PHÂN BIỆT BÁN HÀNG ĐA CẤP CHÂN CHÍNH VÀ VI PHẠM

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ BÁN HÀNG ĐA CẤP BẤT CHÍNH (Trang 35 - 41)

ĐA CẤP BẤT CHÍNH

1.5. PHÂN BIỆT BÁN HÀNG ĐA CẤP CHÂN CHÍNH VÀ VI PHẠM

Thời gian vừa qua, nhiều công ty đã lợi dụng mô hình bán hàng đa cấp biến tướng để trục lợi, lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân gây bức xúc trong dư luận.

Bán hàng đa cấp là một mô hình kinh doanh tương đối phổ biến và hiệu quả trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hoạt động này đã bị biến tướng và "xấu xí"

đi rất nhiều.

Thực tế cho thấy, ngày càng nhiều người dân tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp và cũng không ít người đã bị lừa đảo, lôi kéo tham gia vào các công ty đa cấp bất chính, để rồi phải gánh chịu những tổn thất nặng nề về tài sản, mất mát về tinh thần.

Điển hình như vụ việc đa cấp Liên kết Việt lừa đảo bị bóc trần đã hé lộ ra những thông tin chấn động với hơn 60.000 nạn nhân tại 27 tỉnh, thành sập bẫy và 1.900 tỷ đồng thất thoát khó có khả năng thu hồi đầy đủ.

Thiết nghỉ người dân cần phân biện bán hàng đa cấp và hành vi bán hàng đa cấp bất chính để có thể tránh bị lừa, để không tiếp tục trở thành nạn nhân của các doanh nghiệp đa cấp bất chính có hàng chục, hàng trăm các chiêu trò lừa đảo. Mặc dù có nhiều điểm tương đồng như cùng tổ chức mạng lưới người tham gia thành các tầng khác nhau, trong đó mỗi người có quyền tuyển thêm người mới và có kế hoạch chi trả hoa đồng qua nhiều cấp nhưng giữa kinh doanh đa cấp chân chính và các vi phạm hành chính về kinh doanh đa cấp bất chính có những điểm khác biệt ro nét xuất phát từ bản chất của chúng.

Bản chất của kinh doanh đa cấp là một hình thức bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng thông qua mạng lưới các nhà phân phối gồm nhiều tầng, nhiều nhánh. Các nhà phân phối này được trả hoa hồng/thu nhập từ kết quả bán hàng của bản thân họ và kết quả bán hàng của những người do họ bảo trợ.

Bán hàng đa cấp là một hình thức bán hàng: Cần phải nhận thức rằng bán hàng đa cấp thực chất là một hình thức bán hàng, không phải là một hình thức đầu tư tìm kiếm lợi nhuận. Cũng như các hình thức bán hàng khác, bán hàng đa cấp tìm cách đưa hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng.

Việc bán hàng được thực hiện bởi các nhà phân phối: Thông thường, các doanh nghiệp bán hàng thông qua hệ thống đại lý, cửa hàng, siêu thị. Còn trong hoạt động bán hàng đa cấp, không có các đại lý, cửa hàng, siêu thị mà hàng hóa được các nhà phân phối trực tiếp sử dụng hoặc giới thiệu và bán cho người tiêu dùng.

Trả hoa hồng: hoa hồng thực chất là tiền công mà doanh nghiệp trả cho các nhà phân phối đã giúp doanh nghiệp phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng.

Các doanh nghiệp kinh doanh thương mại thông thường trả hoa hồng cho các đại lý, cửa hàng thì doanh nghiệp  bán hàng đa cấp  trả tiền cho nhà phân phối.

Như vậy, với việc trở thành một nhà phân phối của doanh nghiệp, bạn tham gia để giúp doanh nghiệp bán hàng và được doanh nghiệp trả hoa hồng chứ không phải bạn tham gia đầu tư để hưởng lợi nhuận.

Ngược lại, kinh doanh đa cấp bất chính không quan tâm đến việc bán sản phẩm mà quan tâm đến việc tuyển thêm người mới để lừa gạt tài sản của họ. Do đó kinh doanh đa cấp bất chính sẽ không có lợi nhuận thực sự từ việc bán sản phẩm cho người tiêu dùng hoặc có cũng không đáng kể so với các khoản đóng góp của những người tham gia mạng lưới. Kinh doanh đa cấp bất chính hoạt động theo nguyên tắc: “Lấy tiền người đến sau chia cho người đến trước và doanh nghiệp”.

Do đó chỉ cần mỗi người thuộc tầng thấp nhất trong mạng lưới đóng góp một ít tiền thì những người thuộc tầng trên và doanh nghiệp sẽ được hưởng các khoản lợi ích.

