Quyết định nên bán hay tiếp tục chế biến

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TỎNG hợp (Trang 104 - 107)

VÀ KẾT CẤU HÀNG BÁN

Chương 5. QUYẾT ĐỊNH VỐN ĐẦU TƯ

5.2.3. Quyết định nên bán hay tiếp tục chế biến

Trong hoạt động kinh doanh, các nhà quản trị thường phải đương đầu với những khó khăn về việc xem xét nên bán sản phẩm khi kết thúc một giai đoạn hay tiếp tục chế biến ở các giai đoạn kế tiếp rồi mới bán thường. Những quyết định này thường xuất hiện ở các giai đoạn doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp gồm nhiều công đoạn chế biến kế tiếp nhau hoặc các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất cùng loại nguyên vật liệu, lao động, máy móc thiết bị chung sau đó tách riêng để chế biến theo những công đoạn độc lập khác nhau, sản phẩm ở từng giai đoạn có thể bán được ngay hoặc có thể tiếp tục chế biến rồi bán như các doanh nghiệp chế biến dầu nhờn, các sản phẩm nhờn tinh luyện khác nhau; các doanh nghiệp chế biến thực phẩm cùng sử dụng nguyên vật liệu đầu vào như thịt, sản phẩm nông nghiệp chế biến thành nhiều loại thực phẩm khác nhau.

Đặc trưng cơ bản của quy trình chế biến này là ở giai đoạn đầu chi phí phát sinh liên quan đến nhiều loại sản phẩm khác nhau. Chúng được phân chia, phân bổ cho từng sản phẩm ở một điểm tách biệt nào đó của quy trình sản xuất chung. Những quyết định liên quan đến việc bán tại thời điểm phân chia hay tiếp tục chế biến gọi là quyết định bán hay tiếp tục chế biến.

Để đưa ra quyết định chúng ta phải so sánh

- Nếu thu nhập tăng thêm lớn hơn chi phí tăng thêm thì tiếp tục sản xuất rồi bán sẽ có lợi hơn cho doanh nghiệp

- Nếu thu nhập tăng thêm nhỏ hơn chi phí tăng thêm thì bán sản phẩm tại thời điểm phân chia, kết thúc một công đoạn sản xuất sẽ có lợi cho doanh nghiệp

Ví dụ: Công ty sản xuất bánh kẹo ở giai đoạn đầu của quy trình công nghệ sản xuất, công ty sử dụng hạt cà phê, phẩm màu, hương liệu để chế biến bột cà phê. Giai đoạn kế tiếp, từ bột cà phê công ty tiếp tục chế biến thành cac sản phẩm khác nhau như cà phê cacao, sữa cà phê, kẹo cà phê… Theo báo cáo chi phí ở các giai đoạn như sau

Chỉ tiêu Bột cà

phê (đ/kg)

Các sản phẩm kết hợp Cà phê

cacao

Sữa cà phê

Kẹo cà phê (đ/kg)

(đ/kg) (đ/kg) 1. Chi phí sản xuất

- Chi phí nguyên vật liệu giai đoạn trước 9.000 15.000 15.000 15.000 - Biến phí sản xuất trong giai đoạn 5.000 8.000 10.000 10.000 - Định phí sản xuất trong giai đoạn 1.000 2.000 7.000 6.000

2. Giá bán 20.000 35.000 36.000 40.000

Ứng dụng mô hình phân tích thông tin thích hợp trong việc chọn lựa bán hay tiếp tục chế biến, chúng ta có bảng kê như sau

BÁO CÁO THÔNG TIN THÍCH HỢP

Chỉ tiêu Các sản phẩm kết hợp

Cà phê cacao (đ/kg)

Sữa cà phê (đ/kg)

Kẹo cà phê (đ/kg)

1. Giá bán bột cà phê 20.000 20.000 20.000

2. Giá bán sản phẩm từ bột cà phê 35.000 36.000 40.000

- Doanh thu tăng thêm 15.000 16.000 20.000

- Chi phí tăng thêm (10.000) (17.000) (16.000)

+ Biến phí (8.000) (10.000) (10.000)

+ Định phí (2.000) (7.000) (6.000)

Kết quả so sánh 5.000 (1.000) 4.000

Kết quả so sánh bảng trên, công ty nên tiếp tục sản xuất sản phẩm cà phê cacao và kẹo cà phê, không nên sản xuất sữa cà phê

