Thực tiễn xử lý các hành vi bán hàng đa cấp bất chính ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ BÁN HÀNG ĐA CẤP BẤT CHÍNH (Trang 60 - 66)

KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

2.1. THỰC TIỄN BÁN HÀNG ĐA CẤP BẤT CHÍNH Ở VIỆT NAM

2.1.1. Thực tiễn xử lý các hành vi bán hàng đa cấp bất chính ở Việt Nam hiện nay

Vấn đề xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động bán hàng đa cấp được quy định tại Nghị định số 71/2014/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh và Nghị định số 185/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Về đối tượng xử phạt, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định việc xử phạt đối với cả người tham gia bán hàng đa cấp và doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định này thuộc về các cơ quan quản lý liên quan như Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý thị trường… Về thủ tục, việc xử phạt theo các quy định tại Nghị định số 185/2013/NĐ-CP được thực hiện theo thủ tục xử lý vi phạm hành chính quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nghị định số 71/2014/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, do đó: (1) Thủ tục xử lý vi phạm pháp luật theo Nghị định này được thực hiện theo quy trình tố tụng cạnh tranh quy định tại Luật Cạnh tranh và Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh; (2) Thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm

trong hoạt động bán hàng đa cấp thuộc về Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương (cơ quan quản lý cạnh tranh); (3) Tương ứng với đối tượng điều chỉnh của Luật Cạnh tranh, Nghị định 71/2014/NĐ-CP chỉ quy định việc xử phạt đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp, không quy định việc xử phạt đối với người tham gia bán hàng đa cấp. Ngoài ra, theo Nghị định 71/2014/NĐ-CP, phạm vi hành vi bị xử lý được mở rộng hơn so với Nghị định 185/2013/NĐ-CP và mức phạt tối đa cũng được quy định cao hơn (200 triệu đồng).

Trong thời gian vừa qua, Cục Quản lý cạnh tranh đã tích cực chủ trì và phối hợp với nhiều cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp, kịp thời chấn chỉnh và xử lý các thiếu sót, sai phạm của các doanh nghiệp. Cục quản lý cạnh tranh đã triển khai mạnh công tác điều tra và xử lý các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh theo thủ tục tố tụng cạnh tranh, trong đó bao gồm cả hành vi bán hàng đa cấp bất chính. Trong các năm 2008, 2009, 2010, Cục quản lý cạnh tranh đã ra quyết định xử lý vi phạm đối với 18 vụ việc, với tổng số tiền phạt trên 2 tỷ đồng. Đến các năm 2011-2014 kết quả xử lý vụ việc có chiều hướng giảm xuống chỉ xử lý 05 vụ vi phạm. Riêng giữa năm 2015 đến cuối năm 2016 Cục Quản lý cạnh tranh (QLCT), Bộ Công Thương đã kết thúc điều tra và xử phạt 35 doanh nghiệp bán hàng đa cấp có hành vi vi phạm pháp luật về bán hàng đa cấp với tổng số tiền phạt hơn 8 tỷ đồng.

Trong đó 05 doanh nghiệp bị Cục QLCT xử phạt với số tiền phạt lớn nhất năm 2016 được nêu trong Bảng 2.1

Bảng 2.1: Doanh nghiệp bị Cục QLCT xử phạt với số tiền phạt lớn nhất năm 2016.

STT Tên Công ty Tổng số tiền

phạt Ghi chú 01 Công ty Cổ phần Liên Minh Tiêu Dùng Việt

Nam 979,500,000₫ GCN đã bị

thu hồi 02 Công ty TNHH Absonutrix Việt Nam 677,500,000₫ GCN đã bị

thu hồi 03 Công ty Cổ phần Nhượng Quyền Thiên Lộc  570,000,000₫ GCN đã bị

thu hồi 04 Công ty Cổ phần Japan Life Việt Nam 552,000,000₫ GCN đã bị

thu hồi 05 Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại

Trường Giang Việt Nam 472,000,000 ₫ GCN đã bị

thu hồi (Nguồn: Theo Bộ Công thương, 2016)

Thống kê cũng cho thấy, số tiền xử phạt của 5 doanh nghiệp trên đã chiếm hơn một nửa tổng số tiền mà các địa phương xử phạt trong lĩnh vực đa cấp trong năm 2016.