Danh nghiệp bán hàng đa cấp một cách thực chất, tức là hoạt động cơ bản của Danh nghiệp đó là hoạt động bán hàng, tiêu thụ hàng hóa chứ không phải các hoạt động tuyển dụng, thu hút đầu tư. Còn hành còn bán hàng đa cấp bất chính các Doanh nghiệp này thường chào mời người khác tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp với “cam kết” có hoa hồng cao, lãi suất lớn, yêu cầu thường tham gia dụ dỗ, lôi kéo người khác vào hệ thống; tham gia hình thức đầu tư tài chính “siêu lợi nhuận” mà không dựa vào việc bán hàng.

Như vậy có hai khác biệt cơ bản giữa bán hàng đa cấp và hành vi vi phạm bán hàng đa cấp bất chính như sau:

Một là, hoạt động của phân phối viên bán hàng đa cấp hướng đến việc tiếp thị, bán lẻ sản phẩm cho người tiêu dùng, còn hoạt động của người tham gia bán hàng đa cấp bất chính lại nhằm chiêu dụ, tuyển dụng người khác tham gia mạng lưới. Mặc dù trong kinh doanh đa cấp cũng có tuyển người nhưng việc tuyển dụng đó nhằm mục đích đào tạo họ thành những phân phối viên có khả năng tổ chức bán lẻ sản phẩm cho người tiêu dùng. Trong khi đó, dù bán hàng đa cấp bất chính cũng

có việc bán lẻ sản phẩm nhưng thực chất việc bán lẻ sản phẩm chỉ hướng đến những người muốn tham gia mạng lưới chứ không hướng đến người tiêu dùng thuần túy.

Mặc khác, nhìn từ gốc dộ sản phẩm, doanh nghiệp kinh doanh đa cấp bất chính không quan tâm đến việc bán lẻ sản phẩm cho người tiêu dùng nên sản phẩm của họ thường không có chất lượng cao, thậm chí không có giá trị sử dụng. Trong khi đó, để tạo uy tín cho người tiêu dùng và mở rộng quy mô tiêu thụ, doanh nghiệp kinh doanh đa cấp chân chính phải đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đưa ra thị trường những sản phẩm có tính năng ưu việt, vượt trội so với những sản phẩm cùng loại khác.

Hai là, thu nhập của phân phối viên bán hàng đa cấp hoàn toàn có nguồn gốc từ việc bán sản phẩm. Trái lại thu nhập của phân phối viên bán hàng đa cấp bất chính có nguồn gốc chủ yếu từ tiền đóng góp của những người mới tham gia mạng lưới.

Nhìn từ gốc độ quản lý, trong mạng lưới kinh doanh đa cấp chân chính, phân phối viên cấp dười có thể thu nhập cao hơn phân phối viên cấp trên và thường có sự bứt phá, vượt cấp giữa các phân phối viên.

Hiện tượng vượt cấp bắt nguồn từ tính chất độc lập trong hoạt động kinh doanh giữa các phân phối viên, nếu phân phối viên cấp dưới có khả năng tiếp thị bán lẻ tốt và biết cách đào tạo, xây dựng mạng lưới phân phối vững mạnh thì hoàn toàn có thể tổ chức tiêu thụ lượng sản phẩm nhiều hơn và đạt mức thu nhập cao hơn so với phân phối viên cấp trên – người đã trực tiếp tuyển dụng, đào tạo anh ta. Nếu làm được việc này thường xuyên, phân phối viên cấp dưới còn có thế được doanh nghiệp xếp vào cấp phân phối cao hơn với phân phối viên cấp trên, tức là được thăng cấp, vượt cấp.

Trong khi đó, đối với doanh nghiệp kinh doanh đa cấp bất chính, việc bán sản phẩm chỉ là bán quyền tham gia mạng lưới, bán quyền tuyển dụng người khác nên giá cả sản phẩm không tương xứng với giá trị sử dụng vốn có và thường rất cao so với giá cả sản phẩm tương tự trên thị trường. Do đó người tiêu dùng thuần túy sẽ không chấp nhận mua sản phẩm của doanh nghiệp kinh doanh đa cấp, vì thế sản

phẩm chỉ bán được cho những người muốn tham gia (hoặc đã tham gia) mạng lưới.

Tính giới hạn của phạm vi “khách hàng” làm cho những người tham gia mạng lưới ít khi tổ chức tiêu thụ được lượng sản phẩm lớn hơn so với phân phối viên trực tiếp đỡ đầu họ và vì vậy họ không thể có thu nhập cao hơn hoặc vượt cấp hơn.