Câu hỏi ôn tập

1. Khái niệm quyết định ngắn hạn? Tiêu chuẩn chọn quyết định ngắn hạn? Các bước phân tích thông tin thích hợp?

2. Các ứng dụng khái niệm thông tin thích hợp để ra quyết định ngắn hạn?

Bài tập Bài 1

Công ty Pox hiện đang sản xuất loại chi tiết M dung để sản xuất sản phẩm chính của công ty. Tổng nhu cầu của chi tiết M cần sản xuất trong năm 1.000đơn vị chi tiết. Chi phí để sản xuất ra 1.000 đơn vị chi tiết M trong năm, công ty dự tính như sau:

ĐVT: 1.000đ

Khoản mục chi phí Chi phí sản xuất

Đơn vị chi tiết Tổng số

Nguyên vật liệu trực tiếp 5 5.000

Lao động trực tiếp 6 6.000

Biến phí sản xuất chung 1,2 1.200

Lương nhân viên quản lý, phục vụ phân xưởng sản xuất 1,6 1.600

Khấu hao TSCĐ của phân xưởng sản xuất 3,2 3.200

Chi phí chung phân bổ 4 4.000

Tổng cộng 21 21.000

Doanh nghiệp K đang sản xuất chi tiết M. Nếu mua của doanh nghiệp này thì công ty chỉ phải mua với giá 20.000đ/chi tiết, doanh nghiệp này sẽ đảm bảo cung cấp đúng theo số lượng và chất lượng mà công ty yêu cầu

Yêu cầu: Hãy nghiên cứu và xem xét giúp quản trị công ty Pox nên quyết định sản xuất hay mua ngoài?

Bài 2

Doanh nghiệp Phú Thọ dự tính mua một chiếc máy mới, hiện đại hơn để thay thế chiếc máy đang dung. Các tài liệu liên quan đến hai chiếc máy như sau

Chỉ tiêu Máy cũ Máy mới

Nguyên giá (1.000đ) 60.000 90.000

Thời gian sử dụng (năm) 6 5

Biến phí hoạt động hàng năm (1.000đ) 42.000 14.000 Chi phí khấu hao hàng năm (1.000đ) 10.000 18.000

Giá trị còn lại (1.000đ) 50.000

Giá bán máy cũ (1.000đ) 10.000

Giá trị tận dụng sau 5 năm 0 0

Biết rằng: chiếc máy cũ đã sử dụng được 1 năm và còn tiếp tục sử dụng được 5 năm nữa. Doanh số dự kiến đạt 200.000.000đ mỗi năm, chi phí lưu thông và quản lý hành chính dự kiến là 126.000.000đ mỗi năm.

Yêu cầu

1. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ 5 năm sắp đến với giả định - Không mua máy mới

- Mua máy mới

2. Sử dụng phương pháp phân tích theo chi phí thích hợp để đi đến quyết định cuối cùng?

Bài 3

Công ty điện tử Hải Hà sản xuất máy nghe nhạc cầm tay, giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm như sau:

Chi phí nhân công trực tiếp: 90.000đ.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 120.000đ.

Biến phí quản lý phân xưởng: 70.000đ Định phí quản lý phân xưởng: 100.000đ.

Giá bán đơn vị sản phẩm là 480.000đ/1 sản phẩm, công suất tối đa hàng năm là 50.000 chiếc, công ty sản xuất đạt 75% công suất. Công ty nhận được 1 đơn đặt hàng đặc biệt yêu cầu cung cấp mỗi tháng 1.000 chiếc trong vòng 1 năm với giá 320.000đ/1 chiếc.

Điều kiện về chất lượng mẫu hàng như loại công ty đang sản xuất. Để thực hiện đơn đặt hàng này công ty phải chi thêm chi phí cố định là 210.000.000đ. Đơn dặt hàng này không làm ảnh hưởng đến mức tiêu thụ bình thường của công ty.

Yêu cầu: Cho biết công ty có nên thực hiện đơn đặt hàng này hay không?

Bài 4

Công ty Bến Thành sản xuất 2 loại sản phẩm liên hợp X và Y.

Sản lượng hàng năm là 20.000 sản phẩm X và 6.000 sản phẩm Y.

Tổng giá thành sản xuất là 705.600.000đ.

Công ty có thể bán tại điểm rẽ với giá bán đơn vị sản phẩm X là 60.000đ, sản phẩm Y là 96.000đ.

Sản phẩm X có thể tiếp tục chế biến, chi phí chế biến là 50.000.000đ, giá bán đơn vị là 80.000đ.

Sản phẩm Y có thể chế biến thành 4.000 sản phẩm A và 2.000 sản phẩm B, chi phí chế biến là 134.400.000đ. Giá bán đơn vị sản phẩm A là 90.000đ, sản phẩm B là 130.000đ/1 sản phẩm.

Yêu cầu: Cho biết sản phẩm nào nên bán tại điểm rẽ, sản phẩm nào cần được tiếp tục chế biến? Tại sao?

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TỎNG hợp (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w