Riêng về công tác kiểm tra, trong năm 2016, Đoàn kiểm tra liên ngành do Bộ Công Thương thành lập với sự tham gia của đại diện Bộ Công an đã tiến hành kiểm tra hoạt động của 06 doanh nghiệp. Căn cứ kết quả kiểm tra, Cục QLCT đã ra quyết định điều tra đối với 06 doanh nghiệp; ra quyết định xử lý 05 doanh nghiệp với tổng số tiền phạt là 1 tỷ 554 triệu đồng, đồng thời thu hồi giấy chứng nhận của 03 doanh nghiệp; tiếp tục tiến hành điều tra 01 doanh nghiệp.

Các hành vi vi phạm phổ biến được Cục QLCT phát hiện và xử lý trong năm 2016 bao gồm:

(1) Không thực hiện thủ tục đề nghị cấp bổ sung, thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;

(2) Hoạt động bán hàng đa cấp ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp khi chưa có xác nhận của Sở Công Thương;

(3) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến hoạt động đào tạo người tham gia bán hàng đa cấp;

(4) Quảng cáo đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng;

(5) Duy trì nhiều hơn một vị trí kinh doanh đa cấp, hợp đồng bán hàng đa cấp, mã số kinh doanh đa cấp đối với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp.

Thực hiện chỉ đạo tại Chỉ thị 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 02/CT-BCT của Bộ Công Thương, các địa phương đã đồng loạt đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn. Tại một số địa phương, bên cạnh công tác chỉ đạo, điều hành, lãnh đạo Sở Công Thương cũng tham gia trực tiếp vào công tác kiểm tra, xử lý vi phạm.

Điểm mới trong năm 2016 đó là hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm năm 2016 ở các địa phương được thực hiện với sự tham gia của nhiều cơ quan quản lý liên quan nên hiệu quả kiểm tra, xử lý vi phạm đã được nâng cao rõ rệt. Tổng số tiền phạt lên tới 6,5 tỷ đồng, gấp hai lần so với năm 2015. Hà Nội đứng đầu trong xử phạt vi phạm đa cấp Trong các vụ việc vi phạm, Hà Nội là địa phương xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp và người tham gia đa cấp nhiều nhất năm 2016 với số tiền gần 2,58 tỷ đồng. Tiếp đến là Đà Nẵng với số tiền xử phạt là 694,5 triệu đồng, Thành phố Hồ Chí Minh xử phạt 477 triệu đồng. Mặc dù không phải là trung tâm kinh tế của cả nước, nhưng qua công tác kiểm tra, Sở Công Thương Điện Biên đã xử phạt trong lĩnh vực này lên tới 345,6 triệu đồng, đứng thứ 5 sau Hải Phòng. [16]

Danh sách 05 Sở Công Thương xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp/người tham gia bán hàng đa cấp nhiều nhất năm 2016  được nêu trong Bảng 2.2.

Bảng 2.2: Sở Công Thương các tỉnh xử phạt hành chính đối với Doanh nghiệp bán hàng/người tham gia bán hàng đa cấp nhiều nhất năm 2016

STT Tỉnh/thành phố Tổng số tiền phạt

01 Hà Nội 2,579,600,000₫

02 Đà Nẵng 694,500,000₫

03 Thành phố Hồ Chí Minh 477,000,000₫

04 Hải Phòng 380,000,000₫

05 Điện Biên 345,600,000 ₫

(Nguồn: Theo Bộ Công thương, 2016)

Doanh nghiệp bị chính quyền địa phương xử phạt nhiều nhất là Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy với mức tiền phạt hơn 1,5 tỷ đồng. Tiếp theo là Công ty Cổ phần Liên Minh Tiêu Dùng Việt Nam, Công ty Cổ phần Everrichs, Công ty TNHH Thiên sư Việt Nam và Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Trường Giang Việt Nam. [16]

Danh sách 05 Doanh nghiệp bán hàng đa cấp bị xử phạt hành chính tại địa phương nhiều nhất năm 2016  được nêu trong Bảng 2.3.

