 900.000 200.000 300.000 400.000

- Chi phí quảng cáo 650.000 100.000 250.000 300.000

- Chi phí khác 300.000 50.000 100.000 150.000

5. Phân bổ định phí cấp trên 550.000 100.000 200.000 250.000

6. Lợi nhuận 500.000 200.000 (100.000) 400.000

Công ty A xử lý như thế nào với sản phẩm Y, nên tiếp tục duy trì hay huỷ bỏ công việc sản xuất kinh doanh sản phẩm Y

Trường hợp 1: Nếu công ty chưa có mặt hàng kinh doanh thay thế sản phẩm Y, lúc này sự lựa chọn gắn liền với việc phân tích thông tin thích hợp để chọn lựa một trong hai phương án.

- Duy trì công việc sản xuất kinh doanh sản phẩm Y - Xoá bỏ công việc sản xuất kinh doanh sản phẩm Y

Bước 1: Phân tích và tập hợp thu nhập, chi phí liên quan đến phương án kinh doanh:

- Nếu tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh sản xuất kinh doanh sản phẩm Ysẽ tạo nên thu nhập và chi phí như sau:

Doanh thu 4.000.000

Biến phí sản xuất kinh doanh 2.500.000 Định phí sản xuất kinh doanh bộ phận 1.400.000 Phân bổ định phí cấp trên 200.000

- Nếu xoá bỏ phương án sản xuất kinh doanh sản phẩm Y sẽ xuất hiện thu nhập, chi phí như sau

Doanh thu 0

Biến phí sản xuất kinh doanh 0

Định phí sản xuất kinh doanh bộ phận 8.500.000 Phân bổ định phí cấp trên 200.000

Phần định phí bộ phận khi huỷ bỏ việc kinh doanh sản phẩm Y vẫn tồn tại chi phí lương quản lý bộ phận và chi phí khấu hao, chi phí cố định khác ở bộ phận, phân bổ định phí cấp trên nhưng các chi phí thuê cửa hàng, quảng cáo sẽ được hủy bỏ khi không sản xuất kinh doanh sản phẩm Y.

Bước 2: Loại bỏ chi phí chìm

Lương quản lý bộ phận 250.000 Khấu hao máy móc thiết bị 500.000

Bước 3: Loại bỏ các tài khoản thu nhập, chi phí như nhau trong tương lai ở hai phương án

Chi phí cố định khác ở phân xưởng Y 100.000 Phân bổ định phí cấp trên 200.000

Bước 4: Sau khi thực hiện bước 2 và bước 3, thông tin chênh lệch giữa phương án huỷ bỏ kinh doanh với việc duy trì kinh doanh sản phẩm Y chính là thông tin thích hợp làm cơ sở để xem xét lựa chọn phương án

Doanh thu (4.000.000)

Biến phí 2.500.000

Thuê cửa hàng 300.000

Quảng cáo 250.000

(950.000)

Như vậy, việc huỷ bỏ kinh doanh sản phẩm Y thì thu nhập của công ty giảm thêm 950.000 và đây cũng chính là mức lỗ phát sinh thêm khi huỷ bỏ việc kinh doanh sản phẩm Y.

Phân tích mức thiệt hại này chính là chênh lệch số dư đảm phí sản xuất kinh doanh sản phẩm Y 4.000.000 – 2.500.000 = 1.500.000 với mức giảm khoản định phí quản trị gắn liền với sự tồn tại công việc sản xuất kinh doanh sản phẩm Y 300.000 + 250.000 = 550.000

Chúng ta có thể tổng quát quá trình phân tích thông tin thích hợp như sau

BÁO CÁO THÔNG TIN THÍCH HỢP

Chỉ tiêu Huỷ bỏ kinh doanh Y (Phương án so

sánh)

Duy trì kinh doanh Y (Phương án gốc)

Thông tin thích hợp

1. Doanh thu - 4.000.000 (4.000.000)

2. Biến phí - (2.500.000) 2.500.000

3. Định phí sản xuất kinh doanh bộ phận

-

- Lương quản lý bộ phận (250.000) (250.000) -

- Khấu hao MMTB (500.000) (500.000) -

- Thuê cửa hàng ngắn hạn (300.000) 300.000

- Chi phí quảng cáo (250.000) 250.000

- Chi phí khác (100.000) (100.000) -

4. Phân bổ định phí cấp trên (200.000) (200.000) -

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TỎNG hợp (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w