Sự khác biệt trên, đặc điểm thứ nhất rất khó xác định vì cần có sự theo dõi, phân tích toàn bộ quá trình hoạt động của từng người tham gia để kết luận họ dành thời gian chủ yếu cho việc gì? Bán lẻ sản phẩm hay tuyển người? Tuy nhiên với điểm khác biệt về nguồn gốc thu nhập của người tham gia, chúng ta có thể phân biệt bán hàng đa cấp và hành vi vi phạm về bán hành đa cấp bất chính thông qua xem xét tính hợp lý và an toàn các các khoản chi phí mà người tham gia nộp cho doanh nghiệp trong quá trình tham gia mạng lưới phân phối. Nếu nhìn từ phái người tham gia, từ lúc tham gia đến khi rời khỏi mạng lưới kinh doanh đa cấp hợp pháp hay bất hợp pháp, người tham gia có thể phải chi các khoản tiền sau:

 Tiền đăng ký tham gia mạng lưới, có thể gồm một hoặc tất cả các khoản như: Phí đăng ký tham gia (thường gọi là phí quản lý), tiền mua gói sản phẩm đầu tiên, tiền tham dự các khóa đào tạo hoặc tiền mua tài liệu, công cụ phục vụ việc phân phối lẻ sản phẩm.

 Tiền mua sản phẩm bán lại cho người tiêu dùng:

+ Thứ nhất, về tiền đăng ký tham gia mạng lưới:

Trong hoạt động kinh doanh, chủ doanh nghiệp là người phải đầu tư kinh phí cho quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy về nguyên tắc,c hủ doanh nghiệp kinh doanh đã cấp phải là người đầu tư xây dựng mạng lưới phân phối cho việc tuyển dụng và đào tạo phân phối viên. Do đó doanh nghiệp kinh doanh đa cấp sẽ không tìm kiếm lợi nhuận ở khâu kết nạp phân phối viên, mà trái lại họ sãn sang đầu tư tiền của, công sức để khuyến khích mọi người tham gia mạng lưới.

Đối với những người muốn trở thành phân phối viên kinh doanh đã cấp, tư cách phân phối viên không thuần túy mang ý nghĩa là người bán hàng mà còn đồng nghĩa với việc bắt đầu sự nghiệp kinh doanh cho chính mình. Vì thế, tượng tự như

việc đầu tư thành lập doanh nghiệp, người muốn trở thành phân phối viên kinh doanh đa cấp sẵn sang bỏ chi phí để được tham gia vào mạng lưới.

Kết hợp giữa hai yếu tố đó, tác giả cho rằng sẽ hợp lý nếu doanh nghiệp kinh doanh đa cấp chỉ yêu cầu người muốn tham gia mua bộ sản phẩm đầu tiên, tài liệu hoặc công cụ phục vụ việc bán lẻ sản phẩm với giá vốn hoặc thấp hơn giá vốn.

Ngược lại, nếu doanh nghiệp bán cho người muốn tham gia những thứ đó với giá cao hơn giá vốn hoặc yêu cầu họ phải trả chi phí đào tạo, chi phí quản lý hay bất kỳ khoản tiền nào khác đều có thể xem là nhằm mục đích kiếm lời thông qua việc tuyển người và như thế doanh nghiệp đang kinh doanh đa cấp bất chính.

+ Thứ hai, về tiền mua sản phẩm để bán lại cho người tiêu dùng:

Việc mua sản phẩm để bán lại cho người tiêu dùng là công việc kinh doanh độc lập của mỗi phân phối viên. Tùy vào khả năng dự đoán khổi lượng sản phẩm có thể bán được mà phân phối viên sẽ đặt mua từ doanh nghiệp những lượng sản phẩm khác nhau và tự chịu trách nhiệm tiêu thụ chúng. Tuy nhiên, doanh nghiệp với tư cách là người nắm đầy đủ thong tin về sản phẩm – có thể lừa dối phân phối viên bằng cách cung cấp cho họ những thong tin sai lệch về sản phẩm, làm cho phân phối viên dự đoán sai lầm về khả năng tiêu thụ sản phẩm và quyết định mua chúng để bán lại cho người tiêu dùng. Kết quả là phân phối viên không tiêu thụ được sản phẩm còn doanh nghiệp thì hưởng lợi bất chính từ việc lừa dối phân phối viên.

Vì vậy, để chứng tỏ tính trung thực trong việc cung cấp thong tin sản phẩm cũng như thể hiện sự giúp đở đối với phân phối viên, doanh nghiệp kinh doanh đa cấp chân chính luôn quy định và bảo đảm thực thi chính sách mua lại sản phẩm mà phân phối viên không bán được. Tất nhiên giá mua lại sẽ thấp hơn giá doanh nghiệp đã bán cho phân phối viên trước đây nhưng ở mức hợp lý và sản phẩm mua lại phải có thể bán lại được cho người khác. Dẫu sao chính sách mua lại sản phẩm của phân phối viên luôn là một trong những dấu hiệu phân biệt kinh doanh chân chính và bất chính.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ BÁN HÀNG ĐA CẤP BẤT CHÍNH (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w