Bảng 2.3: Danh sách 05 Doanh nghiệp bán hàng đa cấp bị xử phạt hành chính tại địa phương nhiều nhất năm 2016

STT Tên công ty Tổng số tiền phạt

(đồng) 01 Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy 1,565,150,000 ₫ 02 Công ty Cổ phần Liên Minh Tiêu Dùng Việt Nam 605,400,000 ₫

03 Công ty Cổ phần Everrichs 537,000,000 ₫

04 Công ty TNHH Thiên sư Việt Nam 430,000,000 ₫

05 Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Trường

Giang Việt Nam 420,000,000 ₫

(Nguồn: Theo Bộ Công thương, 2016)

Các vi phạm phổ biến được Sở Công Thương phát hiện và xử lý bao gồm:

(1) Ký kết hợp đồng với người tham gia bán hàng đa cấp không bằng hình thức văn bản hoặc không bao gồm đầy đủ các nội dung cơ bản;

(2) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến hoạt động đào tạo người tham gia bán hàng đa cấp;

(3) Không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ báo cáo định kỳ về hoạt động bán hàng đa cấp;

(4) Không thông báo với Sở Công Thương sau khi sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;

(5) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ thông báo đến Sở Công Thương nơi tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo;

(6) Kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với hàng hóa chưa đăng ký với cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;

(7) Tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi chưa có xác nhận.

Trong những năm gần đây hoạt động bán hàng đa cấp ngày càng phát triển, số lượng các doanh nghiệp tham gia thị trường tăng lên và số lượng người tham gia bán hàng đa cấp ngày càng nhiều hơn. Nhiều công ty, tập đoàn bán hàng đa cấp bán lẻ trực tiếp lớn trên thế giới đã thành lập các công ty trực thuộc tại Việt Nam. Với xu hướng hiện tại, trong thời gian tới đây số lượng doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực bán hàng đa cấp tại Việt Nam sẽ tăng lên nhanh chóng. Trên thế giới tốc độ tăng trưởng trung bình về doanh thu và số lượng người tham gia trong toàn ngành chỉ đạt 10 -15%, trong khi đó tại Việt Nam những năm qua tốc độ tăng trưởng về doanh thu và số lượng người tham gia đạt từ 120-150%, cá biệt có doanh nghiệp tốc độ tăng trưởng đạt đến 200%. Hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam sẽ có những bước phát triển đáng kể do vậy đòi hỏi cơ chế quản lý bán hàng đa cấp hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Sự phát triển nhanh chóng của phương thức bán hàng đa cấp cũng kéo theo sự gia tăng các vụ việc bán hàng đa cấp bất chính. Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường, cùng với đó là cam kết mở cửa thị trường hậu WTO. Đây là môi trường lý tưởng để các doanh nghiệp bán hàng đa cấp từ nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam. Theo đó, các hành vi bán hàng đa cấp bất chính cũng "len lỏi"

vào trong phương thức kinh doanh đặc biệt này. Thực tế, trong thời gian qua các hành vi bán hàng đa cấp bất chính diễn ra khá phổ biến, xâm phạm đến quyền và lợi ích của các chủ thể khác, cơ quan quản lý cạnh tranh, với những nỗ lực của mình đã xử lý nhiều hành vi vi phạm về bán hàng đa cấp. Tuy nhiên, với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, các doanh nghiệp thực hiện hành vi bán hàng đa cấp bất chính đang tạo ra "lớp vỏ bọc" tương đối chắc chắn, hòng qua mắt những người tham gia mạng lưới đa cấp, người tiêu dùng và cả các cơ quan quản lý nhà nước về bán hàng đa cấp bất chính. Một trong những nhân tố để tạo nên "vỏ bọc" cho những hành vi bán hàng đa cấp bất chính này là sự thiếu hoàn thiện trong khung pháp lý điều chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp bất chính và việc kiểm soát, xử lý đối với những hành vi vi phạm còn chưa thực sự hiệu quả. Do đó, hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh về bán hàng đa cấp bất chính và nâng cao hiệu quả xử lý các hành vi vi phạm là giải pháp trọng tâm được đặt ra đối với các cơ quan có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ BÁN HÀNG ĐA CẤP BẤT CHÍNH (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w